Trang chủ

Bài 3 trang 85 sgk địa 9

Xuất bản: 08/10/2018 - Tác giả: Giangdh

Đáp án bài 3 trang 85 SGK địa lí lớp 9 chương Sự phân hóa lãnh thổ về Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Đề bài:

Sưu tầm tài liệu (bài viết, ảnh) và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Hướng dẫn trả lời:

Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu qua sách vở, báo chí, các trang web du lịch, hành chính về hai địa điểm này.

Trả lời bài 3 tr 85 SGK Địa lớp 9

Giới thiệu vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng:

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc địa bàn huyện Bố Trạch và hyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc.

- Được thành lập năm 2001, tiền thân là Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha.

- Xếp hạng UNESCO: Di sản Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí địa chất, địa mạo (năm 2003), tiêu chí hệ sinh thái và đa dạng sinh học (năm 2015).

- Xếp hạng quốc gia: Di tích Quốc gia đặc biệt.

- Địa chất – địa mạo: địa hình Karst chiếm 2/3 diện tích với các cấu trúc độc đáo như phytokarst, ngọc động, khối tháp nón, măng đá, thác đá, bồn đã, nhũ đá…

- Hang động: có hơn 300 động với tộngng chiều dài 250 km, chia thành 3 hệ thống chính: hệ thống Phong Nha, hệ thống Vòm và hệ thống Chày. Các hang động tiêu biểu như động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Sơn Đoòng và Hòa Hương…

- Thủy văn: có 3 con sông chính là sông Chảy, sông Son và sông Troóc.

- Thảm thực vật: có 15 kiểu sinh cảnh  rộng lớn với 21 kiểu thảm thực vật quan trọng. Rừng kín thường xanh che phủ 93,5% diện tích, trong đó trên 90% là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi lớn nhất Đông Nam Á và hầu hết chưa bị tác động.

- Thực vật: ghi nhận 2.951 loài thực vật, trong đó có 112 loài trong sách Đỏ Việt Nam 2007 và 121 loài trong Sách Đỏ IUCN-2011.

- Động vật: ghi nhận 1.394 loài, trong đó có 46 loài trong sách Đỏ Việt Nam, 55 loài được ghi trong Sách Đỏ IUCN 2016 (voọc hà Tĩnh, voọc Chà vá chân nâu, vượn Đen má trắng, sao la…).

- Ngoài các cảnh quan thiên nhiên, vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như bến phà Xuân Sơn, dền Tiên sư tự cốc, hang Chín Tầng, Hang Tám Cô…Các lễ hội văn hóa truyền thống: lễ hội Đập trống của người Ma Coong 16/2 (Âm lịch), hát Tuồng bội của người Kinh ở Khương Hà (xã Hưng Trạch)…

-------------------------------------------------

» Tham khảo thêm đáp án bài 2 trang 85 sgk địa 9 hoặc hướng dẫn giải bài tập Địa 9 đầy đủ các bài tại doctailieu.com.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM