Trang chủ

Soạn bài Đại từ

Xuất bản: 07/09/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Soạn bài Đại từ lớp 7, trả lời câu hỏi trang 54, 55 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 1 để hiểu thế nào là đại từ và các loại đại từ trong câu

Soạn bài Đại từ lớp 7 tập 1

I. Đại từ là gì?

Đọc các câu dưới đây, chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi

a) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.

(Khánh Hoài)

b) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm.

(Võ Quảng)

c) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

(Khánh Hoài)

d)

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

Câu hỏi

1. Từ nó ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn ấy?

2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.

3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?

4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

Trả lời

1. Nó trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn nó trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ nó này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này.

2. Từ "thế" ở đoạn văn thứ ba trỏ việc "đem chia đồ chơi ra đi", chúng ta biết được nhờ vào đoạn văn đứng trước đó.

3. Câu ca dao "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.

4. Từ nó trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ; nó trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.

II. Phân loại đại từ

1 - Trang 55 SGK

Đại từ để trỏ

a. Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...trỏ gì?

b. Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì?

c. Các đại từ  vậy, thế trỏ gì?

Trả lời

a) Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ... dùng để trỏ người, sự vật.

b) Các đại từ bấy, bấy nhiêu dùng để trỏ số lượng

c) Các đại từ vậy, thế dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

Ghi nhớ: Đại từ để trỏ.

- Trỏ người, trỏ sự vật (đại từ xưng hô); nó, họ, hắn…

- Trỏ số lượng: bất, bấy nhiêu…

- Trỏ hoạt động, tính chất sự việc: thế vậy…

2 - Trang 56 SGK

Đại từ để hỏi

a. Các đại từ ai, gì, ... trỏ gì?

b. Các đại từ bao nhiêu, mấy trỏ gì?

c. Các đại từ sao, thế nào trỏ gì?

Trả lời

a) Các đại từ ai, gì... hỏi về người, sự vật.

b) Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.

c) Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Ghi nhớ: Đại từ để hỏi.

- Hỏi về số lượng, sự vật: hỏi ai? Cái gì?

- Hỏi về số lượng: bao nhiêu?

- Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: như thế nào? Sao?

III. Soạn bài Đại từ phần Luyện tập

1 - Trang 56 SGK

a. Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng đã cho.

b. Nghĩa của đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao sau đây?

Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Trả lời

a. Có thể sắp xếp như sau:

Số ngôiSố ítSố nhiều
1Tôi, tao, tớ, mình, ....Chúng tôi, chúng tao, chúng mình, bọn tôi ....
2MàyChúng mày
3Nó, hắnChúng nó, họ

b.

Mình ở câu đầu là ngôi thứ nhất (tương tự: tôi, tớ) trỏ bản thân người nói (viết).

Mình ở câu sau là ngôi thứ hai (tương tự như: bạn, em) trỏ người nghe (đọc).

2 - Trang 57 SGK

Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu,... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự.

Trả lời

- Ví dụ trong những câu ca dao

- Từ này tôi kệch đến già
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé hạt thóc vùa lâu đồng tiền

- Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

- Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

- “Cái bống đi chợ cầu Cần
Thấy ba ông Bụt đang vần nồi cơm
Ông thì xới, đơm đơm
Ông thì ngồi đổ nồi cơm chẳng vần”

Và 1 số ví dụ khác:

- Cháu chào bác ạ!

- Cháu mời ông bà xơi cơm.

- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!

- Hôm nay, mẹ có đi làm không?

- Cô chờ ai đấy?

3 - Trang 57 SGK

Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:

- Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.

- Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Cao dao)

- Thế nào anh cũng đến nhé.

Dựa theo những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu đế trỏ chung.

Trả lời

Dựa vào các trường hợp sử dụng đại từ trỏ chung ở các câu trên. Lưu ý, các đại từ trỏ chung không biểu thị riêng một đối tượng nào cả, chẳng hạn:

- Ai mà chẳng thích được ngợi khen.

- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

4 - Trang 57 SGK 

Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ở trường lớp em có trường hợp xưng hô thiếu lịch sự không?

Trả lời

Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,…để xưng hô cho lịch sự. Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.

Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn. Bản thân mỗi người cần tuyên truyền và giải thích cho các bạn hiểu được là một người HS cần phải rèn luyện cách nói năng lễ phép, chuẩn mực. Tham gia tốt các phong trào như “nói lời hay, làm việc tốt”…

5 - Trang 57 SGK

Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga).

Trả lời

Giữa tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa

- Về số lượng đại từ:

  • Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh.
  • Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you. Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.

- Ý nghĩa biểu cảm: tùy mức độ quan hệ xã giao hay mối quan hệ thân mật, sường sã có thể có nhiều cách dùng đại từ. Đôi khi tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh, người nói có thể sử dụng các đại từ khác nhau.

- Ví dụ:

  • Khi vui vẻ ta có thế xưng hô: - Cậu đã làm bài tập chưa?  - Mình đã làm rồi.
  • Khi bực bội cáu giận: - Mày đã ăn cơm chưa? - Tao chưa ăn.

--------------------------------------------------------------------

» Xem thêm hướng dẫn Soạn văn lớp 7 để trả lời câu hỏi và bài tập khác thuộc sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 1 để cùng ôn tập và giải đáp những câu hỏi trong các bài học em nhé! Nếu các em không có quá nhiều thời gian soạn bài thì các em có thể tham khảo Soạn bài Đại từ lớp 7 trang 54 ngắn nhất dưới đây nữa nhé:

Soạn bài Đại từ ngắn nhất

I. Thế nào là đại từ ?

Bài tập trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Câu 1

a. Nó : trỏ nhân vật "em tôi"

b. nó : trỏ con gà của anh Bốn Linh.

Cơ sở nhận biết : dựa vào ngữ cảnh và nghĩa các câu đứng trước, đứng sau.

Câu 2

Từ thế trong đoạn văn thứ ba trỏ việc "đem chia đồ chơi". Điều này thấy được khi đọc các câu văn trước.

Câu 3

Từ "ai" trong bài ca dao dùng để hỏi.

Câu 4

Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên đóng vai trò chủ ngữ, phụ ngữ cho danh từ, phụ ngữ cho động từ.

II. Các loại đại từ

Bài 1 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Đại từ để trỏ

a. trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)

b. trỏ số lượng

c. trỏ hoạt động, tính chất

Bài 2 trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 1 

Đại từ để hỏi

a. hỏi về người, sự vật

b. hỏi về số lượng

c. hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

III. Luyện tập

Bài 1 trang 56 SGK Ngữ văn 7 tập 1

a.

Số ngôiSố ítSố nhiều
1TôiChúng tôi
2MàyChúng mày
3Nó, hắnChúng nó, họ

b. "mình" trong câu "Cậu giúp đỡ mình với nhé! " thuộc ngôi thứ nhất số ít. Còn hai từ "mình" ở câu thơ thuộc ngôi thứ hai số ít.

Bài 2 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 1 

Tìm ví dụ tương tự :

- Cháu mời ông bà xơi cơm.

- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!

- Hôm nay, mẹ có đi làm không?

- Cô chờ ai đấy?

Bài 3 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Đặt câu :

- Ai mà chẳng thích được ngợi khen.

- Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

- Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

Bài 4 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, em nên xưng hô tôi, mình, tớ, bạn, cậu, … Nếu ở trường, lớp có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự, chúng ta nên đưa ra lời góp ý, lời khuyên với bạn.

Bài 5 trang 57 SGK Ngữ văn 7 tập 1

So với tiếng Anh :

- Số lượng : của tiếng Việt đa dạng, phong phú hơn (ví dụ từ you – mang nghĩa số nhiều và số ít).

- Ý nghĩa biểu cảm : đại từ tiếng Việt biểu cảm tinh tế. Ví dụ : từ "you" trong tiếng anh có nghĩa là người ở ngôi thứ hai, trong tiếng Việt có thể là "mày, bạn, cậu,…"

Kiến thức cần ghi nhớ

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể đạm nhiệm cả chủ - vị trong câu, phụ ngữ của danh từ , của động từ, của tính từ,..

-------------

Mặt khác các em có thể tham khảo các bài tập gần bài học nhất:

Bài trước: Soạn bài Những câu hát châm biếm

Bài sau: Soạn bài Luyện tập tạo lập văn bản

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM