Trang chủ

Góc sáng tạo: Những trang sử vàng trang 61 lớp 4 Cánh Diều tập 2

Xuất bản: 18/11/2023 - Tác giả:

Góc sáng tạo: Những trang sử vàng trang 61 lớp 4 Cánh Diều tập 2 giúp các em học sinh chuẩn bị giải các bài tập trước tại nhà và các bậc phụ huynh theo dõi.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Cánh diều: Góc sáng tạo: Những trang sử vàng trang 61 để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Bài học gồm các nội dung cần chuẩn bị trước như sau:

Câu 1. Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.

b, Viết đoạn văn ( hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta.

Trả lời:

a.

- Bà Triệu: Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương hay Triệu Quốc Trinh, sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay gọi là Yên Thôn) xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Bà là một trong những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quê hương của Bà Triệu chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục - những người đã có công khai mach đại khoa Nho học cho Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bà Triệu mất năm 248, khi đó mới 22 tuổi. Đến nay, những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Bà được phong là “Bột chính anh hùng tài Trinh nhất phu nhân”. Có rất nhiều giai thoại nói về người anh hùng phụ nữ Triệu Thị Trinh.

- Lý Thường Kiệt: Trong lịch sử triều Lý, có lẽ Lý Thường Kiệt là một trong những cái tên nổi danh nhất khi ông phò Vua phá Tống bình Chiêm công danh hiển hách. Tuy nhiên, ít người biết ông vốn không thuộc hoàng tộc nhà Lý và lại càng ít người biết ông xuất thân từ quan thái giám. Lý Thường Kiệt vốn tên Ngô Tuấn, là con trai của tướng Ngô An Ngữ với phu nhân họ Hàn. Ông sinh năm 1019 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Tương truyền, từ khi sinh ra, số mệnh Lý Thường Kiệt đã được báo trước là sẽ công danh hiển hách song lại phiền là không có con nối dõi. Tên tuổi Lý Thường Kiệt nổi như cồn, trở thành 1 nhân vật lớn trong thời đại nhà Lý. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Trang sử vẻ vang nhất trong cuộc đời Lý Thường Kiệt và cũng là trong triều đại nhà Lý là cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077. Năm 1105, Lý Thường Kiệt mất, được tặng chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, tặng thực ấp 1 vạn hộ. Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt là thái giám đầu tiên nêu gương sáng về tấm lòng phò vua báo quốc. Trong lịch sử chiến tranh Đại Việt – Trung Quốc, ông là tướng Việt duy nhất chủ động đánh sang Trung Quốc để bẻ gãy mũi nhọn xâm lược của địch.

- Kim Đồng: Kim Đồng là một vị thiếu niên anh hùng. Anh là người dân tộc Nùng. Từ nhỏ, Kim Đồng đã tham gia cách mạng. Anh là đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc. Nhiệm vụ của anh là giao liên, đưa đón Việt Minh và vận chuyển thư từ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Kim Đồng đã lập được nhiều chiến công. Một lần, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới. Anh đã trí đánh lạc hướng chúng và phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Sau này, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và yêu quý anh Kim Đồng.

b.

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe.

Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện.

Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học.

Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường.

Câu 2. Giới thiệu và bình chọn bài viết hay, có hình ảnh đẹp.

Trả lời:

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận.

Chị là người mưu trí, dũng cảm. Chị Sáu đã có nhiều chiến công hiển hách. Năm 1948, chị được tổ chức phân công đánh phá buổi lễ mít tinh mừng ngày Quốc khánh nước Pháp 14/7/1948. Chị tung lựu đạn vào khán đài có tính trưởng Lê Thành Trường để giải tán buổi lễ. Chiến công này tạo cho chị nhiều cơ hội lập công mới. Chị được Đảng giao cho nhiệm vụ trừ gian diệt tề. Tháng 2 năm 1950, trong một lần làm nhiệm vụ, không may chị sa vào tay quân thù. Giặc dùng đủ mọi cực hình tra tấn chị nhưng chị không khuất phục và không khai báo điều gì. Địch đày chị ra Côn Đảo. Bảy giờ sáng ngày 23/1/1952, chúng xử tử chị, khi ấy chị mới tròn mười chín tuổi. Ngày 3/6/1993, chị Võ Thị Sáu được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 2 bài: Góc sáng tạo: Những trang sử vàng trang 61 mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 đang đợi các em khám phá đấy!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM