Top 10 bài văn Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ
Nhân dân ta vẫn luôn kính trọng và tôn thờ Thánh Gióng - một người anh hùng trong truyền thuyết, đã giúp nhân dân đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Cùng Đọc tài liệu nghe lại câu chuyện về nhân vật truyền thuyết này qua lời kể của người mẹ Gióng.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 1
Vợ chồng tôi là những lão nông ở làng Gióng dưới thời Hùng Vương thứ 6. Cuộc sống của vợ chồng tôi trải qua bình lặng ngày ra đồng tối về nhà. Nhưng mãi mà chúng tôi vẫn chưa có lấy một mụn con, điều này làm tôi buồn lắm. Một ngày nọ, khi đi làm đồng, tôi nhìn thấy có một vết chân rất to. Tôi định ướm thử chân mình xem vết chân kia to hơn bao nhiêu. Nhưng kì lạ thay, khi ướm thử chân tôi chợt cảm thấy rùng mình. Khi về nhà tôi lại mang thai. Đứa trẻ đến với vợ chồng tôi như một phép màu, tôi luôn thầm cảm ơn trời đất vì đã cho tôi đứa con này. Mang thai mười hai tháng, tôi sinh được một bé trai bụ bẫm, mặt mũi khôi ngô, đáng yêu. Vui mừng không bao lâu, con trai tôi lên ba vẫn không nói, không cười, cũng chẳng biết đi, chỉ đặt đâu nằm đấy khiến vợ chồng tôi rất phiền lòng.
Năm ấy, Giặc Ân sang xâm lược nước ta. Giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Khi sứ giả đi tới đầu làng Gióng. Con trai tôi nghe tiếng loa truyền của sứ giả bỗng cất tiếng nói đầu tiên. Điều đó làm tôi hết sức ngạc nhiên nhưng cũng rất vui mừng.
Câu đầu tiên mà nó nói lại là muốn nhờ tôi gọi sứ vào để nó nói chuyện. Tôi vừa mừng vừa lo:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Ôi! Con đã nói được rồi ư? Con còn nhỏ sao tham gia chuyện đại sự của dất nước được?
Tuy nhiên, Gióng cương quyết muốn mời nên tôi đành chiều theo ý. Khi sứ giả vào, Gióng bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật mà con trai tôi dặn.
Từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng nói với tôi:
- Mẹ hãy nấu nồi cơm to cho con, con lấy sức chuẩn bị đi đánh giặc
Con tôi lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con nên đành phải chạy nhò bà con làng xóm. Dân làng đều vui mừng góp gạo, nấu cơm để Gióng ăn và hi vọng con tôi sẽ đánh thắng giặc, trừ họa cho đất nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế ước rất nguy, mọi người hoảng hốt. Vừa lúc đó, vị sứ giả đã đến nhà tôi đem theo ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Và trước mắt tôi, không còn là cậu con trai bé bỏng ngày nào, Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Cầm lấy tay hai vợ chồng tôi, Gióng xúc động nói:
- Chào cha mẹ, đã đến giờ con phải ra trận để cứu dân giúp nước. Cha mẹ ỏ lại giữ gìn sức khỏe.
Quay sang bà con láng giềng, Gióng nhờ bà con láng giềng chăm sóc chúng tôi nếu sau trận chiến nó không trở về. Tôi giấu vội giọt nước mắt lăn dài trên má. Gióng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tôi đưa chiếc áo giáp, Gióng mặc và cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Tôi nhìn theo bóng con trai và ngựa đang tiến ra trận.
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường làm vũ khí quật vào giặc, giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lê nhau chạy trốn, Gióng đuổi chúng đến chân núi Sóc. Rồi con trai tôi tiến lên đỉnh núi, cởi bỏ áp giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời cao. Tôi nhìn theo bóng con xa dần.
Sau khi quân giặc bị đánh đuổi, Gióng lại phi ngựa về trời, nhà vua đã phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại ngôi làng nơi tôi sinh ra Gióng để ghi nhớ công ơn của Gióng. Dù nỗi mất con trong tôi chẳng thể nào nguôi nhưng tôi mãi tự hào về đứa con của mình, vị anh hùng dân tộc được mọi người nhớ ơn.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 2
Tôi và chồng sống và làm nông ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Mặc dù chúng tôi đã có tuổi, nhưng vẫn chưa có con.
Nhưng kì lạ thay, tôi lại mang thai chỉ sau ngày thử ướm chân và vết chân to trên đường đi làm đồng. Ngày ấy, tôi ra đồng làm việc như mọi ngày thì thấy một vết chân rất to. Tôi khá tò mò nên đã đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Sau đó, tôi mang thai và mười hai tháng sau, tôi sinh ra một thằng bé khôi ngôi, kháu khỉnh. Càng lạ kì hơn, lên ba tuổi, thằng bé vẫn chưa biết nói, cũng chưa biết cười, chỉ đặt đâu thì nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, lại hung bạo, gây nên bao nỗi oán than. Nhà vua vô cùng lo lắng liền sai sứ giả đi tìm người đánh giặc cứu nước. Khi sứ giả đến làng Gióng loan tin, Gióng bỗng cất tiếng nói khi nghe tiếng rao tìm người tài.
- Mẹ hãy ra mời sứ giả vào cho con!
Tôi nghe vậy thì vừa mừng rỡ những cũng lấy làm ngạc nhiên, nhưng vẫn làm theo lời con nói. Tôi vội vã mời sứ giả vào nhà. Thằng bé liền nói:
- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kể từ hôm đó, thẳng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Tôi và chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, phải nhờ cậy bà con hàng xóm. Họ đều vui vẻ giúp đỡ. Có lẽ ai cũng mong thằng bé đánh tan quân giặc để cứu nước.
Lúc này, giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang vào lúc rất nguy. Cũng may sao, sứ giả đã mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Bỗng nhiên, thằng bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, thằng bé còn từ biệt vợ chồng tôi. Lúc này, lòng tôi lo lắng vô cùng.
Tôi nghe kể lại rằng thằng bé đã cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Nó phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, thắng bé còn nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.
Sau khi đánh tan quân giặc, Gióng một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, nó chỉ nhìn về phía làng như gửi lời chào từ biệt tới vợ chồng tôi và dân làng rồi cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Niềm vui có con không được bao lâu thì giờ đây mẹ con lại chia xa. Tôi rất đau lòng. Nhưng vợ chồng tôi vẫn rất đỗi tự hào, tự hào vì có người con dũng mãnh đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, cứu giúp nhân dân và đất nước. Sau này, vua Hùng nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 3
Tôi có một người con trai tên Gióng - người anh hùng diệt giặc Ân cứu nước mà mọi người vẫn biết tới là Phù Đồng Thiên Vương. Năm ấy, tôi hoài thai Gióng sau khi ướm chân và vết chân to kì lạ trên đường đi làm đồng.
Sau 12 tháng mang thai, tôi mới hạ sinh ra Gióng, thằng bé rất khôi ngô, đáng yêu. Nhưng đã lên ba mà Gióng vẫn chẳng nói, chẳng cười, chỉ đặt đâu ngồi đó.
Ngày mà thằng bé cất tiếng nói đầu tiên là ngày mà sứ giả tới làng truyền tin tìm người tài đi đánh đuổi giặc Ân. Vừa nghe tin ấy bỗng dưng con tôi cất tiếng nói làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. “Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con”. Tôi ngạc nhiên lắm, nhưng cũng làm theo lời con. Khi sứ giả vừa vào tới Gióng liền nói dõng dạc “Ông về tâu với vua sắm cho to một con ngựa sắt, một cái roi sắt bà một tấm áo giáp sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Từ hôm ấy trở đi con tôi lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, gạo trong nhà không đủ ăn, bà con phải góp gạo để nuôi nó.
Lúc đó, giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng hốt. Vừa khi ấy sứ giả đem những thứ mà con tôi yêu cầu tới nhà. Gióng vươn vai một cái lập tức biến thành một tráng sĩ oai phong, trèo lên lưng ngựa, phi thẳng tới nơi có giặc. Dưới ngọn roi sắt của con tôi, lũ giặc chết như rạ. Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ cụm tre ven đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, những kẻ còn sống giẫm đạp lên nhau mà chạy thoát thân.
Tin thắng giặc Ân vang khắp nước nhưng tôi đợi mãi không thấy con trở về. Sau đó tôi nghe người ta bảo rằng nó đuổi theo giặc Ân chạy tới chân núi Sóc rồi cởi bỏ áo giáp sắt, cả người và ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn đánh giặc của con tôi nên phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại làng. Một số dấu tích ngày nay vẫn còn tìm thấy đó là tre đằng ngà và làng cháy.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 4
Từ sau khi giặc Ân bại trận, trốn chạy về nước. Đất nước ta lại trở về với những ngày tháng yên bình. Mọi người đều vui vẻ, hân hoan. Chỉ có vợ chồng tôi là vẫn buồn buồn tủi tủi vì nỗi nhớ con.
Vợ chồng tôi cũng đã có tuổi nhưng mãi vẫn chưa có con. Một lần, trên đường đi làm đồng thấy vết chân kì lạ tôi bèn ướm thử chân mình vào. Ấy vậy mà, sau đó tôi đã mang thai, và mười hai tháng sau thì Gióng - con trai tôi chào đời. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.
Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, khi tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: “Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con”. Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: “Ông về tâu với vua sắm cho ta ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan giặc!”. Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.
Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội ca, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.
Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may là nhà vua đã cho đưa đến ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh khỏe khác thường. Nó mặc giáp sắt, cầm roi sắt và lên yên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.
Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt một mình xông vào quân giặc, roi sắt vung lên giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào đá núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ mấy cây tre bên đường quật nốt đám tàn quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Ninh Sóc và tại đây nó cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay lên trời.
Vua Hùng muốn ghi nhớ công lao nên đã phong cho nó là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại làng. Người dân trong làng và ở những vùng khác cũng tới thờ cúng để bày tỏ lòng biết ơn. Tôi nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 5
Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi cứ cui cút hoài trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thì mang thai.
Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sinh, ông nhà và tôi lo quá. Đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi cũng đã hạ sinh. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi ngô như một tiên đồng.Ta là mẹ của Thánh Gióng. Ta đã lớn tuổi lắm rồi, vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.
Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già.
Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử.
Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho chồng. Tháng thứ chín trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng. Nhưng rồi cứ chờ đợi, đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khỏe mạnh, tuấn tú lạ thường. Hai vợ chồng đặt biết bao hy vọng vào nó. Ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.
Ít lâu sau, quân giặc kéo sang xâm lược nước ta. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước. Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:
- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.
Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:
- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.
Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.
Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:
- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.
Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:
- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.
Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:
- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.
Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn. Kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm. Ta phải nhờ đến sự giúp đỡ của bà con láng giềng để nuôi Gióng.
Quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến. Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba như trước. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta:
- Vì đất nước con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ.
Nói rồi, Gióng phi ngựa về phía quân giặc. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gãy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhưng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa.
Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt được quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhưng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng này hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời.
Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhưng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy. Dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc được mọi người ghi nhớ.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 6
Chắc hẳn mọi người đều biết tới Phù Đồng Thiên Vương - Thánh Gióng, thằng bé chính là con trai tôi. Người con mà không chỉ vợ chồng tôi mà tất cả người dân làng Gióng đều tự hào.
Vợ chồng tôi vẫn chăm chỉ làm đồng và sống chan hòa cùng người dân trong làng. Nhưng buồn thay, mãi mà chúng tôi chẳng có được mụn con nào. Chẳng ngờ, sau cái ngày tôi đi làm đồng và thử vào vết chân lạ mà về lại mang thai Gióng. Sau mười hai tháng mang thai, tôi cũng đã sinh được một cậu con khôi ngôi. Vợ chồng tôi mừng lắm. Nhưng thằng bé đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Bỗng con trai tôi cất tiếng gọi khiến tôi vừa vui và vô cùng bất ngờ:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Khi sứ giả vào, Gióng bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật mà con trai tôi dặn.
Từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con nên đành phải chạy nhờ bà con làng xóm. Dân làng đều vui mừng góp gạo, nấu cơm để Gióng ăn và hy vọng con tôi sẽ đánh thắng giặc, trừ họa cho đất nước.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế ước rất nguy, mọi người hoảng hốt. Vừa lúc đó, vị sứ giả đã đến nhà tôi đem theo ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đã vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Cầm lấy tay hai vợ chồng tôi, Gióng xúc động nói:
- Chào cha mẹ, đã đến giờ con phải ra trận để cứu dân giúp nước. Cha mẹ ỏ lại giữ gìn sức khỏe.
Quay sang bà con láng giềng, Gióng nhờ bà con láng giềng chăm sóc chúng tôi nếu sau trận chiến nó không trở về. Tôi giấu vội giọt nước mắt lăn dài trên má. Gióng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tôi đưa chiếc áo giáp, Gióng mặc và cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Tôi nhìn theo bóng con trai và ngựa đang tiến ra trận.
Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường làm vũ khí quật vào giặc, giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, Gióng đuổi chúng đến chân núi Sóc. Rồi con trai tôi tiến lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời cao. Tôi nhìn theo bóng con xa dần.
Vua Hùng thứ sáu muốn ghi nhớ công ơn của Gióng với đất nước đã phong nó là Phù Đổng Thiên Vương và cho người lập đền thờ ngay tại làng; để con cháu đời đời ghi nhớ công ơn của Gióng. Dù nỗi mất con trong tôi chẳng thể nào nguôi nhưng tôi mãi tự hào về đứa con của mình, vị anh hùng dân tộc được mọi người nhớ ơn.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 7
Vợ chồng tôi sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thì mang thai.
Mãi đến tháng mười hai, tôi mới sinh ra được một cậu bé. Kì lạ thay, ba tuổi rồi nhưng thằng bé vẫn không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta làm dân tình điêu đứng, quốc sự rối ren, đời sống của những người dân nghèo như chúng tôi càng trở nên lầm than, đau khổ. Bởi giặc Ân đi đến đâu là cướp bóc, áp bức dân ta một cách tàn nhẫn. Vì vậy mà nhà vua đã vội cử sứ giả đến khắp các vùng miền trong cả nước để chiêu mộ hiền tài, những bậc anh hùng cái thế để có thể đủ sức đánh đuổi giặc Ân, lập lên công trạng cho triều đình, đất nước. Sứ giả qua mỗi vùng miền đều tìm ra được những con người ưu tú, yêu nước. Hôm nay là ngày sứ giả đi ngang qua miền quê nghèo của chúng tôi.
Từ đầu ngõ đến cuối xóm đều vang vọng giọng nói sang sảng của sứ giả, chúng tôi dù rất muốn dốc sức đi đánh giặc nhưng lực bất tòng tâm, trong cái thở dài chán nản thì bỗng dưng một tiếng nói trong trẻo, non nớt rót vào tai tôi:
- Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con.
Lúc ấy tôi đã vô cùng ngỡ ngàng vì tiếng nói ấy là do đứa con ba năm không nói không cười của mình phát ra. Chưa kịp vui mừng vì con mình cuối cùng cũng biết nói thì nỗi lo sợ ập đến. Năm nay Thánh Gióng mới vừa lên ba, làm sao biết được việc đánh giặc cứu nước là như thế nào, đùa giỡn với quân lệnh là tội mất đầu. Vì vậy mà tôi đã rất do dự, hết lòng khuyên can con.
Nhưng trước sự thuyết phục của con, tôi mang theo tâm trạng lo lắng, nặng nề mà mời sứ giả vào nhà. Cũng như tôi, sứ giả đã rất bất ngờ, gặp được sứ giả Thánh Gióng đã yêu cầu nhà vua chuẩn bị cho mình một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt, mũ sắt, gậy sắt làm hành trang đánh giặc. Và cũng thật kì lạ vì sau lần gặp mặt sứ giả, Thánh Gióng bỗng ăn khỏe lạ thường, bao nhiêu cơm gạo trong gia đình đều không đủ để cho con ăn, ăn bao nhiêu cũng không đủ no, quần áo mới may cũng nhanh chóng chật.
Biết được sự tình, bà con láng giềng đã hô hào mọi người cùng chung gạo nuôi lớn Thánh Gióng, tôi đã rất cảm kích tấm lòng ấm áp bà con đã giành cho con trai mình. Trước quan tâm của cả cộng đồng, Thánh Gióng cao lớn, khỏe mạnh lạ thường. Đến ngày đánh giặc thì mặc áo giáp sắt cưỡi ngựa chạy thẳng ra trận địa. Trước sức mạnh của Thánh Gióng quân địch nhanh chóng bị đánh tan, hoảng sợ dẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy. Nhưng đang trong trận chiến gậy sắt gãy, Thánh Gióng đã tiện tay nhổ khóm tre bên đường làm vũ khí, quân địch bị đánh cho tan tác, chạy khỏi lãnh thổ nước ta.
Nghe tin thắng trận, tôi vỡ òa trong hạnh phúc, vợ chồng tôi đã cùng hàng xóm chuẩn bị mâm cao cỗ đầy chờ con về để chia sẻ chiến thắng, nhưng Thánh Gióng sau khi đánh giặc đã không trở về mà lên núi Sóc cùng ngựa bay thẳng lên trời. Sau này tôi mới biết Thánh Gióng không phải người thường mà là con trời phái xuống để cứu dân giúp nước, vì vậy mà dù có buồn tủi, đau khổ nhưng tôi vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã được sinh ra và làm mẹ của Thánh Gióng.
Sau này, dù Thánh Gióng không lần nào trở về thăm chúng tôi nữa, bà con hàng xóm cũng lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng. Nhưng tôi đã không còn cảm thấy buồn phiền như ngày con mới về trời nữa vì trong cảm giác của tôi, Thánh Gióng vẫn ở đâu đó trong cuộc sống của tôi, và dù Thánh Gióng có là ai thì mãi là đứa con mà tôi yêu quý nhất.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 8
Vợ chồng tôi sống ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu. Dù đã lớn tuổi, nhưng chúng tôi vẫn chưa có con. Điều đó khiến tôi hết sức buồn phiền.
Một hôm, tôi ra đồng trông thấy một vết chân rất to. Tôi liền đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, tôi mang thai. Mười hai tháng sau, tôi sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, thằng bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy.
Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, sai sứ giả đi tìm người tài giúp nước. Con trai tôi đang nằm thì nghe tiếng rao, bỗng cất tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Tôi nghe thằng bé nói vậy thì vừa ngạc nhiên, vừa vua mừng. Rồi ra mời sứ giả vào. Sứ giả vào, thằng bé liền bảo:
- Ông về tâu với nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Kì lạ hơn, từ sau hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu cũng không đủ, phải nhờ đến sự giúp sức của bà con hàng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ.
Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Gióng vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ, bước lên vỗ vào mông ngựa. Trước khi lên đường đánh giặc, Gióng còn từ biệt vợ chồng tôi. Tôi nhìn theo con mà lòng lo âu.
Sau này, tôi nghe người dân kể lại. Gióng cưỡi ngựa về phía quân giặc. Ngựa phun lửa khiến giặc hoảng sợ bỏ chạy. Gióng phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre cạnh đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn.
Cuối cùng, Gióng một mình tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Sau này, nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 9
Cũng giống như những người nông dân khác dưới thời Hùng Vương thứ sáu, tôi có một cuộc sống bình dị với những ước mơ giản đơn. Cuộc sống của tôi dù nghèo khó nhưng yên bình, đầy niềm vui, và có lẽ niềm vui lớn nhất trong cuộc đời của người phụ nữ đó chính là làm vợ, làm mẹ. Sau nhiều năm tháng mong chờ, vợ chồng tôi cũng đã có được một cậu con trai khôi ngô. Chúng tôi dành trọn tình yêu, sự quan tâm của mình cho đứa con trai của mình, và đặt tên cho đứa bé ấy là Thánh Gióng. Thế nhưng con của tôi sinh ra lại không giống với những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác. Dù đã lên ba nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Vợ chồng tôi đã rất buồn phiền, lo lắng, nhưng không phải vậy mà chúng tôi chán ghét, đối xử bất công với con. Mà ngược lại, chúng tôi càng thương con hơn và dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho con.
Năm ấy, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta làm dân tình điêu đứng, quốc sự rối ren, đời sống của những người dân nghèo như chúng tôi càng trở nên lầm than, đau khổ. Bởi giặc Ân đi đến đâu là cướp bóc, áp bức dân ta một cách tàn nhẫn. Vì vậy mà nhà vua đã vội cử sứ giả đến khắp các vùng miền trong cả nước để chiêu mộ hiền tài, những bậc anh hùng cái thế để có thể đủ sức đánh đuổi giặc Ân, lập lên công trạng cho triều đình, đất nước. Sứ giả qua mỗi vùng miền đều tìm ra được những con người ưu tú, yêu nước. Hôm nay là ngày sứ giả đi ngang qua miền quê nghèo của chúng tôi.
Từ đầu ngõ đến cuối xóm đều vang vọng giọng nói sang sảng của sứ giả, chúng tôi dù rất muốn dốc sức đi đánh giặc nhưng lực bất tòng tâm, trong cái thở dài chán nản thì bỗng dưng một tiếng nói trong trẻo, non nớt rót vào tai tôi “Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con”. Lúc ấy tôi đã vô cùng ngỡ ngàng vì tiếng nói ấy là do đứa con ba năm không nói không cười của mình phát ra. Chưa kịp vui mừng vì con mình cuối cùng cũng biết nói thì nỗi lo sợ ập đến. Năm nay Thánh Gióng mới vừa lên ba, làm sao biết được việc đánh giặc cứu nước là như thế nào, đùa giỡn với quân lệnh là tội mất đầu. Vì vậy mà tôi đã rất do dự, hết lòng khuyên can con.
Nhưng trước sự thuyết phục của con, tôi mang theo tâm trạng lo lắng, nặng nề mà mời sứ giả vào nhà. Cũng như tôi, sứ giả đã rất bất ngờ, gặp được sứ giả Thánh Gióng đã yêu cầu nhà vua chuẩn bị cho mình một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt, mũ sắt, gậy sắt làm hành trang đánh giặc. Và cũng thật kì lạ vì sau lần gặp mặt sứ giả, Thánh Gióng bỗng ăn khỏe lạ thường, bao nhiêu cơm gạo trong gia đình đều không đủ để cho con ăn, ăn bao nhiêu cũng không đủ no, quần áo mới may cũng nhanh chóng chật.
Biết được sự tình, bà con láng giềng đã hô hào mọi người cùng chung gạo nuôi lớn Thánh Gióng, tôi đã rất cảm kích tấm lòng ấm áp bà con đã giành cho con trai mình. Trước quan tâm của cả cộng đồng, Thánh Gióng cao lớn, khỏe mạnh lạ thường. Đến ngày đánh giặc thì mặc áo giáp sắt cưỡi ngựa chạy thẳng ra trận địa. Trước sức mạnh của Thánh Gióng quân địch nhanh chóng bị đánh tan, hoảng sợ dẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy. Nhưng đang trong trận chiến gậy sắt gãy, Thánh Gióng đã tiện tay nhổ khóm tre bên đường làm vũ khí, quân địch bị đánh cho tan tác, chạy khỏi lãnh thổ nước ta.
Nghe tin thắng trận, tôi vỡ òa trong hạnh phúc, vợ chồng tôi đã cùng hàng xóm chuẩn bị mâm cao cỗ đầy chờ con về để chia sẻ chiến thắng, nhưng Thánh Gióng sau khi đánh giặc đã không trở về mà lên núi Sóc cùng ngựa bay thẳng lên trời. Sau này tôi mới biết Thánh Gióng không phải người thường mà là con trời phái xuống để cứu dân giúp nước, vì vậy mà dù có buồn tủi, đau khổ nhưng tôi vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã được sinh ra và làm mẹ của Thánh Gióng.
Sau này, dù Thánh Gióng không lần nào trở về thăm chúng tôi nữa, bà con hàng xóm cũng lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng. Nhưng tôi đã không còn cảm thấy buồn phiền như ngày con mới về trời nữa vì trong cảm giác của tôi, Thánh Gióng vẫn ở đâu đó trong cuộc sống của tôi, và dù Thánh Gióng có là ai thì mãi là đứa con mà tôi yêu quý nhất.
Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ - Mẫu 10
Cuộc đời tôi đã trải qua bao nhiêu chuyện, vui có, buồn có, và có một chuyện mà khiến tôi không bao giờ quên được đó là khi gia đình tôi có một thành viên mới, đó là Gióng.
Tôi và chồng sống trong một miền quê thanh bình, ngày ngày chồng cuốc vợ mướn, chúng tôi chung sống rất hạnh phúc, nhưng buồn thay, chúng tôi mãi không có một mụn con. Ngày ngày chúng tôi luôn ao ước có một đứa con cho vui cửa vui nhà. Một hôm, tôi ra đồng làm việc, liền bắt gặp một dấu chân rất to, nó thật khác lạ với bàn chân của người thường. Tôi tò mò lắm, nhìn lại chân mình, rồi quyết định áp chân lên thử. Sau việc đó, tôi cũng không nghĩ ngợi gì nữa, một thời gian sau, tôi phát hiện mình mang thai, tôi và ông nhà hạnh phúc lắm, chồng tôi chăm tôi rất tốt. Nhưng kỳ lạ thay, người phụ nữ nào cũng chín tháng mười ngày sinh con, còn tôi thì sau mười hai tháng mới hạ sinh được đứa bé. Đứa bé rất khôi ngô, tuấn tú, trông thật đáng yêu làm sao! Hai vợ chồng tôi cùng đặt tên cho con là Gióng. Từ ngày có Gióng, chúng tôi chăm chỉ làm việc hơn, nhưng chúng tôi lại phải ngỡ ngàng trước những điều kỳ lạ nữa. Con rất khác với những đứa trẻ trong làng, lên ba tuổi rồi, vẫn không biết nói, biết cười, hay chạy nhảy, lăn bò gì cả, chúng tôi cứ đặt đâu thì con nằm đấy. Chúng tôi cũng có chút buồn phiền, nhưng dù thế nào, tôi vẫn luôn yêu thương con hết mực.
Rồi năm ấy, đất nước vào thế loạn nguy khi có kẻ nhòm ngó xâm lược, nhà vua cho sứ giả lan truyền khắp cả nước mong tìm được nhân tài để đánh giặc. Khi tiếng sứ giả đến gần nhà, tôi đã rất bất ngờ trước lời nói của đứa con trai mình bởi ba năm nó không nói một tiếng, vậy mà giờ nó bỗng cất tiếng:
- Mẹ ơi, mẹ gọi giúp con sứ giả vào đây, con muốn đi đánh giặc!
Tôi do dự lắm, bởi nó chỉ là một đứa bé, làm sao mà cầm quân đánh giặc được:
- Gióng, con nói gì vậy? Con còn bé, cẩn thận với lời nói.
Nhưng Gióng đâu có chịu nghe, ánh mắt con nhìn tôi đầy kiên định, tôi đã quyết định mời sứ giả vào cho con. Thằng bé đưa tôi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, nó yêu cầu sứ giả mang cho nó vũ khí để đi đánh giặc:
- Ông kêu nhà vua mang đến cho ta một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt, và cả một chiếc roi sắt để ta đi đánh giặc!
Giọng nói của Gióng rất quả quyết làm xua tan đi bao nghi ngờ trong lòng sứ giả, khiến chúng tôi vừa kinh ngạc lại vừa vui mừng khôn xiết. Con quay sang tôi, muốn tôi nấu cho một nồi cơm thật to. Tôi nghe theo lời, vội vã đi nấu cơm cho con ăn. Nhưng nấu đến đâu, Gióng ăn hết đến đấy và cùng với đó, con lớn nhanh như thổi, bỗng nhiên trở thành một tráng sĩ cao to vạm vỡ. Tôi và chồng cố gắng lấy hết số gạo ở nhà có để nấu cho con, nhưng khốn nỗi vẫn không đủ, hai vợ chồng phải nhờ sự trợ giúp của dân làng. Dân làng thấy điều thần kỳ vậy, họ tin rằng Gióng sẽ mang lại yên bình cho đất nước, cho dân làng, nên đã cùng nhau quyên góp gạo cho Gióng để Gióng đi đánh giặc.
Rồi đến ngày hẹn, sứ giả mang những đồ mà Gióng đã yêu cầu. Nhận thấy tình hình cấp bách của đất nước khi giặc đã tới chân núi Trâu, Gióng nhanh chóng mặc quần áo giáp, leo lên lưng ngựa, quất vào con ngựa, ngựa hí lên mà phi ra lửa. Trước khi ra trận, con không quên lạy tạ cha mẹ, từ biệt dân làng, ánh mắt con mang theo sự quả quyết sẽ mang lại bình an cho dân làng. Nhìn thấy bóng dáng đứa con thân yêu khuất dần sau rặng tre làng, tôi vừa xót xa vừa tự hào về con, nước mắt cứ không ngừng tuôn rơi. Những ngày xông pha chiến trận, Gióng đánh giặc chống trả quyết liệt, Gióng đi tới đâu, giặc lo sợ, thất bại ngay tại đó. Rồi không may, chiếc roi sắt của con bị gãy, con đã nhanh trí một tay đã nhổ khóm tre bên cạnh mà đánh giặc. Quân giặc thua tan tác, Gióng đã thực hiện được lời hứa với dân làng.
Được tin, tôi và ông nhà vui mừng khôn xiết, cứ ôm nhau mà khóc vì sung sướng, hạnh phúc. Cả dân làng muốn mở tiệc chúc mừng, chào đón Gióng trở về, nhưng sau trận chiến, con đã cởi bỏ áo giáp sắt rồi phi ngựa lên trời. Tôi cũng chợt nhận ra, Gióng chính là con của Ngọc Hoàng, vì thương xót và muốn giúp dân làng diệt trừ giặc ngoại xâm nên đã phái con xuống. Dù phải chia tay con, nhưng tôi cũng rất vui, tự hào vì đã có con. Mỗi khi nhớ Gióng, hai vợ chồng tôi lại ngước nhìn phía ngọn núi Sóc Sơn, nơi con đã bay về trời...
-/-
Cuộc đời của Thánh Gióng đã chứa đựng nhiều ý nghĩa và giá trị. Qua "Kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời của nhân vật người mẹ", hy vọng rằng con trẻ Việt Nam sẽ hiểu được ý nghĩa của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự hy sinh vì đất nước. Chúc các em học tốt với bộ tài liệu văn mẫu lớp 6 !