Bài 2 trang 38 SGK Địa lí 9

Xuất bản: 11/09/2018 - Cập nhật: 25/12/2018 - Tác giả: Giangdh

Giải và trả lời câu hỏi bài 2 trang 38 sách giáo khoa Địa lí 9 : Vẽ đường biểu diễn chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm.

Mục lục nội dung

Đề bài:

Câu hỏi bài 2 trang 38 sgk địa lý 9

a) Vẽ trên cùng hệ trục toạ độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002.

b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng. Tại sao đàn trâu không tăng.

Trả lời câu hỏi bài tập 2 trang 38 sgk Địa lí lớp 9

a) Vẽ biểu đồ:

Đáp án bài 2 trang 38 sgk địa lý 9

b) Nhận xét:

Thời kì 1990 - 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.

+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).

+ Đàn bò tăng khá nhanh (tăng hơn 1,7 lần).

+ Đàn trâu có xu hướng giảm nhẹ.

  • Giải thích:

- Đàn bò, lợn và gia cầm tăng do:

+ Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng. Thịt lợn và gia cầm là nguồn thực phẩm phổ biến nhất trong bữa cơm của các gia đình, đặc biệt là thịt lợn.

+ Nhu cầu về trứng, sữa cũng rất lớn.

+ Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao, hình thức chăn nuôi công nghiệp mang lại hiệu quả cao, ổn định về sản lượng thịt.

+ Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

- Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:

+ Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.

+ Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.

  • Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.

--------------------------------------------------------------------

» Xem thêm:

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop