Trang chủ

Tóm tắt Vợ nhặt: Kể lại tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Xuất bản: 31/08/2018 - Cập nhật: 15/03/2024 - Tác giả:

Tóm tắt Vợ nhặt với tổng hợp các bài kể lại tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân theo yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn học dành cho học sinh.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo một số bài tóm tắt Vợ nhặt để có thêm nguồn tài liệu hữu ích trong quá trình tìm hiểu và phân tích nội dung tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân cũng như rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản.

5 mẫu bài tóm tắt truyện Vợ nhặt siêu ngắn

Các phần tóm tắt ngắn gọn này các em có thể sử dụng nó trong các bài phân tích Vợ nhặt để dẫn dắt vào vấn đề.

Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn mẫu 1

Truyện Vợ nhặt xoay quanh tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng đầy hài hước nhưng cũng cay đắng và nghẹn ngào. Chỉ với dăm bát bánh đúc và mấy câu hò bông đùa mà một thanh niên nghèo khó đã được một người phụ nữ xa lạ theo không về nhà. Cuộc sống của anh Tràng cũng như Thị cùng nhau bước sang một trang mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, đến miếng ăn cái mặc hay sự chuẩn bị cho một đám cưới đều không được vẹn toàn, nhưng ta vẫn thấy sáng lên trong tác phẩm một tình người ấm áp.

Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn mẫu 2

Tràng là một thanh niên nghèo khổ, sống cơ cực trong xóm ngụ cư. Một buổi chiều buồn tẻ, trong không khí nặng nề vì nạn đói, Tràng đưa về nhà một người phụ nữ, đó chính là vợ anh, người vợ mà anh đã "nhặt" được. Tràng đã gặp vợ tương lai của mình trong cảnh đói rách, anh mời cô ăn bốn bát bánh đúc kèm theo những lời bông đùa. Mẹ của Tràng đón nhận người phụ nữ đáng thương đó làm con dâu, trong lòng đau đớn và thương cảm. Tràng nhận thấy sự thay đổi trong bản thân. Từ những lời đùa nhẹ nhàng cho đến sự lo lắng thoáng qua, giờ đây Tràng cảm thấy niềm vui trong việc có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán. Bà mẹ nghèo đãi con trai và con dâu ít cháo và một nồi chè đặc biệt. Dù miếng cám chát cứng nhắc, gây nghẹn ở cổ nhưng Tràng và vợ vẫn hướng về một cuộc sống khác biệt. Trong tâm trí anh tràn ngập hình ảnh những người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ tung bay phấp phới.

Tóm tắt truyện Vợ nhặt siêu ngắn mẫu 3

Câu chuyện xoay quanh tình huống nhặt được vợ của anh cu Tràng đầy hài hước nhưng cũng cay đắng và nghẹn ngào. Chỉ với dăm bát bánh đúc và mấy câu hò bông đùa mà một thanh niên nghèo khó đã được một người phụ nữ xa lạ theo về làm vợ. Cuộc sống của anh Tràng cũng như Thị cùng nhau bước sang một trang mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn, đến miếng ăn cái mặc hay sự chuẩn bị cho một đám cưới đều không được vẹn toàn, nhưng ta vẫn thấy sáng lên trong tác phẩm một tình người ấm áp.

Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn mẫu 4

Truyện Vợ Nhặt lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ, người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tóm tắt Vợ nhặt siêu ngắn mẫu 5

Anh Tràng là người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sống cùng với người mẹ già xóm ngụ cư. Tràng sống bằng nghề kéo xe bò thuê, trong một lần kéo xe bò thóc lên tỉnh, Tràng gặp Thị - người đàn bà giúp Tràng đẩy xe thóc. Trong lần gặp gỡ thứ hai, sau những lời trách móc của Thị, bữa ăn vội vàng và những lời nói đùa vu vơ của anh Tràng, Thị đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ. Thị theo Tràng về nhà, sáng sớm hôm sau Thị cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, bữa cơm ngày đói nghẹn đắng với chè khoán (cháo cám) nhưng không khí gia đình rất chan hòa, ấm áp. Trong bữa cơm, Thị kể về Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Trong đầu anh Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ và hình ảnh đám người đói đi trên đê Sộp.

Tóm tắt truyện Vợ nhặt đầy đủ chi tiết

Anh cu Tràng ở xóm ngụ cư. Nhà nghèo, bố đã mất, mẹ đã già. Thân hình to lớn, vập vạp, bộ mặt thô kệch, hai con mắt nhỏ tí... Chưa có vợ, anh ta làm nghề kéo xe bò thuê.

Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư này từ lúc nào. Người chết như ngả rạ. Những đoàn người bồng bế dắt díu nhau chạy đói xanh xám như những bóng ma. Thây người nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi gây của xác người. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.

Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm ngụ cư thấy Tràng dẫn về một người đàn bà. Người trong xóm thấy lạ, nhìn theo, bàn tán. Có người thở dài, có người thì thầm hỏi nhau: "Ai đấy nhỉ? Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên? Hay là vợ anh cu Tràng?"... Có người lo xa, cất tiếng: "Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về...". Tràng đi trước, phớn phở, tủm tỉm cười, cặp mắt sáng lên lấp lánh. Thị cắp cái thúng đi sau, có vẻ rón rén, e thẹn. Bọn trẻ con gào lên: "Anh Tràng ơi! Chông vợ hài". Tràng bật cười, còn thị thì có vẻ khó chịu lắm!

Hai người đi về cuối xóm, lặng lẽ rẽ xuống một con đường nhỏ, sâu thăm thẳm, luồn giữa hai bờ tre cao vút. Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày... Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng. Thị bỗng hỏi: "Sắp đến chửa. Nhà có ai không?..". Tràng chợt giơ cái chai con vẫn cầm lăm lăm một bên tay lên khoe: "Dầu tối thắp đây này". Thị nói: "Sang nhỉ. Hoang nó vừa vừa chứ". Tràng nói đùa một câu "Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ; chẳng nhẽ chưa tối đã rúc vào ngay...", liền bị thị mắng yêu là "khỉ gió", và phát đánh đét vào lưng hắn, khoặm mặt lại. Tràng thích chí ngửa cổ cười khanh khách.

Thị lẳng lặng theo Tràng bước vào cái nhà vắng teo, rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những búi cỏ dại. Tràng xăm xăm thu dọn niêu bát, xống áo vứt bừa bãi trên giường, mặt đất. Thị cười nhạt nhẽo. Tràng đon đả mời ngồi. Cả hai cùng ngượng nghịu. Thị ngồi mớm ở mép giường, mặt bần thần, hai tay ôm khư khư cái thúng. Tràng tủm tỉm cười, nhìn thị, nghĩ bụng, chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng.

Tràng nhớ lại, hôm ấy vừa kéo xe thóc vào dốc tỉnh, anh hò một câu cho đỡ mệt: "Muốn ăn cơm trắng mấy giò này - Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì", thì có mấy cô gái cười như nắc nẻ, đẩy vai một cô ả ra với hắn. Thị cong cớn: "Này, nhà tôi ơi, nói thật hay khoác đấy?". Thị ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Thị liếc mắt cười tít. Tràng thích lắm. Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong đang ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh, thì thị ở đâu sầm sầm chạy đến, xưng xỉa nói: "Điêu! Người điêu! Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt". Thị rách rưới quá, áo quần như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi... Một lúc sau, Tràng nhớ ra rồi. Toét miệng cười, Tràng đon đả mời: "Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã". Nghe thị nói có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu, Tràng vỗ vỗ vào túi khoe: "Rích bố cu". Cặp mắt sáng lên, thị đon đả: "Ăn thật nhá!". Thị ngồi sà xuống, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền... Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: "Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố". Nghe Tràng nói: "Làm đếch gì có vợ"... thế là thị theo Tràng ngay. Tràng hơi chợn, nhưng rồi hắn tặc lưỡi một cái "Chậc, kệ!". Tràng dẫn thị vào chợ tỉnh, bỏ tiền ra mua cho thị một cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt; hai người ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về...

Tràng đang bâng khuâng nhớ lại, thì bà cụ Tứ đã về. Bà húng hắng ho. Bà loạng choạng đi vào. Tràng lật đật chạy ra đón. Nghe Tràng nói đợi u nóng cả ruột, bà nhìn vào trong nhà, ngạc nhiên thấy một người đàn bà đang đứng ngay đầu giường thằng con mình. Thị cất tiếng chào. Bà lập cập bước vào nhà khi nghe được thị cất tiếng chào lần nữa: "U đã về ạ!".Bà băn khoăn ngồi xuống. Thị ngỡ bà đã già lão, điếc lác... Nghe Tràng nói, bà cúi đầu nín lặng. Người mẹ già nghèo khổ hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương... Bà nhìn thị và nghĩ: "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được". Bà nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": "ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...". Nghe mẹ nói, Tràng thở phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Sau đó, bà cụ Tứ nói với con dâu về gia cảnh mình, khuyên hai con sống hòa thuận. Tràng đánh diêm đốt đèn lên. Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ. Tràng giục thị đi ngủ, liền bị thị giơ tay củng vào trán hắn: "Chỉ được cái thế là nhanh. Dơ!". Tràng cười khì khì, vươn cổ thổi tắt phụt ngọn đèn.

Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu dậy sớm, quét dọn thu xếp nhà cửa, từ trong nhà ra ngoài sân, ngoài ngõ trông thật quang quẻ, sạch sẽ. Tràng dậy muộn, anh cảm thấy yêu hơn ngôi nhà mình, anh nghĩ về bổn phận phải lo lắng cho vợ con. Tràng thấy thị khác hẳn, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực. Bà cụ Tứ rạng rỡ hẳn lên. Bữa cơm đón nàng dâu mới chỉ có muối ăn với cháo. Cháo cám đắng chát nhưng người mẹ già bảo là chè khoán ngon đáo để. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sau này.

Bỗng tiếng trống đốc sưu dội lên dồn dập. Đàn quạ bay vù lên thành những đám mây đen. Bà cụ Tứ khóc. Thị nói về chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. Tràng hỏi vội: "Việt Minh phải không?". Rồi anh bần thần nhớ lại cảnh những người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Xem thêmSơ đồ tư duy Vợ nhặt

Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn với TOP 9 bài mẫu đặc sắc

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu số 1

Cái đói tràn xuống chợ, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ. Tràng bỗng dắt người đàn bà xa lạ ấy về. Trẻ con có đứa gào lên “chông vợ hài”, người lớn bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ như rạng rỡ lên. Về đến cái nhà vắng teo, bà cụ Tứ, mẹ Tràng về muộn; Tràng loanh quanh hết ra lại vào. Người đàn bà theo Tràng trong hoàn cảnh không ngờ. Hai lần gặp, và câu đùa với bốn bát bánh đúc người đàn bà ăn một chập và cái “chặc lưỡi” của Tràng.

Bà cụ Tứ về, Tràng reo lên, bà ngạc nhiên. Thấy trong nhà có người đàn bà, lại chào bà là u, bà càng ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, bà nín lặng. Bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng bà. Nói chuyện với con dâu, bà khóc. Tràng bật lửa thắp đèn, bà vội lau nước mắt… mùi đống rấm và tiếng hờ khóc ở những nhà trong xóm có người chết vẳng tới.

Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn. Từ trong nhà đến ngoài sân đều đổi thay, gọn gàng, sạch sẽ. Tràng thấy có bổn phận với vợ và yêu cái nhà mình hơn. Bữa ăn chỉ có rau chuối rối chấm muối với mỗi người hai lưng bát cháo lõng bõng. Bà cụ Tứ nói toàn những chuyện vui vẻ. Bà mừng con dâu mới bằng nồi cháo cám mà bà gọi vui là “chè khoán”. Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên. Bà cụ Tứ lại khóc. Trong óc Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê Sộp đi phá kho thóc.

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu số 2

Năm 1945, khắp cả nước diễn ra nạn đói khủng khiếp, cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người. Người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Trong ngôi làng ở xóm ngụ cư, có anh cu Tràng là một người xấu xí, thô kệch, sống cùng với mẹ già.

Tràng làm nghề kéo xe bò thuê, cái nghèo bủa vây nên đến giờ anh vẫn chưa có vợ. Một lần, khi anh kéo xe lên tỉnh đã quen một cô gái. Sau vài lần tán tỉnh, mời cô gái kia một chặp bánh đúc, cô gái liền theo anh về làm vợ. Việc anh cu Tràng dắt một cô vợ về xóm ngụ cư khiến ai ai cũng đều ngạc nhiên. Trong cái thời buổi đói kém, nay sống mai chết vì miệng ăn, việc dắt thêm một người về càng khiến thêm gánh nặng.

Bà cụ Tứ là mẹ anh Tràng, ban đầu bà có vẻ rất ngạc nhiên nhưng rất nhanh sau đó là những cảm xúc buồn vui xen lẫn. Bà thương đứa con dâu này, ngay cả một miếng trầu hỏi cưới cũng không có, dắt không về làm vợ người ta. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới là một nồi cháo cám mà bà cụ Tứ luôn miệng nói là chè khoán đấy. Cô con dâu cũng nhìn thấy hoàn cảnh ấy, cùng mẹ chồng xăm xăm dọn dẹp, thu dọn ngôi nhà lụp xụp để hi vọng nhìn thấy một tia sáng sủa phía trước.

Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên, và qua lời kể của người vợ, anh Tràng dần dần hiểu được và có khát vọng được thay đổi cuộc sống. Hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới là biểu hiện cho sự thay đổi về suy nghĩ đang diễn ra trong đầu anh cu Tràng.

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu số 3

Anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró bên ảnh vườn . Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn... Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm - cháo cám - đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào...

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu số 4

Tràng là một chàng trai xấu xí sống trong xóm ngụ cư cùng mẹ. Trong thời kỳ đói kém khủng khiếp, anh phải làm công việc kéo xe thóc thuê để kiếm tiền sống qua ngày. Trong một cuộc gặp gỡ, qua vài lời đùa và bốn bát bánh đúc, anh và Thị, một người đanh đá và quyết đoán, trở thành vợ chồng mà không cần đám cưới hay tình yêu. Cô Thị đồng ý đi theo anh về nhà và trở thành vợ anh. Về đến nhà, thái độ của cô đã thay đổi khác thường, khép nép, ngượng ngùng khi bị trêu chọc. Khi bà cụ Tứ, mẹ của Tràng, về đến nhà, bà ngạc nhiên, sững sờ khi có người gọi là mẹ, bà đau buồn và xót thương vì con mình lấy vợ trong thời điểm khó khăn nhất mà không biết liệu họ có vượt qua giai đoạn này hay không và người ta lấy con mình chỉ vì đói và khổ cực. Bà lau đi những giọt nước mắt đau buồn và khích lệ, động viên các con yêu thương nhau và sống lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn kể từ khi có Thị về làm dâu, căn nhà trở nên gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Bữa ăn đầu tiên tại nhà chồng của Thị chỉ có một ít rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong sự nghẹn ngào, không ai nói một lời. Thị kể về những câu chuyện vô thưởng vô phạt của những người đi phá kho thóc Nhật cho Tràng và bà cụ Tứ. Tưởng chừng như chỉ là những câu chuyện bình thường, nhưng chúng lại mở ra trong tâm trí của Tràng hình ảnh lá cờ của Đảng và một cuộc sống tương lai tươi sáng, hứa hẹn sẽ tốt đẹp và đầy đủ hơn hiện tại.

Xem thêm:

Tóm tắt Vợ nhặt mẫu số 5

Truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân kể về Tràng, một người thanh niên nghèo sống ở xóm ngụ cư cùng với mẹ. Xóm ngụ cư đang phải đối mặt với cái đói, nó làm cho mọi người ở đây trở nên mệt mỏi và ủ rũ hơn. Nhưng cũng chính cái đói này đã mang đến cho Tràng một người vợ. Đây là một tình huống vô cùng éo le và khó tin nhưng lại có thật. Chỉ vì quá đói, không muốn chết đói nên Thị đã chấp nhận lấy chàng, sau khi ăn mấy bát bánh đúc và đùa cợt vài câu, Thị đồng ý về nhà với Tràng. Ban đầu, Tràng lo lắng vì không thể nuôi sống được cả hai. Khi về đến nhà Tràng, nhìn thấy ngôi nhà xơ xác Thị đã nén một hơi thở dài. Bà cụ Tứ chính là mẹ của Tràng. Ban đầu, thấy Thị ngồi trên giường, bà cảm thấy lạ lắm. Nhưng sau khi hiểu rằng con trai mình đã tìm được vợ và thấy thương con dâu trải qua cảnh nghèo đói mới lấy con mình. Bữa sáng hôm sau của gia đình Tràng thật thảm hại, giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới cùng những người đi phá kho thóc hiện lên trong tâm trí Tràng.

Tóm tắt truyện Vợ nhặt mẫu số 6

Tràng là chàng trai xấu xí sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp, anh phải làm nghề kéo xe thóc thuê lên tỉnh để lấy tiền trang trải qua ngày. Ở đây, qua vài câu nói bông đùa và bốn bát bánh đúc, anh với cô thị đanh đá chỏng lỏn đã trở thành vợ chồng với nhau mà không cưới hỏi hay yêu đương gì. Cô thị theo không anh về làm vợ, trên đường về khác với vẻ đanh đá thường thấy, khi bị trêu, cô thị tỏ ra ngượng ngùng. Về đến nhà, cô khép nép khác thường. Khi bà cụ Tứ - mẹ anh Tràng về đến nhà, bà vừa ngạc nhiên, sững sờ vì có người gọi mình là mẹ; vừa đau buồn, tủi hổ, xót thương vì con mình lấy vợ đúng lúc khó khăn nhất không biết có qua nổi giai đoạn này không và người ta lấy con mình vì cái đói, cái khổ. Gạt đi những giọt nước mắt đau buồn, bà động viên các con yêu thương nhau và lạc quan hơn trong cuộc sống. Cuộc sống từ khi có nàng dâu thay đổi hoàn toàn, sự bừa bộn của căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, tươm tất. Bữa ăn đầu tiên khi về nhà chồng của cô thị chỉ vỏn vẹn là rau chuối và cám lợn, mọi người ăn trong nghẹn ngào, không ai nói với ai câu nào. Cô thị kể những mẩu chuyện người đi phá kho thóc Nhật cho anh Tràng và bà cụ Tứ, tưởng chừng chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại là chìa khóa, mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn sẽ tốt đẹp và no đủ hơn hiện tại.

Tóm tắt truyện Vợ nhặt mẫu số 7

Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí thô kệch, ế vợ, lại dở hơi, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già - bà cụ Tứ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với Thị. Vài ngày sau gặp lại, anh không còn nhận ra Thị, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái đó một bữa ăn, Thị liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, Thị đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng, vừa đồng cảm cho số kiếp nghèo khổ và lo lắng về tương lai của hai con. Sáng hôm sau, bà cụ Tứ và cô con dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, thấy Thị đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi cháo cám. Qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt mẫu số 8

Truyện ngắn “Vợ nhặt” được in vào năm 1962. Tác phẩm có tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư” nhưng sau khi cách mạng tháng Tám thành công, tác phẩm này bị mất bản thảo nên mãi đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Kim Lân mới dựa trên cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, cái đói ấy đã bắt đầu tràn xuống xóm ngụ cư, khiến trẻ con thì ủ rũ, người lớn thì dật dờ, lặng lẽ y như những bóng ma. Giữa lúc ấy, anh cu Tràng lại dắt một người đàn bà xa lạ về nhà. Trẻ con trong xóm chạy ra xem và gào lên “chông vợ hài”. Người lớn vô cùng ngạc nhiên bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ nay bỗng rạng rỡ lên. Về đến gian nhà vắng teo, xập xệ, rúm ró, xiêu vẹo, Tràng trong tâm trạng sốt ruột, lo lắng chờ bà cụ Tứ về nhà; người đàn bà xa lạ kia chỉ dám ngồi ở mép giường và thị cũng đang trong tâm trạng buồn, lo lắng. Trời chạng vạng tối bà cụ Tứ mới về, bà đã rất ngạc nhiên khi trong nhà có người đàn bà lạ lại còn chào mình bằng u. Được Tràng giải thích, bà hiểu ra, lúc này bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng, xót xa, buồn tủi, ai oán xen lẫn cả niềm vui, rồi cuối cùng bà đã mở rộng trái tim đón lấy thị, nhận là con dâu. Đêm tân hôn của vợ chồng Tràng diễn ra trong cảnh tiêu điều, tan tác và thê lương.

Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn và nhận thấy sự thay đổi lạ thường của căn nhà, đống quần áo rách được đưa ra phơi, đống rác ở đầu ngõ đã được hót sạch, ang nước khô đã được kísân vườn được dọn dẹp sạch sẽ. Cảnh vật ấy làm cho Tràng thấy hạnh phúc, anh có cảm giác phấn chấn và nghĩ rằng mình cần có trách nhiệm bổn phận với gia đình. Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới được bà cụ Tứ chuẩn bị là một lùm rau chuối thái rối, muối trắng cùng bát cháo lõng bõng và một nồi chè khoán. Trong bữa cơm, gia đình nói chuyện vui vẻ, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui. Nhưng khi nghe tiếng trống thúc thuế nổi lên, bà cụ lại khóc, còn trong tâm trí Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê đang đi phá kho thóc của Nhật.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt mẫu số 9

Vợ nhặt” là câu chuyện kể về năm 1945, khi nạn đói khủng khiếp xảy ra khắp nơi, người chết chất đống không chỗ chôn, người sống thì như những bóng ma, dật dờ, gầy rộc người. Và nhân vật chính là Tràng, một người đàn ông xấu xí, dáng người thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò kiếm sống qua ngày nuôi mẹ già - bà cụ Tứ.

Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Khi Tràng dắt người đàn bà xa lạ về, cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, những khuôn mặt u tối bỗng rạng rỡ lên. Nhất là bà cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không giấu nổi bàng hoàng, ngạc nhiên và lo lắng.

Sau khi nghe Tràng giải thích, trong lòng bà xuất hiện bao nỗi niềm, ngỡ ngàng có, buồn có nhưng cũng vui và hi vọng hơn. Bà nói chuyện với con dâu không hề tỏ thái độ khinh rẻ người phụ nữ đã theo không con trai mình về. Rồi bà khóc… Đêm tân hôn của họ diễn ra lặng lẽ trong không khí thê lương với mùi rơm rạ và tiếng khóc vẳng tới từ những gia đình trong xóm của người chết.

Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Khi nghe tiếng thúc thuế nổi lên, qua lời kể của người vợ, Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt mẫu số 10

Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí. Tác phẩm ban đầu có tên là Xóm ngụ cư, viết ngay sau Cách mạng tháng Tám. Bản thảo sau này được viết lại.

Cái đói tràn xuống chợ, trẻ con ủ rũ, người lớn dật dờ, lặng lẽ. Tràng bông dắt người đàn bà xa lạ ấy về. Trẻ con có đứa gào lên "chông vợ hài", người lớn bàn tán, những khuôn mặt u tối của họ như rạng rỡ lên. Về đến cái nhà vắng teo, bà cụ Tứ, mẹ Tràng về muộn; Tràng loanh quanh hết ra lại vào. Người đàn bà theo Tràng trong hoàn cảnh không ngờ: Hai lần gặp, câu đùa với bốn bát bánh đúc người đàn bà ăn một chập và cái "chặc lưỡi" của Tràng.

Bà cụ Tứ về, Tràng reo lên, bà ngạc nhiên. Thấy trong nhà có người đàn bà, lại chào bà là u, bà càng ngạc nhiên. Được Tràng giải thích, bà nín lặng, bao nỗi niềm xáo trộn trong lòng bà. Nói chuyện với con dâu, bà khóc. Tràng bật lửa thắp đèn, bà vội lau nước mắt… mùi đống rấm và tiếng hờ khóc ở những nhà trong xóm có người chết vẳng tới.

Sáng hôm sau, Tràng dậy muộn. Từ trong nhà đến ngoài sân đều đổi thay, gọn gàng, sạch sẽ. Tràng thấy có bổn phận với vợ và yêu cái nhà mình hơn. Bữa ăn chỉ có rau chuối thái rối chấm muối với mỗi người hai lưng bát cháo lõng bõng. Bà cụ Tứ nói toàn những chuyện vui vẻ. Bà mừng con dâu mới bằng nồi cháo cám mà bà gọi vui là "chè khoán". Tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên. Bà cụ Tứ lại khóc. Trong óc Tràng bỗng hiện lên lá cờ đỏ và đoàn người trên đê Sộp đi phá kho thóc.

-/-

Trên đây là tổng hợp một số mẫu tóm tắt Vợ nhặt đặc sắc mà Đọc tài liệu tổng hợp được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong việc ghi nhớ nội dung tác phẩm để tiến hành bài văn phân tích và cảm nhận. Chúc các em học tốt!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM