Trang chủ

Giải GDCD 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì (Cánh Diều)

Xuất bản: 01/07/2021 - Cập nhật: 02/07/2021 - Tác giả:

Giải GDCD 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì trang 15 SGK bộ Cánh Diều với hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi trong bài

Giải GDCD 6 bài 3: Siêng năng, kiên trì (Cánh Diều)

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài 3: Siêng năng, kiên trì trang 15-18 SGK GDCD 6 bộ Cánh Diều giúp các em chuẩn bị bài thật tốt trước khi lên lớp.

Khởi động GDCD 6 bài 3 Cánh Diều

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hai bạn trong hình có biểu hiện thế nào trong học tập?


Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 Bài 3 trang 15

- Hình ảnh thể hiện việc hai bạn đang giúp đỡ nhau trong học tập.

Khám phá GDCD 6 bài 3 Cánh Diều

1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

a) Vì sao Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp?

b) Điều gì giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc?

c) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 Bài 3 trang 16

a) Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp vì sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập và lòng yêu thích âm nhạc của cậu.

b) Điều giúp Rô-bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc chính là sự siêng năng và kiên trì.

c) Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:



a) Các nhân vật trong ảnh trên đã làm việc như thể nào ?

b) Tính siêng năng, kiên trì được biểu hiện như thế nào trong học tập, lao động và trong cuộc sống?

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 Bài 3 trang 16-17

a) Các nhân vật trong ảnh trên đã làm việc rất siêng năng, chăm chỉ.

b) Tính siêng năng, kiên trì được thể hiện trong học tập, lao động và trong cuộc sống là:

- Trong học tập chăm chỉ học bài, làm bài tập về nhà và chăm chỉ lắng nghe cô giáo giảng bài.

- Trong lao động chăm chỉ làm việc, kiên trì những cách làm mới, hiệu quả.

- Trong cuộc sống luôn luôn cố gắng biến bản thân trở thành người tốt nhất, luôn trau dồi kiến thức hằng ngày, làm việc gì cũng làm đến cùng.

3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Tho-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison) là nhà phát minh vĩ đại. Để làm ra bóng đèn điện, Ê-đi-xơn đã thực hiện hàng nghìn thí nghiệm. Khi liên tiếp gặp thất bại, bị công kích là “người hoang tưởng”, Ê-đi-xơn vẫn không nản chí, luôn trung thành với khát vọng của bản thân.

Ê-đi-xơn đã miệt mài làm việc và cuối cùng đã thành công.

Nhờ sự nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ của Ê-đi-xơn, nhân loại đã có được ánh sáng của đèn điện như ngày hôm nay.



a) Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả gì cho Ê-đi-xơn?

b) Siêng năng, tiên trì có ý nghĩa như thể nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 Bài 3 trang 17

a) Qua thông tin trên, theo em siêng năng, kiên trì đã mang lại kết quả cho Ê-đi-xơn đã mang đến cho nhân loại ánh sáng đèn điện như ngày nay.

b) Siêng năng, tiên trì có ý nghĩa giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

Luyện tập GDCD 6 bài 3 Cánh Diều

Câu 1.  Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?

Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì.

B. Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì.

C. Những người thông minh không cần phải siêng nãng, kiên trì.

Câu 3. Buổi tối, Hải làm bài tập Tiếng Anh. Những bài đầu Hải giải rất nhanh, nhưng đến các bài sau Hải đọc thấy khó quá bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm nữa, sang nhờ bạn Hoàng giải hộ”. Nhưng rồi, Hải lại băn khoăn: “Liệu Hoàng có nhà không? Thôi, giờ sang nhà Liên chép bài của bạn vẫn chưa muộn, vì Liên ở ngay gần nhà mình”.

a) Em có đồng ý với suy nghĩ của Hải không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải điều gì?

Câu 4. Kể về một tấm gương siêng năng, kiên trì mà em biết. Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Câu 5. Em biểu thể nào về câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim”?

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 Bài 3 trang 18

Câu 1. Em đồng ý với ý kiến trên vì chỉ có siêng năng, kiên trì mới giúp bạn đạt được hiệu quả trong công việc và là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công.

Câu 2. Em đồng ý với ý kiến A và B ("Trong thời đại công nghiệp 4.0, con người càng cần phải siêng năng, kiên trì" và "Ai cũng cần phải siêng năng, kiên trì"). Trong thời đại công nghiệp nếu chúng ta không học hỏi nhiều hơn nữa, siêng năng hơn nữa thì sẽ bị đi lùi và không thế nào phát triển được. Bên cạnh đó người thông lại càng phải siêng năng và kiên trì vì nếu không có cần cù thì thông minh cũng không thể làm lên gì cả.

Câu 3.

a) Em không đồng ý với suy nghĩ của Hải. Vì nếu gặp bài tập khó thì mình phải tìm những cách giải khác tốt hơn, như thế sẽ vận động khả năng tư duy và nhớ lâu hơn.

b) Nếu em là bạn của Hải, em có thể khuyên Hải có thể lên mạng tìm cách giải các bài khác tương tự, hoặc gọi điện hỏi bạn cách giải chứ không phải chép bài bạn.

Câu 4. Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình luyện viết chữ bằng hai chân và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.

Câu 5. “Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn. Chúng ta có nhận thấy được rằng từ xưa đến này hầu hết những con người thành công là đều nhờ vào ý chí và lòng kiên trì của mình.

Vận dụng GDCD 6 bài 3 Cánh Diều

Câu 1. Phát động chiến địch “Kiên trì không bỏ cuộc”.

- Cả lớp lập một bản cam kết từ đầu năm học về việc tập thể dục 10 phút mỗi buổi sáng.

  • Bản cam kết ghi rõ:
  • Nội dung cam kết,
  • Thời gian,
  • Điều kiện;
  • Thành phần tham gia.

- Người lập cam kết ghi rõ họ, tên và kí, người tham gia cam kết cũng ghi rõ họ tên và kí, bố mẹ kí người làm chứng.

- Cuối mỗi tuần thống kê, tổng kết xem ai là người kiên trì thực hiện được đúng.

Câu 2. Em hãy lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng, kiên trì của cá nhân và tự đánh giá thực hiện của mình.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 Bài 3 trang 18

Câu 2. Kế hoạch rèn luyện tính siêng năng của bạn thân

Sáng: dậy từ 6 giờ rèn luyện sức khoẻ

Chiều: Học bài mới

Tối : Làm bài mới , giúp mẹ.

~/~

Với hướng dẫn trả lời các câu hỏi Bài 3: Siêng năng, kiên trì trong nội dung giải bài tập SGK GDCD6 bộ Cánh diều chi tiết do Đọc tài liệu thực hiện trên đây có thể giúp các em hiểu bài hơn. Chúc các em học tốt!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM