Đề bài:
Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.
Xem lại bài trước: Bài 3 trang 73 SGK Lịch sử 10
Lời giải bài 4 trang 73 SGK Lịch sử 10:
Nền văn hóa | Địa bàn cư trú | Công cụ lao động | Hoạt động kinh tế |
---|---|---|---|
Phùng Nguyên | Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng | Chủ yếu bằng đá | Nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm |
Sa Huỳnh | Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa | Phổ biến bằng đá | Nông nghiệp trồng lúa, dệt vải |
Đồng Nai | Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Hồ Chí Minh | Chủ yếu bằng đá | Nông nghiệp trồng lúa nước và các cây lương thực, ăn quả khác, khai thác sản vật, làm nghề thủ công |
- Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu vực sông Hồng.
- Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam Thời kỳ đồ sắt.
- Văn hóa Đồng Nai chỉ các di tích khảo cổ ở Việt Nam phân bố trên vùng trung du và đồng bằng miền Đông Nam Bộ, ven các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, thể hiện một quá trình diễn biến văn hoá từ sơ kì thời đại đồ đồng đến sơ kì thời đại sắt. ho đến nay, đã phát hiện được hàng trăm di tích ở hầu khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
------------
Mời các em truy cập doctailieu.com để cập nhật đầy đủ bài tập chương 1 phần 2: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X và hướng dẫn giải bài tập Lịch sử lớp 10 chi tiết nhất