Trang chủ

Giải bài tập luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Cộng đồng

Xuất bản: 29/04/2018

Bài soạn là lời giải bài tập trang 65, sách giáo khoa Tiếng Việt 3, giúp học sinh mở rộng vốn từ, cụ thể là các từ cộng đồng. Biết cách phân biệt một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng, hiểu được ý nghĩa của các câu tục ngũ, thành ngữ về ứng xử trong cộng đồng.

Câu 1 (trang 65 sgk Tiếng Việt 3): Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng.

Đáp Án:

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương

cộng tác, đồng tâm

Câu 2 (trang 66 sgk Tiếng Việt 3): Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào, không tán thành thái độ nào?

Đáp Án:

Em tán thành thái độ :

– Chung lưng đấu cật.

– Ăn ở như bát nước đầy Em không tán thành thái độ.

– Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.

Câu 3 (trang 66 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các bộ phận của câu :

– Trả lời câu hỏi : "Ai (cái gì, con gì)?"

– Trả lời câu hỏi : "Làm gì?"

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

Đáp Án:

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

→ Đàn sếu trả lời câu hỏi :

Những con gì đang sải cánh trên cao?

→ đang sải cánh trên cao trả lời cho câu hỏi :

Đàn sếu đang làm gì?

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

→ đám trẻ trả lời câu hỏi:

Sau một cuộc dạo chơi, ai ra về?

→ ra về trả lời câu hỏi:

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ làm gì?

c) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.

→ Các em trả lời câu hỏi :

Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi?

tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi trả lời câu hỏi :

Các em làm gì?

Câu 4 (trang 66 sgk Tiếng Việt 3): Đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu sau:

a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

Đáp Án:

a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

– Câu hỏi cần đặt : Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

– Câu hỏi cần đặt : Ông ngoại làm gì?

c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

– Câu hỏi cần đặt: Mẹ tôi làm gì?


TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM