Trang chủ

Bài 2 trang 38 SGK Địa lí 10

Xuất bản: 20/11/2018

Giải bài 2 trang 38 Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 tiết Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

Mục lục nội dung

Đề bài:

Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ

Xem lại bài trướcBài 1 trang 38 SGK Địa lí 10

Lời giải bài 2 trang 38 SGK Địa lí 10:

- Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mascma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

--------------

Xem thêm đáp án các bài tập trong chương 3: Cấu trúc của trái đất - Các quyển của lớp vỏ trái đất và các tài liệu, hướng dẫn giải Địa 10 khác tại doctailieu.com.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM