Trang chủ

Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn

Xuất bản: 24/08/2022 - Cập nhật: 31/08/2022 - Tác giả:

Trả lời câu 5: Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao? trang 86 SGK Ngữ văn 10 tập 1 sách Chân trời sáng tạo

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu 6 trang 86 phần Sau khi đọc nội dung Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 6 trang 86 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.

Trả lời

Mẫu 1

Ở Nghệ An, có thể kể đến một số di sản văn hóa: căn nhà của Bác, thành Cổ Nghệ An, đền Ông Hoàng Mười,…

Suy nghĩ: Mỗi một địa phương khác nhau, ít nhiều đều có những di sản văn hóa được gây dựng từ thuở xa xưa. Chúng ta, những thế hệ con cháu, khi nhìn thấy những di sản văn hóa ấy, trước hết, phải dành cho thế hệ trước sự trân quý, tôn trọng, bởi đấy là minh chứng về một thời quá khứ. Không phải ngẫu nhiên mà nó được lưu truyền đến hôm nay. Và để ghi nhớ, thực hiện lối sống hướng về cội nguồn, bên cạnh việc phát triển những cái mới, chúng ta cần gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hóa ấy.

Mẫu 2

Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.

Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...

- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.

Mẫu 3

Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận vào năm 2003.  Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.

Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời

Thể loại này được xem như một nét văn hóa tiêu biểu của xứ Huế và luôn được phát triển, thu hút khách du lịch đến tìm hiểu. Có thể nói đây là một cách bảo tồn di sản văn hóa rất hay khi đưa nó vào du lịch để gì giữ và phát triển hơn nữa.

Xem thêm:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 10 Chân trời sáng tạo thật tốt trước khi tới lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM