Trang chủ

Kiến thức khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Xuất bản: 22/05/2019 - Tác giả:

Tổng hợp các kiến thức bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX ngữ văn lớp 12 mà các bạn cần ghi nhớ.

Đọc Tài Liệu giới thiệu đến các bạn bộ tài liệu tổng hợp các kiến thức quan trọng cần ghi nhớ của bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12.

Đây là bài học rất quan trọng, mở đầu cho chương trình văn 12, Anh (chị) cần nắm vững những kiến thức cơ bản của bài khái quát một thời kì văn học hơn nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ, truyện, kí, kịch, nghị luận,... trong suốt năm học.

Bài viết khá dài, anh (chị) cần đọc kĩ để nắm được cấu trúc của bài viết, những nội dung cơ bản của bài khái quát, từ đó suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.

Dưới đây là những gợi ý chính:

Bài viết được cấu trúc thành hai giai đoạn lớn: từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX, với những nội dung cơ bản sau đây:

I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

  • a) Chặng đường từ 1945 đến 1954
  • b) Chặng đường từ 1955 đến 1964
  • c) Chặng đường từ 1965 đến 1975

* Một số nét về văn học vùng địch tạm chiếm.

3. Đặc điểm cơ bản:

  • a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
  • b) Nền văn học hướng về đại chúng.
  • c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX

1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa

2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu (Bài viết nêu lên hai chặng đường: từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến cuối thế kỉ XX; và một số đặc điểm nổi bật: văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật).

III. Kết luận

Kế thừa, phát triển truyền thống và những thành tựu quý báu ở các thời kì trước của một nền văn học có lịch sử lâu đời, văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong một thời đại mới, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, giải phóng dân tộc. Từ 1975, nhất là từ 1986, cùng với đất nước, văn học bước vào công cuộc đổi mới. Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều thuận lợi, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng, với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tham khảo soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM