Trang chủ

Giải KHTN 7 Bài 38 Kết nối tri thức

Xuất bản: 05/10/2022 - Tác giả:

Giải KHTN 7 bài 38 Kết nối tri thức : Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật, trả lời các câu hỏi trang 156 - 157 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Giải KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 38 : Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Giải KHTN 7 Bài 38 Kết nối tri thức ngắn gọn

Tài liệu giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 38 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ:

Thực hành: quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số loài sinh vật

Kết quả thực hành trang 157 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức

1. Ghi kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật vào bảng theo mẫu sau:

Bảng 38.1

Tên cây trồng

Ngày

Chiều cao cây (cm)

Số lá

Kích thước lá (cm2)

Cây đậu xanh1???
2???
3???
4???
5???

Bảng 38.2

Tên động vậtCác giai đoạn phát triểnĐặc điểm về kích thước,hình thái cơ thể ở các giai đoạn
??

?

??

?

- Giải KHTN 7 Bài 38 Kết nối tri thức -

Trả lời

- Kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng:

Bảng 38.1

Tên cây trồng

Ngày

Chiều cao cây (cm)

Số lá

Kích thước lá (cm2)

Cây đậu xanh1Hạt bắt đầu nảy mẩm, xuất hiện rễ.00
2Xuất hiện nhiều rễ hơn00
31 cm00
41,5 cm00
52,5 cm00
64 cm00
75,5 cm22 cm2

- Kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của các loài động vật:

Bảng 38.2

Tên động vậtCác giai đoạn phát triểnĐặc điểm về kích thước,hình thái cơ thể ở các giai đoạn
Con bướmTrứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Nhộng → Bướm trưởng thành

- Giai đoạn trứng: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan.

- Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Sâu bướm có hình trụ dài, sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, lớn lên rất nhanh và trải qua nhiều lần lột xác.

- Giai đoạn nhộng: Nhộng có hình túi nhỏ, không có hoạt động thu nhận thức ăn trong thời gian này.

- Giai đoạn bướm trưởng thành: Bướm có cơ thể hình trụ dài, có 2 đôi cánh lớn, sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa.

Con gàTrứng → Gà mới nở → Gà con → Gà trưởng thành

- Giai đoạn trứng: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- Giai đoạn gà mới nở: Gà bé bằng nắm tay, cánh nhỏ, toàn cơ thể chỉ có lông tơ.

- Giai đoạn gà con: Gà con lớn dần, bắt đầu mọc lông cánh, lông đuôi.

- Giai đoạn gà trưởng thành: Gà tiến dần đến kích thước tối đa, gà trống mọc mào, gà bắt đầu có khả năng sinh sản.

Bọ rùa đỏ

Trứng ->  Ấu trùng bọ -> Nhộng -> Bọ rùa

- Trứng: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các cơ quan và hệ cơ quan.

- Trứng nở ra ấu trùng con non của bọ rùa, chưa có hình thái giống với con trưởng thành.

- Ấu trùng non ăn rệp và sâu bọ đến kích thước nhất định ấu trùng sẽ đóng kén.

- Bọ Rùa trưởng thành phá nhộng, có thêm 4 cánh, cơ thể tròn đỏ, có đốm đen

Ếch

Trứng ếch -> Nòng nọc (giống cá con) -> Nòng nọc mọc chân -> Ếch con (rụng đuôi) -> Ếch trưởng thành

- Trứng: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các cơ quan và hệ cơ quan

- Nòng nọc: Kích thước nhỏ (giống cá) có đuôi bơi, không có chi. Nòng nọc con có thể tự kiếm ăn dưới nước, sau một thời gian nòng nọc mọc lần lượt các chi sau và chi trước, có dần hình thái của ếch con nhưng vẫn còn đuôi.

- Ếch con: Nòng nọc rụng đuôi thành ếch con. Ếch con đã hoàn thiện hình thái ngoài tuy nhiên các cơ quan chưa phát triển toàn bộ.

- Ếch trưởng thành: Ếch con dần tăng kích thước tối đa, bắt đầu có khả năng sinh sản.

- Giải KHTN 7 Bài 38 Kết nối tri thức -

2. Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật.

Trả lời

- Các loài sinh vật sống đều có khả năng sinh trưởng và phát triển. Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật được biểu hiện bằng sự tăng lên về khối lượng và kích thước của cơ thể, sự phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

- Sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật khác nhau là khác nhau.

- Trong cùng một loài, ở mỗi giai đoạn, sự sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau về sự biểu hiện và tốc độ.

Trả lời các câu hỏi sau trang 157 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức

1. Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.

2. So sánh sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát.

Trả lời

1. Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát:

- Sau khi hấp thụ đủ nước hạt trương lên, vỏ hạt nứt ra lộ lá mầm.

- Vỏ hạt nứt ra lộ một mầm trắng, mầm này đâm xuống đất phát triển thành rễ hút nước và chất dinh dưỡng, vỏ hạt tiếp tục nứt ra, lá mầm được đẩy lên cao, lá mầm tách ra để lộ chồi mầm.

- Sau khi nảy mầm, lá mầm phát triển ổn định một thời gian sau đó dần teo đi, chồi mầm ngày càng phát triển lộ ra các cơ quan sinh dưỡng như thân và lá non.

2.

Loài bướm

Loài gà

- Có giai đoạn trung gian giữa con non và con trưởng thành (giai đoạn nhộng).

- Không có giai đoạn trung gian giữa con non và con trưởng thành.

- Có sự biến thái hoàn toàn, sâu bướm (có cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành) phải trải qua giai đoạn trung gian (nhộng) để biến đổi thành con trưởng thành.

- Không có biến thái, gà con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như gà trưởng thành.

- HẾT -

Trên đây là toàn bộ nội dung Giải KHTN 7 Bài 38 Kết nối tri thức. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM