Trang chủ

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật

Xuất bản: 24/07/2023 - Tác giả:

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật với những đoạn văn mẫu giúp học sinh tham khảo để viết đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về tác phẩm.

Cuộc tu bổ lại các giống vật kể về sự bổ sung những bộ phận khiếm khuyết và tu bổ cho các loài vật. Đọc tài liệu cùng các em nêu lên suy nghĩ sau khi đọc tác phẩm này.  Dưới đây là một số đoạn văn mẫu để các em tham khảo:

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 1

Trong hệ thống thần thoại Việt Nam, em vô cùng ấn tượng với truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật". Truyện kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà cơ thể của các con vật chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp cho những thiếu sót ấy, Ngài đã sai ba vị Thiên thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật mang khiếm khuyết. Câu chuyện đã thể hiện cách con người thời cổ lí giải về một số đặc điểm, tập tính của loài vật. "Cuộc tu bổ lại các giống vật" có cốt truyện đơn giản, diễn biến câu chuyện được diễn ra trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Sự xuất hiện của hệ thống nhân vật Ngọc Hoàng, ba vị Thiên thần mang sức mạnh phi thường, thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ lại các giống vật. Tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với những đặc sắc nghệ thuật về nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã cho ta thấy được cách người xưa quan sát về các hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh và giải thích chúng thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 2

Thần thoại là một thể loại truyện của Việt Nam mang những yếu tố huyền ảo, giải thích cho những sự vật, hiện tượng chưa có lời giải. Đặc sắc trong những truyện này cũng có thể kể đến truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật, một truyện thần thoại giải thích về quá trình tạo ra các loài vật trên Trái đất.

Câu chuyện kể về nguồn gốc ban đầu của các loài vật là do Ngọc Hoàng tạo nên, tuy nhiên bằng gì thì lại chưa nêu được rõ. Trong lúc vội vàng, Ngọc Hoàng chưa thể hoàn chỉnh được cơ thể các con vật nên đã cử 3 vị thiên thần xuống hoàn thiện lại để bù đắp những thiếu sót.

Nghe được tin, các con vật tranh nhau đến để sử lại các bộ phận còn thiếu. Qua chi tiết này, người ta cũng giải thích được một số đặc điểm trong cách sống của các loài vật như chim, chó,… Câu chuyện là cái nhìn của những người xưa về các loài vật và lý giải những tập tính của chúng.

Cuộc tu bổ lại các giống vật không dài, cốt truyện cũng không có quá nhiều những chi tiết huyền ảo mà thể hiện tinh thần thoại của nó ở các yếu tố thời gian, không gian và nguyên liệu không xác định. Nhân vật Ngọc Hoàng và 3 vị thiên thần chính là hiện thân của sức mạnh phi thường, là những người tạo ra và tu bổ lại các giống loài trên Trái đất.

Tính cách của nhân vật không được đề cập tới, nhưng ta có thể thấy được nó qua những hành động của nhân vật. Sử dụng nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, truyện đã cho ta thấy cái nhìn mới lạ của những người xưa về các loài vật. Cuộc tu bổ lại các giống vật đến nay vẫn được xem là một truyện thần thoại đặc sắc, là một tài liệu tốt và giúp người đọc thấy được một cách giải thích về sự hình thành muôn loài rất sáng tạo.

Tham khảo thêm: Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật giúp học sinh ghi nhớ lại nội dung chính của tác phẩm từ đó viết tốt đoạn văn nêu suy nghĩ về tác phẩm

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 3

Thần thoại là một thể loại truyện rất đặc sắc, có chứa nhiều yếu tố kỳ ảo và được sử dụng để giải thích về nguồn gốc của người hay việc. Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều thần thoại ra đời nhằm giải thích sự hình thành đất trời, con người, lúa nước,…

Truyện thần thoại Cuộc tu bổ lại các giống vật lại cho người đọc thấy được nguồn gốc hình thành nên những loài vật trên trái đất ngày nay. Theo như trong truyện, ban đầu Ngọc Hoàng tạo thành các loại động vật trên trái đất, nhưng do thời gian không kịp nên chưa thể hoàn thiện được các bộ phận của chúng. Để sửa chữa sai lầm này, người cử 3 vị thiên thần xuống mặt đất để giúp các loài vật.

Khung cảnh ấy được tác giả miêu tả rất sáng tạo khi sử dụng đến những vật dụng như chân nhang, chân ghế. Tuy nhiên, nhờ những chi tiết đó người đọc mới hiểu được một số tập tính hiện nay của các loài vật như “hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.” hay “các loài chim vẫn giữ thói quen chơi với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu”.

Đây chính là những tập tính trong hiện thực của các loài kể trên, nhờ câu chuyện này người đọc có thể tìm hiểu được nguyên nhân của nó. Những nhân vật như Ngọc Hoàng và các vị thiên thần trong truyện thể hiện sức mạnh của mình, là cách khéo léo để những người xưa thể hiện được ước mơ chinh phục và tôn sùng những sức mạnh mạnh mẽ ấy.

Truyện có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, cốt truyện đơn giản đã giúp người đọc hiểu nhanh về chủ đề và nội dung tác giả muốn truyền đạt. Cuộc tu bổ lại các giống vật giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc các loài vật và sự hình thành những tập tính của chúng.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 4

Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người thì đã nặn ra vạn vật. Nhưng lúc sơ khởi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng nên một số động vật có cấu tạo chưa đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân,…

Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm khuyết. Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi nguyên liệu cũng vừa hết.

Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối. Sau một hồi chó và vịt nài nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất. Từ đó, hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không.

Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,… Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Cuối cùng, một trong ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững không rồi hãy đậu. Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

Như vậy, cuộc tu bổ lại các giống vật đã giải thích được quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

Trong tiềm thức của người xưa, Ngọc Hoàng là vị vua tối cao của đất trời, có sức mạnh và khả năng phi thường (nặn ra vạn vật). Người xưa muốn gửi đến chúng ta những thông tin về nguồn gốc của các giống vật, cũng như quá trình hoàn thiện của các giống vật. Cùng với đó là sự kính ngưỡng, đề cao Ngọc Hoàng thượng đế.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 5

Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.

Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 6

Trong hệ thống thần thoại Việt Nam, em vô cùng ấn tượng với truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật". Truyện kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà cơ thể của các con vật chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp cho những thiếu sót ấy, Ngài đã sai ba vị Thiên thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật mang khiếm khuyết. Câu chuyện đã thể hiện cách con người thời cổ lí giải về một số đặc điểm, tập tính của loài vật. "Cuộc tu bổ lại các giống vật" có cốt truyện đơn giản, diễn biến câu chuyện được diễn ra trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Sự xuất hiện của hệ thống nhân vật Ngọc Hoàng, ba vị Thiên thần mang sức mạnh phi thường, thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ lại các giống vật. Tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với những đặc sắc nghệ thuật về nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đã cho ta thấy được cách người xưa quan sát về các hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh và giải thích chúng thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình.

Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật - Mẫu 7

Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.

Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi "muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều" nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.

-/-

Hy vọng với những mẫu "Đoạn văn chia sẻ suy nghĩ về truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật" mà Đọc tài liệu tổng hợp giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Cùng với trọn bộ văn mẫu lớp 10 là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 10!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM