Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 6 trang 16 phần SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI: soạn bài Sang thu Chân trời sáng tạo (Bài 1: Tiếng nói của vạn vật).
Câu hỏi: Đọc bài thơ Sang thu em học được gì về cách quan sát cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
(Câu 6 trang 16 Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
Thông qua bài thơ Sang thu, em thấy tác giả Hữu Thỉnh đã quan sát cảm nhận thiên nhiên vô cùng tinh tế với những hình ảnh giàu sức biểu cảm qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên.
Cách trả lời 2:
- Cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh:
+ Nhà thơ đã mở rộng tầm quan sát lên chiều cao (chim), chiều rộng (mây) và chiều dài (dòng sông). Tác giả đã quan sát vạn vật bằng cả thính giác, thị giác, xúc giác và khứu giác.
+ Nhà thơ có những cảm nhận tinh tế nhất về sự thay đổi của đất trời. Phải chăng có sợi tơ duyên đồng cảm giữa con người với thiên nhiên đang vào thu. Qua cách cảm nhận ấy, ta thấy Hữu Thỉnh có một hồn thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết, một trí tưởng tượng bay bổng.
- Qua bài thơ chúng ta học được từ tác giả Hữu Thỉnh rất nhiều bài học bổ ích khi quan sát, cảm nhận thiên nhiên. Đầu tiên, chúng ta phải có tấm lòng say mê với vạn vật, một tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu sắc. Chúng ta hãy quan sát từng sự vật, hiện tượng thiên nhiên bằng nhiều giác quan và góc độ khác nhau, không nên bó hẹp vào những góc nhất định mà hãy mở rộng tầm mắt để cảm nhận được nhiều vẻ đẹp hơn.
Cách trả lời 3:
Cách quan sát và cảm nhận của tác giả Hữu Thỉnh vô cùng tinh tế, rất chi tiết và cụ thể nhưng vẫn nắm bắt được cái thần của cảnh. Qua đó cho em học hỏi được:
+ Trình tự quan sát và cảm nhận: từ khái quát đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng, gửi gắm suy ngẫm.
+ Lựa chọn thể hiện những đặc điểm đặc trưng của cảnh, những chuyển biến của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa.
+ Cảm nhận thông qua những hình ảnh thơ giàu giá trị biểu tượng.
Xem thêm các câu hỏi trong bài:
- Chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa
- Em hình dung thế nào về Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu
- Điểm chung của chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? (Sang thu)
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên
- Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu
- Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì?
- Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu
- Chọn một từ ngữ trong bài thơ Sang thu mà em cho là hay nhất
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu câu 6 trang 16: "Đọc bài thơ Sang thu em học được gì về cách quan sát cảm nhận thiên nhiên của tác giả?" thuộc nội dung soạn bài Sang thu Chân trời sáng tạo đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7-