Đề bài:
So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê
>> Xem thêm hướng dẫn giải bài tập Lịch sử 10
Lời giải bài 1 trang 90 SGK Lịch sử 10:
Tiêu chí | Nhà Đinh - Tiền Lê | Nhà Lê |
---|---|---|
Tổ chức bộ máy nhà nước | Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban. | Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc |
Chính quyền địa phương | Chia cả nước thành 10 đạo | - Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti)- Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã |
Nhận xét | Đây là nhà nước quân chủ sơ khai | Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh |
Nhà Đinh là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường cho Lê Hoàn.
Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ với một chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt Nam.
Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên ngôi, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vị Thiếu đế, nên các công thần là Định Quốc công Nguyễn Bặc và Ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn. Lực lượng này thua trận và bị Lê Hoàn giết.
Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước. Lúc này, tuy người đứng đầu triều đình là Dương Thái hậu nhưng mọi quân sĩ đều tôn lập Lê Hoàn, bèn thuận theo, sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, đưa Lê Hoàn lên làm Hoàng đế. Đây chính là thời khắc lập ra nhà Tiền Lê.
Nhà Tiền Lê là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Triều đại này được kế tục bởi nhà Lý, được sáng lập bởi Lý Công Uẩn.
>> Bài tiếp theo: Bài 2 trang 90 SGK Lịch sử 10