Trang chủ

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum 2024 - có đáp án

Xuất bản: 02/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum năm 2024-2025 có cập nhật nhanh và chính xác. Tuyển tập đề vào 10 Kon Tum môn Văn qua các năm

Mời bạn đọc tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum năm 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Kon Tum sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.


ĐÁP ÁN THAM KHẢO





Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Kon Tum các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum năm 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ: Thể thơ thất ngôn

Câu 2: từ láy có trong đoạn (1), (2): lênh khênh, rả rích, phơi phới

Câu 3:

- Màu trắng của cánh buồm: Thể hiện cho tâm hồn trong trẻo, ngây thơ.

- Để con đi: Thể hiện ước muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.

=> thể hiện tâm hồn trẻ thơ trong sáng, ham học hỏi, cùng ước mơ tươi đẹp, muốn khám phá, chinh phục những bí ẩn của thế giới cùng khát vọng đi xa đến những nơi chưa biết, đến những chân trời mới.

Câu 4: Vẻ đẹp tâm hồn của người cha trong bài thơ: nhân hậu.

Người cha với tình yêu lớn lao dành cho con, niềm hi vọng của cha đặt vào đứa con bé nhỏ của mình. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời. Những điều cha chưa làm được từ nay sẽ được gửi gắm nơi con.

II. LÀM VĂN

Câu 1

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn từ 12 – 15 dòng.

* Yêu cầu nội dung:

- Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của người cha trong hành trình trưởng thành của con cái.

- Vai trò:

+ Là người sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cái từ khi còn tấm bé.

+ Là hình mẫu, tấm gương để con nhìn vào cố gắng noi theo.

+ Là người người góp phần định hướng trong từng bước đi của con.

+ Là nguồn động lực, thúc đẩy con phát triển.

+ Là điểm tựa mỗi khi con vấp ngã, thất bại.

- Bàn luận mở rộng:

+ Phê phán những người cha chưa phải là tấm gương tốt cho con (nghiện ngập, bạo lực,...) khiến con không được lớn lên trong một môi trường sống, giáo dục tốt nhất.

+ Trách nhiệm của con cái với cha.

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2

1. Giới thiệu chung

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình an.

- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

- Tác phẩm là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi v đó... Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình y tử thiêng liêng, sâu sắc của ông

Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

2. Phân tích

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con

- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng

- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.

- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.

- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu mới yên lòng nhắm mắt.

- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.

c.Nghệ thuật trần thuật

- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông – bác Ba, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên vừa khách quan vừa chân thành, giàu tình cảm.

- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

3. Đánh giá chung: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

-HẾT-

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài thơ:

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Hãy xác định những từ láy có trong đoạn (1), (2) của bài thơ.
Câu 3: Hai câu thơ sau thể hiện mong ước gì của người con?
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của người cha trong bài thơ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) chia sẻ suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong hành trình trưởng thành của con cái.

Câu 2. Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng có viết:

(...) Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cổ công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẫn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.

Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.199-200)

Trình bày cảm nhận của em về tình cảm cha con sâu nặng mà ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác giả.

- HẾT-

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum năm 2022

    ĐỀ THI

    Câu 1 (4,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước “khởi đầu nan”. Trong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại.

    Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà!

    Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng trong thực tế, có nhiều người làm như vậy đấy. Họ một mục tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả, để họ khỏi phải thất vọng về bản thân.

    Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng hết thảy mọi người trên đời ai cũng không thích và sợ bị thất bại, trong đó có cả tôi nữa. Vậy thì điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? Vấn đề là ở chỗ những người ấy có cách định nghĩa riêng về thất bại. (...)

    Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn. (...)

    (Theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Adam Khoo- Stuart Tan, NXB Phụ Nữ, 2010, tr.393)

    a. Xác định vấn đề trọng tâm được bàn luận trong văn bản.

    b. Ghi lại 02 câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản.

    c. Chỉ ra 02 dẫn chúng được tác giả sử dụng trong văn bản và cho biết mục đích của việc sử dụng dẫn chứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản?

    d. Em có đồng tình với ý kiến: “Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn.” của tác giả hay không? Vì sao?

    Câu 2 (2,0 điểm)

    Từ văn bản Đọc hiểu ở câu 1, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 10-12 dòng) thể hiện suy nghĩ của bản thân về tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập.

    Câu 3 (4,0 điểm)

    - Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau; từ đó phát biểu cảm nghĩ của bản thân em về mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước.

    Ta làm con chim hót 

    Ta làm một cành hoa 

    Ta nhập vào hòa ca 

    Một nốt trầm xao xuyến.

    Một mùa xuân nho nhỏ 

    Lặng lẽ dâng cho đời 

    Dù là tuổi hai mươi 

    Dù là khi tóc bạc.

    (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hà Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 5)

    ĐÁP ÁN

    Câu 1

    a. Vấn đề trọng tâm được bàn luận là: Hầu hết mọi người sợ bị thất bại. Nhưng người duy nhất khẳng định bạn có thất bại hay cảm thấy tồi tệ chính là bản thân.

    b. Câu nghi vấn bao gồm:

    Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng?

    Vậy điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được?

    c.

    - Dẫn chứng:

    + Dẫn chứng người mẹ học kém môn Toán, bà quyết định không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà.

    + Một người tác giả gặp trong khóa đào tạo, cô ấy không dám đặt bất cứ mục tiêu bài vì sợ thất bại.

    + Lựa chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu cho lập luận mọi người đều sợ thất bại nên họ lựa chọn cách bỏ cuộc tác giả đã giúp cho lập luận của mình được chặt chẽ, rõ ràng hơn.

    + Đồng thời với hai dẫn chứng đó cũng cho thấy khi con người ta sợ thất bại họ không dám bước lên phía trước, không dám đặt ra mục tiêu để vượt lên chính mình.

    d. Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân và có lí giải phù hợp.

    Gợi ý: Em đồng ý với quan điểm “Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn.” .

    Câu 2

    a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng từ 10 đến 12 dòng.

    b. Yêu cầu về nội dung: inh

    * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập.

    - Giải thích: Xác định đúng mục tiêu trong học tập là việc tìm hiểu nhận định rõ ràng mục tiêu của việc học.

    - Tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập:

    + Khi xác định đúng mục tiêu trong học tập chúng ta sẽ có kế hoạch học tập hợp lý, khoa học hơn.

    + Việc xác định đúng mục tiêu trong học tập sẽ khiến việc học trở nên có ý nghĩa hơn với chúng ta.

    + Xác định đúng mục tiêu trong học tập giúp chúng ta biết cố gắng nỗ lực. Học cách kiên định hơn.

    + Xác định đúng mục tiêu học tập giúp con người chủ động tích lũy kiến thức cần thiết phù hợp với mục đích của mình.

    - Mở rộng liên hệ:

    + Hiện nay vẫn còn những người chưa xác định được tầm quan trọng cũng như mục đích đúng đắn của việc học -> Việc học tập trở nên gượng ép.

    + Mỗi người cần cố gắng trong việc xác định mục tiêu học tập của riêng mình.

    Câu 3. 

    1. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:

    - Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5: thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.

    * Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

    - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.

    - Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.

    * Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời

    Ta làm con chim hót,

    Ta làm một cành hoa.

    Ta nhập vào hoà ca,

    Một nốt trầm xao xuyến

    - Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:

    + muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời

    + muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống

    -> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.

    + một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.

    - Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.

    -> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.

    => Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.

    * Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác

    "Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời"

    - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.

    - Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.

    -> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.

    "Dù là tuổi hai mươi

    Dù là khi tóc bạc."

    - Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người

    - "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.

    -> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.

    => Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.

    * Phát biểu cảm nghĩ của bản thân em về mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước.

    - Giữa cá nhân và đất nước có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau.

    + Công sức của mỗi cá nhân sẽ làm nên mùa xuân cho đất nước. Và ngược lại đất nước sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được phát triển.

    + Mỗi cá nhân cần có ý thức, trách nhiệm trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Gợi ý: Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải, góp vào các hình ảnh mùa xuân trong thơ ca. Cái đặc sắc ở đây chính là hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ. Đó là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân nho nhỏ ấy góp vào để làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Hình ảnh này thể hiện quan niệm về sự thông nhát giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân yà cộng đồng.

    3. Kết bài: Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.

      Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Kon Tum năm 2021


      Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước và nhé:

      Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 Kon Tum môn Văn các năm trước

      Đề văn tuyển sinh vào 10 năm 2020

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Kon Tum 2020

      Đề thi vào 10 môn Văn năm 2019

      Câu 3 (5,0 điểm)

      Bỗng nhận ra hương ổi

      Phả vào trong gió se

      Sương chùng chình qua ngõ

      Hình như thu đã về

      Sông được lúc dềnh dàng

      Chim bắt đầu vội vã

      Có đám mây mùa hạ

      Vắt nửa mình sang thu

      (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70)

      Em hãy phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua hai đoạn thơ trên.

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Kon Tum

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2017

      Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau

      Bỗng nhận ra hương ổi
      Phả vào trong gió se
      Sương chùng chình qua ngõ
      Hình như thu đã về

      Sông được lúc dềnh dàng
      Chim bắt đầu vội vã
      Có đám mây mùa hạ
      Vắt nửa mình sang thu

      Vẫn còn bao nhiêu nắng
      Đã vơi dần cơn mưa
      Sấm cũng bớt bất ngờ
      Trên hàng cây đứng tuổi.

      (Hữu Thỉnh – Theo Ngữ văn 9, Tập 2, tr 70, NXBGD, 2013)

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 năm 2017/18 tỉnh Kon Tum

      Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

      Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

      Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM