Trang chủ

Điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi

Xuất bản: 28/07/2022 - Cập nhật: 29/07/2022 - Tác giả:

Những điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác. Câu hỏi trang 107 Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1.

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu hỏi trang 107 thuộc phần ĐỌC HIỂU: soạn bài Hội thi thổi cơm Cánh diều (Bài 5: Văn bản thông tin SGK Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1).

Câu hỏi:  Những điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác?

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

Giống nhau:

- Nói đến các cách thức/ nguyên tắc thực hiện cuộc thi.

- Chú ý nhấn mạnh những thử thách người tham gia phải vượt qua.

- Đề cập đến những tiêu chuẩn để có thể giành chiến thắng trong cuộc thi.

Khác nhau:

Hội thi nấu cơm ở làng Chuông được chia thành 2 cuộc thi nhỏ

Cuộc thi của nữ

+ Người dự thi trong một vòng tròn đường kính 1,5 mét.

+ Người dự thi vừa trông chừng một đứa trẻ 7 - 8 tháng, vừa canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn.

+ Người chơi, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ, trông chừng con cóc.

+ Ai nấu cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người chiến thắng.

→ Cuộc thi thử thách sự khéo léo, đảm đang, tài giỏi của người phụ nữ.

Cuộc thi của nam

+ Bếp đặt sẵn bên một cái go hoặc bờ đầm.

+ Mỗi người dự thi một bếp.

+ Sau khi có trống lệnh, các chàng trai bơi thuyền nan bằng tay sang bờ bên kia, áp vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh.

+ Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi cơm, giữ thuyền.

+ Ai thổi được cơm dẻo, ngon, xong trước là người chiến thắng.

→ Cuộc thi thử thách Sự khéo léo, tài năng, SỨc khỏe của người đàn ông.

Cách trả lời 2:

- Giống nhau: Các hội thi đều có chung một tiêu chuẩn để đánh giá người thắng cuộc đó là cơm chín, dẻo, ngon.

- Khác nhau: Hội thi nấu cơm ở làng Chuông được chia thành 2 cuộc thi nhỏ

  • Cuộc thi của nữ: Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ chừng 7 - 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.
  • Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Xem thêm các câu hỏi trong bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi trang 107 Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1: Những điểm giống nhau và khác nhau của hội thi ở làng Chuông với các nơi khác? thuộc nội dung soạn bài Hội thi thổi cơm Cánh diều. Đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều chúng tôi đã tổng hợp!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 mới -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM