Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 16: Phản xạ ánh sáng, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho nội dung bài học tìm hiểu về năng lượng ánh sáng, chùm sáng và tia sáng, vùng tối và vùng nửa tối.
Giải KHTN 7 bài 16 Chân trời sáng tạo
Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 16 Chân trời sáng tạo:
Câu hỏi mở đầu trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Làm thế nào để hắt ánh sáng vào đúng điểm A trên tường?
Trả lời:
Để hắt ánh sáng vào đúng điểm A trên tường thì ta phải xác định được tia tới cho tia phản xạ đi qua điểm A, bằng cách làm như sau:
- Vẽ một đường thẳng bất kì từ A đến gương, cắt gương tại một điểm I nào đó.
- Từ I dựng đường thẳng IN vuông góc với gương.
- Dùng thước đo độ đo góc ∠AIN.
- Vẽ đường IS sao cho góc ∠NIS = ∠AIN và IS, IA, IN cùng nằm trên một mặt phẳng. Ánh sáng đi theo đường SI sẽ hắt đúng vào điểm A trên tường.
1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Câu 1 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Nêu một số ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được trong thực tế.
Trả lời:
Một số ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được :
- Bóng đền Ngọc Sơn in trên mặt nước hồ Gươm (lúc nước phẳng lặng).
- Gương mặt của chúng ta phản chiếu trong gương.
- Ánh sáng của đèn pin chiếu vào một vật và vật đó hắt lại ánh sáng vào mắt ta.
- Đèn laze chiếu vào giấy trắng.
Câu hỏi củng cố trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Ban đêm, ta không thể đọc sách trong một căn phòng tối. Chỉ khi bật đèn lên, ta mới có thể nhìn thấy trang sách. Vì sao?
Trả lời:
Ban đêm, ta không thể đọc sách trong một căn phòng tối vì:
- Ta chỉ có thể nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Ở đây, trang sách không phải nguồn sáng nên trong một căn phòng tối, ta không thể nhìn thấy nó.
- Khi bật đèn, lúc này có ánh sáng từ đèn chiếu vào trang sách và hắt lại vào mắt ta, lúc này trang sách trở thành vật sáng nên ta có thể nhìn thấy trang sách.
2. Định luật phản xạ ánh sáng
Câu 2 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Từ kết quả thí nghiệm, hãy nêu nhận xét về:
a) mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ.
b) mối liên hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i.
Trả lời:
a) Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ cũng đồng thời là mặt phẳng chứa tia sáng tới và đường pháp tuyến (đường vuông góc với mặt phẳng tại trung điểm).
b) Mối liên hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i: góc phản xạ bằng góc tới (i = i’).
Câu hỏi củng cố trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình dưới đây.
Trả lời:
Các bước vẽ các tia sáng phản xạ :
- Bước 1: Dựng đường pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng.
- Bước 2: Dùng thước đo độ đo góc tới i.
- Bước 3: Vẽ góc phản xạ i’ sao cho i’ = i.
3. Phản xạ và phản xạ khuếch tán
Câu 3 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau thế nào?
Trả lời:
Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau là:
- Hình 16.4a: Ta quan sát được ảnh rõ nét của cảnh vật trên mặt hồ.
- Hình 16.4b: Ta không quan sát được ảnh rõ nét của cảnh vật trên mặt hồ.
Câu 4 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Nêu nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ trong Hình 16.5a và 16.5b. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Trả lời:
Nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ:
- Hình 16.5a: Các tia sáng phản xạ song song và cùng hướng với nhau.
- Hình 16.5b: Các tia sáng phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
Sở dĩ có sự khác nhau đó vì:
- Hình 16.5a: Các tia sáng tới chiếu đến cùng một bề mặt phẳng và nhẵn.
- Hình 16.5b: Các tia sáng tới chiếu đến một bề mặt gồ ghề và khác nhau ở mỗi vị trí.
Câu hỏi vận dụng trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Một học sinh cho rằng: “Trong hiện tượng phản xạ khuếch tán, sở dĩ ta không nhìn thấy ảnh của vật là do hiện tượng này không tuân theo đúng định luật phản xạ ánh sáng”.
Theo em, nhận định đó đúng hay sai?
Trả lời:
Theo em, nhận định đó là sai vì: Trong hiện tượng phản xạ khuếch tán, sở dĩ ta không nhìn thấy ảnh của vật vì ánh sáng chiếu tới bề mặt không bằng phẳng (gồ ghề, thô ráp) khiến các tia sáng phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau mà mắt ta không thể thu nhận hết được. Do vậy ảnh của vật sẽ không rõ nét.
Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 16 phần Bài tập
Câu 1 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Mắt nhìn thấy các vật phía sau tấm kính.
B. Mắt đặt ngoài không khí nhìn thấy con cá trong bể nước.
C. Mắt nhìn thấy bóng cây trong sân trường.
D. Mắt nhìn thấy hình ảnh bầu trời dưới hồ nước.
Trả lời:
Hiện tượng là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng là: Mắt nhìn thấy hình ảnh bầu trời dưới hồ nước (hồ nước được coi như bề mặt nhẵn bóng).
Các hiện tượng còn lại không phải là kết quả của phản xạ ánh sáng vì:
Đáp án A : không có sự hắt ánh sáng trở lại môi trường cũ.
Đáp án B : không có sự hắt ánh sáng trở lại môi trường cũ.
Đáp án C : sân trường không phải bề mặt nhẵn bóng, bóng cây cũng không phải ảnh.
Câu 2 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST
Trong hai hình dưới đây, hãy chỉ ra đâu là sự phản xạ, đâu là sự phản xạ khuếch tán. Giải thích.
Trả lời:
- Hình a là sự phản xạ khuếch tán vì ảnh của bông hoa súng không rõ nét trên bề mặt nước nhấp nhô, gợn sóng. Bề mặt này không được coi là một bề mặt phẳng nhẵn, bóng.
- Hình b là sự phản xạ vì ảnh của mặt trời rõ nét trên bề mặt nước phẳng lặng. Bề mặt này được coi là một bề mặt phẳng nhẵn, bóng.
-/-
Các bạn vừa tham khảo toàn bộ nội dung soạn KHTN 7 bài 16 Chân trời sáng tạo: Phản xạ ánh sáng do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.