Trang chủ

Đọc hiểu Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ

Xuất bản: 10/07/2020 - Tác giả:

Các câu hỏi đọc hiểu Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ được tổng hợp dựa trên các đề thi, kiểm tra đã ra.

Cùng Đọc tài liệu tìm hiểu các câu hỏi xoay quay Đọc hiểu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi trích "Mạo hiểm" đã được ra trong các kì thi, kiểm tra em nhé:

Đề đọc hiểu Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?

(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2. Đặt nhan đề mà em cho là phù hợp với nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?

Câu 4. Nội dung mà đoạn trích trên muốn truyền đạt?

Câu 5. Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?

Câu 6. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)

Câu 7. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống?”

Xem thêm tài liệu đề Đọc hiểu Ngọc trai và nghịch cảnh

Đáp án đọc hiểu nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ

Câu 1. Phương pháp biểu đạt: nghị luận.

Câu 2. Nhan đề: Bệnh vô cảm

Câu 3. Những “triệu chứng” của thói vô cảm là: bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa

Câu 4.

Văn bản đề cập đến tình trạng vô cảm: chai sạn của tâm hồn, thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh; diễn ra ngay cả trước những đau khổ của đồng loại.

Câu 5.  Vì:

+ Căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y học.

+ Căn bệnh xuất phát từ trái tim, từ suy nghĩ hành động của con người, diễn ra phổ biến ở ngoài xã hội: vô cảm đối với cuộc sống, vô cảm đối với đồng loại, gia đình, người thân, bạn bè,… Đây là “bệnh về tinh thần, nhận thức”, nên không thể chữa bằng thứ thuốc thông thường giống như thuốc chữa cho bệnh nhân trên giường bệnh.

Câu 6. Gợi ý:

Chúng ta cần : Trau dồi nhân cách đạo đức từng ngày, sống biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ mọi người, thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện để bồi đắp tâm hồn.Quan trọng hơn chúng ta đầu tiên là phải biết yêu thương mọi người trong gia đình sau đó ta mới có thể yêu thương đồng loại.

Câu 7.

Yêu cầu về nội dung:Xác định và triển khai đúng vấn đề cần nghị luận: “mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”, cụ thể như sau:

* Giải thích:

-  “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này,trước tiên cần phải khẳng định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người.

-  “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: cuộc sống của con người tồn tại ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thỏa mãn đầy đủ về mặt tâm hồn.

*Bàn luận

-  Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất?– cuộc sống với con người thật là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất?

-  Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn u ng, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm,dống dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng…

*Đánh giá, mở rộng

- Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình.

- Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. con người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi”

*Bài học và liên hệ bản thân:

-  Bài học: Sống tích cực, lạc quan, chan hoà.

-  Liên hệ bản thân: biết yêu thương và chia sẻ chính

Xem thêm tài liệu: Đọc hiểu Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi

-/-

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em chi tiết các câu hỏi đề đọc hiểu Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ đã ra trong các đề thi, đề kiểm tra của các trường trong cả nước. Mong rằng tài liệu này sẽ hữu ích trong quá trinh ôn thi của các em!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM