Trang chủ

Giải bài 4 trang 134 sách giáo khoa Hóa lớp 12

Xuất bản: 29/07/2018 - Tác giả:

Hướng dẫn giải bài tập và đáp án bài 4 trang 134 SGK hóa học lớp 12

Đề bài

Chỉ dùng thêm 1 hóa chất, hãy phân biệt các chất trong những dãy sau và viết phương trình hóa học để giải thích.

a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b) Các dung dịch: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c) Các chất bột: CaO, MgO, Al2O3.

Hướng dẫn giải

a) Gồm 3 kim loại . Nhận thấy có 1 kim loại kiềm, 1 kim loại kiềm thổ và nhôm. Vậy điểm khác biệt chính là phản ứng với nước => sử dụng nước

b) Gồm 3 muối clorua. Vậy chỉ có thể nhận biết dựa vào cation tạo muối. Các cation thì mình nhận biết bằng màu sắc hiđroxit của nó

c) 3 chất bột oxit như vậy có thể nghĩ đến tính chất hóa học khác nhau giữa các oxit

Đáp án bài 4 trang 134 sgk hóa học lớp 12

a) Bước 1: Dùng H2O:

-Kim loại nào tan, có khí thoát ra và dd tạo thành trong suốt là Na

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

- Kim loại nào tan, có khí thoát ra và dd tạo thành vẫn đục là Ca

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

- Kim loại không tan là: Mg, Al

Bước 2: Lấy dd NaOH cho lần lượt vào 2 kim loại trên

+ Kim loại nào tan, có khí thoát ra là Al, còn lại không có hiện tượng là Mg

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2. H2

b) Dùng dd NaOH

- Dung dịch nào thấy tạo ra kết tủa vẫn đục là dd CaCl2

CaCl2 + 2NaOH → Ca(OH)2 (vẩn đục) + 2NaCl

- Dung dịch nào tạo kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan là AlCl3

AlCl3 + NaOH → Al(OH)3↓ trắng + NaCl

Al(OH)3 + NaOH dư → NaAlO2 + 2H2O

- Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl

c) Dùng nước

- Chất rắn nào tan trong nước tạo thành dd vẫn đục là CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2 (vẩn đục)

- Lọc bỏ kết tủa và cho dd Ca(OH)2 vào 2 chất còn lại

+ Chất rắn nào tan là Al2O3

Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O

+ Chất rắn không tan là MgO

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM