Trang chủ

Giải Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Xuất bản: 13/03/2024 - Cập nhật: 14/03/2024 - Tác giả:

Giải Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trả lời câu hỏi trong bài giúp học sinh ghi nhớ nội dung Lịch sử 8 Bài 14.

Học sinh sẽ được tìm hiểu về Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong nội dung Bài 14 Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sgk Lịch sử 8 Cánh Diều.

Mở đầu trang 60: Vậy tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX biến đổi ra sao? Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành công cuộc xâm chiếm toàn bộ đất đai và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. Dưới ách cai trị của thực dân Anh, hình Ấn Độ có sự chuyển biến toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á diễn ra khắp nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a; Phi-líp-pin, ch, Cam-pu-chia,…

Ấn Độ

Câu hỏi trang 62: Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, trình bày tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

Lời giải chi tiết

  • Tình hình chính trị

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.

+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;

+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.

- Hậu quả:

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

  • Tình hình kinh tế

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.

+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.

- Hậu quả:

+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.

+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.

+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

  • Tình hình xã hội

- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Hậu quả:

+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Đông Nam Á

Câu hỏi trang 63: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Lời giải chi tiết

  • Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, nhân dân các nước Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống thực dân phương Tây để giành độc lập. Phong trào giải phóng dân tộc giai đoạn này chuyển dần từ ý thức hệ phong kiến sang khuynh hướng tư sản.

- Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo:

+ Ở In-đô-nê-xi-a, cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản, trí thức và mang màu sắc tôn giáo.

+ Ở Phi-líp-pin, phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động. Xu hướng bạo động đã dẫn đến cuộc cách mạng 1896 - 1898. Cuộc cách mạng 1896 - 1898 ở Phi-líp-pin diễn ra dưới sự lãnh đạo của tổ chức Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân (Ka-ti-pu-nan). Cách mạng thắng lợi, đưa tới sự ra đời của của nhà nước Cộng hòa Phi-líp-in (ngày 12/6/1898).

- Tại khu vực Đông Nam Á lục địa: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương tiếp tục diễn ra.

+ Ở Cam-pu-chia có cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang-xnuông (1905).

+ Ở Lào có cuộc khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 - 1903), khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam (1901 1937).

+ Ở Việt Nam có phong trào Cần vương (1885 - 1896) và các hoạt động yêu nước do văn thân, sĩ phu lãnh đạo cùng khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913), gây cho Pháp nhiều tổn thất.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 trang 63: Lập bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX theo hai nội dung sau: chính sách của thực dân Anh và chuyển biến lớn:

Lời giải chi tiết

Lĩnh vựcChính sách của thực dân AnhChuyển biến
Chính trị

- Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.

- Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa cho quyền cai trị;

- Khơi sâu những khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc.

- Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

- Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị, bóc lột của chính quyền thực dân- Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

Kinh tế

- Trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

- Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Ấn Độ.

- Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

- Các ngành thủ công truyền thống, đóng tàu, khai mỏ,… bị suy yếu, không đủ sức cạnh tranh với Anh.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

Xã hội

- Chính sách “ngu dân”;

- Khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Xói mòn văn hóa truyền thống;

- Đời sống nhân dân cực khổ;

- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh dân cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh.

Vận dụng 2 trang 63: Sưu tầm tư liệu về các anh hùng dân tộc trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải chi tiết

(*) Tham khảo 1: Thông tin về Hô-xê Ri-xan (1861 - 1896, Phi-líp-pin)

- Hô-xê Ri-xan là đại diện tiêu biểu cho xu hướng ôn hòa trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin vào cuối thế kỉ XIX.

- Năm 1892, Hô-xê Ri-xan thành lập ‘Liên minh Phi-líp-pin”, với sự tham gia của nhiều trí thức, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin.

- Năm 1896, Hô-xê Ri-xan bị thực dân Tây Ban Nha bắt giam và xử tử.

- Ngày nay, ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin, tại nơi Hô-xê Ri-xan bị xử tử, người ra đã xây dựng một quảng trường để tri ân công lao của ông đối với dân tộc.

(*) Tham khảo 2: Thông tin về Phan Đình Phùng (1847 - 1895, Việt Nam)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

-//-

Hy vọng với nội dung trả lời chi tiết câu hỏi trong Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á giúp học sinh nắm được nội dung bài học và ghi nhớ những nội dung chính, quan trọng trong chương trình học Lịch sử 8.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM