Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá năm học 2023 - 2024 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.
>>> Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2023
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Thanh Hóa sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận
Câu 2:
Thành phần biệt lập: có thể
Thành phần tình thái
Câu 3:
Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lý giải p... up.
Gợi ý:
- Trước khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cũng cần chuẩn bị thật kĩ. Nếu không công việc sẽ diễn ra không mấy suôn sẻ, dễ dẫn tới việc không như ý.
- Hậu quả của việc chuẩn bị không kĩ là con người phải đối mặt với thất bại, đánh mất tiền bạc, lãng phí thời gian, tổn hại sức khỏe thậm chí cả mạng sống.
Câu 4:
Học sinh tự đưa ra thông điệp sâu sắc nhất được rút ra từ bài đọc hiểu, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thông điệp:
+ Hãy sống theo cách mình muốn.
+ Tự chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân trong cuộc sống.
+ Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc được làm những điều mình thích.
2. Bàn luận
- Làm những việc mình thích được hiểu là được làm những điều mình mong muốn, yêu thích.
- Ý nghĩa của việc được làm những điều mình thích:
+ Khi được làm việc mình yêu thích sẽ có động lực làm việc.
+ Làm việc mình thích sẽ không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng vượt qua mọi ..
thách.
+ Được làm việc mình thích tâm trạng vui vẻ, thoải mái nên công việc dễ dàng thành công hơn.
+....
HS lấy dẫn chúng phù hợp.
- Được làm việc đúng công việc mình đam mê, đúng công việc mình yêu thích chính là điều hạnh phúc nhất. Bởi vậy các bạn đừng ngần ngại mà theo đuổi đam mê của chính mình.
3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 2.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.
- Giới thiệu khổ thơ 1,2.
2. Thân bài:
2.1. Những tín hiệu báo mùa thu sang.
Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, bảo mùa thu về:
+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ xum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa ; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.
+“Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.
+“Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng
như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.
-> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chẩm chậm của mùa thu về với đất trời.
Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:
+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.
+ m điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.
Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.
2.2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:
- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:
+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.
+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.
+ Phép đối “dềnh dàng” >
Được khắc họa rất ấn tượng:
+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.
+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.
- Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ấn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.
- Nhận xét về nét riêng trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh:
- Ông cảm nhận mùa thu bằng những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ: gió sẽ, sương.
- Cảm nhận qua những hình ảnh bình dị lại vô cùng độc đáo: hương ổi.
- Cảm xúc đi từ ngỡ ngàng “hình như” đến vui vẻ “sang thu”.
Cảm nhận độc đáo, tinh tế.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
ĐỀ THI
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau:
Thử nghĩ mà xem. Một người mặc một chiếc áo kì dị ra đường. Ai đã quyết định phẫu thuật giới tính. Hay một cô gái lấy người đàn ông đã một lần kết hôn. Người ta cười cợt, bàn tán nói mãi rồi cũng thôi.
Nên thực tế là: Không ai thật sự khác sống ra sao, làm gì. Người ta có thể lời ra tiếng vào lúc bạn bày tỏ ý định. Nhưng về cơ bản họ chẳng quan tâm nếu bạn có làm điều đó hay không. Họ còn mải lo cho cuộc sống của mình.
Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng quyết định là ở bạn. Muốn làm gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Nhưng, cũng giống như là cá, hay những ngọn núi.
Nếu bạn xuống nước khi bơi không giỏi, bạn có thể bị chết đuối.
Nếu bạn đi rừng khi không đủ kinh nghiệm, bạn có thể bị lạc.
Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ bạn sẽ phải trả giá. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống.
Quyết định là ở bạn. Nên trách nhiệm cũng là của bạn.
Thành công có được là của bạn. Thất bại cũng là do bạn.
vì không ai quyết định cuộc đời của bạn thay cho bạn, nên cũng không ai gánh thay hậu quả
Lựa chọn điều mình muốn và chịu trách nhiệm cho những gì mình làm. Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng. Hành trang, dụng cụ, vật phẩm.
Hãy sống theo cách bạn muốn.
(Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2021, tr.162-163)
Thực hiện các yêu cầu.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính c học sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2. Xác định thành phần biệt lập trong câu. Người ta có thể lớn ra tiếng vào lúc bày tỏ ý định.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả "Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ. Bạn sẽ phải trả giá. Thời gian tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống.”
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh chị? Vì sao
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm những điều mình thích.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét những nét riêng trong cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh ở bài thơ “Sang thu”.
-HẾT-
Xem thêm thông tin:
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2023
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 Thanh Hóa
- Điểm chuẩn vào lớp 10 Thanh Hóa 2023
- Đề thi vào 10 môn toán Thanh Hoá
- Đề thi tiếng Anh vào lớp 10 tỉnh Thanh Hoá
Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Thanh Hóa các năm trước bên dưới:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2022
ĐỀ THI
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là tự sự .
Câu 2. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.
Câu 3.
Biện pháp tu từ : Liệt kê
Tác dụng :
+ Tăng hiệu quả diễn đạt , hiệu quả biểu đạt nội dung .
+ Thể hiện rõ ràng cuộc sống của gia đình cậu bé và những người ở quê.
+ Mang hàm ý tuy người nghèo không đầy đủ vật chất nhưng họ có đầy đủ tình cảm và hưởng thụ cuộc sống .
Câu 4. Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng tình.
- Lý giải:
Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu về vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn là những giá trị đích thực giúp cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa. Đó cũng là những điều giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó mới chính là giá trị là sự giàu có của con người.
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1
*Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
*Bàn luận
- Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.
- Bày tỏ ý kiến: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt quan trọng vì:
+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.
+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.
+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh...
- Bàn luận mở rộng: Hiện nay, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.
*Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại tầm quan trọng và ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2.
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích
- Dẫn dắt vào 2 khổ thơ.
II. Thân bài:
* Hoàn cảnh ra đời:
– Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ tại Hồng Gia, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
* Phân tích
Khổ 1:
– 2 câu thơ đầu: Thời gian ra khơi của đoàn thuyền
+ Mặt trời so sánh với “hòn lửa” → khung cảnh lung linh rực rỡ sắc màu, dù là thời khắc của ngày tàn những hình ảnh đoàn thuyền ra khơi vẫn hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ và căng tràn sức sống.
+ Ẩn dụ “sóng – cài then”, “đêm – sập cửa” → màn đêm đang dần buông xuống
– Khi vạn vật đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi, chỉ có đoàn thuyền là căng tràn sức sống, hăng hái lên đường
– 2 câu thơ sau: không khí ra khơi vui tươi, sôi nổi đầy hứng khởi
+ Từ “lại” → Nhấn mạnh đến nhịp công việc quen thuộc, lặp lại hàng ngày của người dân làng chài.
+ “Câu hát” cùng “gió khơi” và con người với thiên nhiên như đang hòa làm một.
→ Khổ thơ thứ nhất với sự vui tươi cùng hình ảnh thiên nhiên tráng lệ đã thật sự mở ra một bức tranh, một hành trình ra khơi mới
Khổ 2:
- Hai câu thơ đầu:
+ "Hát rằng": gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.
+ Thủ pháp liệt kê: "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.
- Câu thơ "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng":
+ "Đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục.
+ Không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông.
+ Gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng.
+ Thể hiện được không khí lao động hăng say của người lao động
- Câu thơ kết thúc khổ thơ:
+ Câu thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá
+ Ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài.
*Nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Họ là những con người lao động mới, là những người có tâm hồn phóng khoáng, yêu lao động và luôn có niềm hi vọng, ước mong đánh bắt được nhiều hải sản.
- Họ là những người dân bình dị nhưng mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ với những vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn và sức mạnh trong công cuộc chinh phục biển cả.
III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của 2 đoạn thơ.
Đáp án đề văn vào 10 Thanh Hóa 2021
I. Đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2, Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình.
Câu 3.
Tình yêu là tình cảm sâu đậm thanh khiết nhất, tôn quý nhất, vĩ đại nhất trong tâm hồn, nó đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, là ngọn nửa nâng cao tinh thần, nhân cách.... Ngọn lửa ấy sưởi ấm ta bằng sức nóng, nó giúp cuộc sống của chúng ta ngày một ý nghĩa hơn
Câu 4. Trình bày quan điểm của em, lý giải hợp lý.
Gợi ý:
- Đồng tình:
- Lý giải:
+ Tình yêu thương cần được bày tỏ để phát huy tác dụng của nó, tạo sự lan tỏa, động lực cho mọi người.
+ Khi bày tỏ tình yêu thương cả người cho và người nhận mới đều nhận được giá trị toàn diện nhất của nó.
II. Làm văn
Câu 1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống
Bàn luận và phân tích
*Giải thích tình yêu thương là gì ?
- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
* Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống
- Trong gia đình:
+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ
+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người
+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ
+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.
- Trong xã hội:
+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa
+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí
+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.
+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.
* Sức mạnh của tình yêu thương
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
* Phản đề:
- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
* Bài học nhận thức và hành động
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
c) Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng, là sức mạnh không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
- Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.
Câu 2.
Dàn ý tham khảo
Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương
+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam, một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Viễn Phương.
- Giới thiệu đoạn trích: Là dòng cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng và tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác
Thân bài
*Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:
– Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
– Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
– Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy!
– Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.
+ “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.
+ Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc.
– Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.
+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa. Cảm xúc đau đớn này, vô vọng này đã từng xuất hiện trong bài thơ của Tố Hữu:
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm…
Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.
*Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác:
– Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Namra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:
“Mai về miền Namthương trào nước mắt”.
+ Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt.
+ Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.
+ Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.
+ Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
– Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.
+ Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng.
+ Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.
Kết bài
- Nội dung: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ với Bác.
- Nghệ thuật:
+ Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
+ Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thanh Hoá năm học 2021
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (..)
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ!
(Trích Cho đi là con mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2, Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiến chốn này
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 58-59)
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 04/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi.
Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Thanh Hoá cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Thanh Hoá qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.
Đề vào 10 môn văn Thanh Hoá các năm trước
Đề thi vào 10 môn văn Thanh Hoá 2020
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
- Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Đề bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ găn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ n, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Theo tác giả, một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là gì?
Câu 2. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong các câu: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.
Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong những câu: Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Thanh Hoá
Đề thi vào 19 môn văn Thanh Hoá 2019
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.
(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?
Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Thanh Hoá
Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá năm 2018
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Xác định biện pháp tu từ trong phần in đậm của ngữ liệu sau:Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
Anh ấy chạy nhanh nhất đội tuyển.
c. Cho đoạn văn sau, tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó là gì ?
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi "Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu hỏi của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ ?
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 2: (3.0 điểm)
Gia đình luôn hiện về bên ta trên mọi nẻo đường, vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, góp một nụ cười khi ta thành công.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Thanh Hoá 2018
Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá năm 2023 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.