Trang chủ

Bài 6 trang 119 SGK Hóa 8

Xuất bản: 03/02/2020

Bài 6 trang 119 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 6 trang 119 sách giáo khoa Hóa lớp 8

Bài 6 trang 119 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài 6 trang 119 SGK Hóa 8

Đề bài

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a) Viết các phương trình phản ứng.

b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?

c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?

Cách giải

a. Kim loại + axit →  muối + khí hidro

b. Giả sử cùng một lượng mỗi kim loại là a (gam) => tính số mol của mỗi kim loại

=> dựa vào phương trình hóa học xem số mol H2 sinh ra ở phương trình nào nhiều nhất thì kim loại đó cho nhiều khí nhất.

c. Giả sử cùng thu được 1 thể tích khí Hlà 22,4 lít => số mol H

Dựa vào phương trình hóa học tính số mol và khối lượng các kim loại =>khối lượng kim loại nào nhỏ nhất

Đáp án

Bài làm cách 1

a) Phương trình phản ứng:

b) Giả sử cho cùng một khối lượng là a g kim loại kẽm, sắt và nhôm

Theo phương trình (1): 

Theo phương trình (2): 

Theo phương trình (3): 

Ta nhận thấy: 

Như vậy cho cùng một lượng kim loại tác dụng với axit  loãng dư thì nhôm cho nhiều khí hidro hơn, sau đó đến sắt và ít nhất là kẽm.

c) Vì thu được cùng 1 lượng thể tích khí Hiđro.Giả sử lượng hiđro thu được ở 3 phương trình là: 

Ta có:


Vậy nếu thu được cùng một lượng khí hidro thì khối lượng kim loại ít nhất là nhôm, sau đó đến sắt, cuối cùng là kẽm.

Bài làm cách 2

a. Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 ↑            (1)

2Al  + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑  (2)

Fe  +  H2SO4 loãng  FeSO4 + H2 ↑            (3)

b. Giả sử khối lượng mỗi kim loại lấy phản ứng là a (gam)

Vậy số mol của Zn, Al và Fe lần lượt là: 

Zn + H2SO4loãng → ZnSO4 + H2 ↑         (1)

                                                                 (mol)

2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑ (2)

                                                                  (mol)

Fe   +   H2SO4 loãng  FeSO4 + H2 ↑        (3)

                                                               (mol)

Ta thấy: 

=> vậy cùng một lượng kim loại tác dụng với lượng axit dư thì kim loại nhôm sẽ cho nhiều khí hiđro hơn.

c. Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro (ví dụ là 22,4 lít) thì khối lượng kim loại cần nhỏ nhất là nhôm (

= 18g), tiếp theo là sắt (56g) và cuối cùng là kẽm (65g).
Ghi nhớ

- Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.

- Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

- Có thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho axit (HCl hoặc  loãng) tác dụng với kim loại kẽm ( hoặc sắt, nhôm). Có thể thu khí   vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới).

- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

- Quá trình nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

- Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

»» Bài trước:: Bài 5 trang 119 SGK Hóa 8

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 6 trang 119 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM