Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo những gợi ý cơ bản cho đoạn văn dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn.
Top 4 đoạn văn dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không
Dưới đây là một số đoạn văn dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không do Đọc Tài Liệu tổng hợp được hi vọng sẽ giúp các em có thêm vốn từ ngữ và rút kinh nghiệm về cách trình bày.
Dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không bài số 1:
Hệ sinh quyển là hệ thống động vô cùng phức tạp, là toàn bộ thế giới sinh vật cùng các yếu tố của môi trường bao quanh chúng ta trên Trái Đất. Thành phần quan trọng nhất của sinh quyển là thực vật, khi thực vật xuất hiện dưới tác dụng của quá trình quanh hợp thì oxy mới được sản sinh giúp bầu khí quyển chứa lượng lớn oxy đủ để cung cấp giúp con người đầy trí tuệ và động vật lớn mới có khả năng tồn tại được trên Trái Đất.Sinh quyển cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại, các sinh vật sống muốn tồn tại cần phải thích nghi với khí hậu của sinh quyển. Sinh quyển cũng là nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy trên Trái Đất bởi trong hệ sinh thái đa dạng sinh học được phát triển mạnh mẽ.Sinh quyển mang đầy đủ những đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh, chính vì vậy, rất có thể vẫn còn có hành tinh còn sự sống.
Dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không bài số 2:
Để nói về một hành tinh khác ngoài Trái Đất có sự sống trong vũ trụ, em liền nghĩ ngay đến sao Hỏa. Bởi trước đây, sao Hỏa là hành tinh hiếm hoi tồn tại nguồn nước - yếu tố quan trọng bất nhất cho sự tồn tại của sự sống. Đồng thời, hành tình này còn tồn tại một sinh quyển đa dạng và phong phú vô cùng. Tuy nhiên, vào thời gian trước, nước và sinh quyển trên sao Hỏa đột nhiên biến mất một cách bí ẩn. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn có niềm tin rằng tất cả sẽ trở lại ở sao Hỏa, bởi nơi đây có đủ tiềm năng và điều kiện để tạo nên môi trường cho sự sống phát triển.
Dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không bài số 3:
Khi tìm hiểu về hệ sinh quyển trên Trái Đất ta có thể nhận thấy những đặc điểm tương tự. Một trong số những hành tinh mà chúng ta có thể kể đến như Kepler-442b. Hành tinh lớn hơn Trái Đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là “đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn”. Trên hành tinh này có thể có sự quang hợp của sự sống diễn ra, phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không bài số 4:
Sinh quyển là một bộ phận của vỏ Trái Đất chứa đầy vật chất sống và các sản phẩm do hoạt động sống của chúng sinh ra. Nói cách khác, sinh quyển chính là thế giới sinh vật sống trên Trái Đất. Đã có nhiều bàn luận về sự sống trên sao Hỏa khi người ta tìm thấy vết tích của nước trên hành tinh này. Nếu có sự sống trên sao Hỏa, hẳn nơi đây cũng từng có một sinh quyển phong phú. Biết đâu đó trong tương lai, sao Hỏa sẽ có nước trở lại và có một sinh quyển dồi dào hơn trước đây.
Dàn ý đoạn văn dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không
- Mở đoạn: Nêu dự đoán của em về một hành tinh còn có sự sống (đưa ra dự đoán dựa trên việc tìm hiểu thêm về hệ sinh quyển trên Trái Đất hiện nay qua các nghiên cứu được công bố bởi các chuyên gia, nhà khoa học)
- Thân đoạn:
+ Miêu tả sự sống trên hành tinh đó (nguồn nước, ánh sáng, thực vật, động vật, con người,…)
+ Dự đoán tương lai của hành tinh đó
- Kết đoạn: Cảm nhận chung của em về sự sống còn tồn tại đâu đó trong vũ trụ này.
Tài liệu tham khảo cho dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không
Tham khảo thêm tư liệu dưới đây về hệ sinh quyển trên Trái Đất qua các phương tiện sách báo, internet để làm cơ sở cho dự đoán của mình.
* Thông tin về 7 hành tinh có thể có sự sống
Tính tới hiện tại, các nhà thiên văn học đã xác định một vài hành tinh có thể có khả năng hỗ trợ sự sống. Thí dụ như 5 hành tinh đầy hứa hẹn là Wolf 1061C - một ngoại hành tinh đất đá với kích thước cỡ Trái Đất và cách đây khoảng 13,8 năm ánh sáng; Gliese 832C - một hành tinh lớn hơn, còn được gọi là “siêu Trái Đất”; Gliese 667Cc - hành tinh nằm cách chúng ta 22 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bọ Cạp; TRAPPIST-1d nằm ở chòm sao Bảo Bình và Gliese 163C nằm ở chòm sao Cá Nục.
Năm 2017, NASA đã chính thức tuyên bố khám phá ra một hệ mặt trời với 7 hành tinh có kích thước giống Trái Đất, 3 trong số đó lại nằm trong vùng ở được, nghĩa là có nước lỏng và thậm chí là có sự sống trên đó nữa.
Theo NASA, để quan sát được thực vật và những đặc điểm khác trên bề mặt như đại dương hay đại lục, chúng ta sẽ cần những kính viễn vọng không gian với khả năng mạnh hơn rất nhiều so với kính James Webb (JWST - dự kiến phóng lên trong năm 2018) nhằm chụp được hình ảnh trực tiếp của các hành tinh này. JWST sẽ quan sát chuyển động của các hành tinh này khi đi đi qua giữa sao chủ và chúng ta. Từ quá trình này (gọi là transits), các nhà khoa học có thể quan sát được phản ứng của khí trong khí quyển của các hành tinh này trước ánh sáng từ sao chủ. Đáng tiếc, kỹ thuật này vẫn chưa cho phép chúng ta nhìn được bề mặt của các ngoại hành tinh.
Để làm được điều đó, chúng ta cần có những công nghệ của tương lai với khả năng chặn ánh sáng từ sao chủ và quan sát trực tiếp các hành tinh. Một số thí dụ của công nghệ chặn ánh sáng sao mà chúng ta biết là coronagraphs và starshades. Tuy nhiên khi quan sát trực tiếp các hành tinh bằng bằng các công cụ chặn ánh sáng thì lại mắc phải một vấn đề khác trong không gian: chúng sẽ chỉ là một điểm sáng duy nhất. Tuy nhiên, đừng tuyệt vọng bởi từ điểm sáng này chúng ta vẫn có thể nghiên cứu được rất nhiều thứ.
(Nguồn: https://tinhte.vn/)
* TOI-1452 b - ‘thế giới nước’ gần trái đất có thể dung dưỡng sự sống
Được đặt tên TOI-1452 b, hành tinh nhiều khả năng có cấu tạo đá như trái đất, nhưng lớn hơn. Hành tinh đang xoay quanh một sao lùn đỏ, cách địa cầu khoảng 100 năm ánh sáng. Đây là khoảng cách khá gần trong môi trường vũ trụ, theo Đài CBS News. Kích thước của TOI-1452 b được cho lớn hơn 70% so với trái đất và khối lượng gấp 5 lần. Đây là những đặc điểm phù hợp với một hành tinh có biển sâu, nhưng vẫn cần thêm quan sát trong tương lai nếu muốn xác nhận đây là một thế giới nước.
NASA cho hay hành tinh trên cũng có thể là một hành tinh đá khổng lồ với khí quyển mỏng manh hoặc thậm chí không có. Một năm trên TOI-1452 b mất khoảng 11 ngày, nhưng hành tinh tiếp nhận lượng ánh sáng tương đương trường hợp của sao Kim nhận từ mặt trời. Bất chấp khoảng cách gần sao trung tâm, hành tinh nằm trong phạm vi cho phép sự sống có thể tồn tại.
Nếu hành tinh “đặc biệt” này được xác nhận là một thế giới nước, đại dương của nó ắt hẳn phải sâu hơn nhiều so với trái đất. Trong khi 70% hành tinh của chúng ta là nước, các đại dương chiếm không đến 1% so với khối lượng của hành tinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán nước trên TOI-1452 b có thể góp đến 30% khối lượng của cả hành tinh, theo kết quả của một cuộc mô phỏng.
“Tính đến thời điểm hiện tại, TOI-1452 b là một trong những ứng viên tiềm năng cho danh mục thế giới”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Charles Cadieux. Nếu tính toán chính xác, hành tinh này khá giống các mặt trăng nước của hệ mặt trời, như Ganymede và Callisto của sao Mộc.
(Nguồn: https://thanhnien.vn/)
-/-
Vừa rồi là nội dung chi tiết một số mẫu đoạn văn dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không - Văn mẫu lớp 7 do Doctailieu tổng hợp và biên soạn chi tiết hi vọng sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có một đoạn văn cảm nhận hay và sâu sắc. Chúc các em học tốt !