Trang chủ

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Thái Nguyên 2024

Xuất bản: 06/06/2023 - Cập nhật: 06/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thái Nguyên năm học 2024 - 2025 chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Thái Nguyên các năm.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Thái Nguyên năm học 2024 - 2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Thái Nguyên sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Điều khác biệt đó là: cách họ sử dụng những giờ đồng hồ (cách họ sử dụng thời gian)

Câu 3.

HS đưa ra cách hiểu của bản thân sao cho phù hợp.

Gợi ý: sSống một đời có ích có thể hiểu là: làm những việc ta cần làm, hoàn thành tốt những mục tiêu ta đã đề ra, sử dụng thời gian một cách hiệu quả, hợp lí.

Câu 4.

Gợi ý:

- Có thời gian biểu cho từng hoạt động cụ thể.

- Tuân thủ thời gian biểu đã để ra.

- Cân bằng giữa học tập và giải trí hợp lí.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc xác định mục tiêu sống.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Mục tiêu sống: những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả.

Mục tiêu sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của con người đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống có mục tiêu

+ Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.

+ Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.

- Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu sống

+ Mang đến cho con người những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.

+ Giúp chúng ta tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan.

+ Khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người trẻ sống có lí tưởng, có mục tiêu nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết đoạn

Khái quát lại tầm quan trọng của mục tiêu sống, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2.

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

- Giới thiệu nội dung cần phân tích: tâm trạng ông Hai khi hay tin làng chợ Dầu theo giặc.

2. Thân bài:

a. Khái quát về nhân vật ông Hai:

– Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình – Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

– Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

b. Phân đoạn trích

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được, ông điểm lại từng người: Ông điểm

lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Ông bắt đầu lo lắng:

+ Lo cho mình và gia đình: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.”

+Lo cho bà con trong làng: “Lại còn nhiều người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”

- Vợ của ông trở về nhà cũng buồn bã, trẻ con cũng im lặng, không đứa nào dám vui đùa, nghịch ngợm như mọi ngày.

=> Không gia đình ảm đạm, buồn bã, không dám nói, không dám nhìn nhau.

=> Tâm trạng ông Hai cũng như cả gia đình ông lâm vào trạng thái buồn bã, chán nản, bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

– Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.


Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

ĐỀ THI

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Đang cập nhật...

Câu 2:

Tác giả từ khi còn rất trẻ đã tham gia các dự án cộng đồng vì muốn giúp đỡ những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ như mình, vì muốn tạo ra điều có ích cho người khác.

Câu 3:

Học sinh trình bày theo ý hiểu của bản thân mình, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

Nghịch cảnh được nhắc đến trong bài ý chỉ những khó khăn, trắc trở, những hoàn cảnh éo le, trớ trêu mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống.

Câu 4:

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân: đồng tỉnh, không đồng tình, đồng tình một phần; có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

  • Đồng tình. Cuộc sống rất kì diệu. Ở đó luôn chứa đựng những điều bí ẩn. Con người muốn có một cuộc sống đúng nghĩa thì cần phải không ngừng cố gắng học hỏi, không ngừng khám phá. Mỗi lần như vậy chúng ta sẽ nhận được những giá trị tuyệt vời mà cuộc sống mang lại.
  • Đồng tình một phần. Cuộc sống không chỉ là hành trình học hỏi và khám phá. Cuộc sống đôi khi còn được thể hiện qua những phút giây dừng lại, sống chậm lại, lắng mình để cảm nhận những vẻ đẹp bình dị và nhỏ bé.

II. LÀM VĂN

Câu 1

*Nêu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống mỗi người.

* Giải thích:

- Tính tự lập là việc con người tự mình thực hiện các công việc mà không dựa dẫm hay ỷ nại vào người khác.

- Ý nghĩa của sự tự lập:

+ Chủ động hơn trong cuộc sống, tự lập kế hoạch, định hướng cho bản thân mình.

+ Chủ động vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

+ Rèn luyện tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo.

+ Khẳng định bản thân, nhận ra giá trị bản thân.

- Bản luận mở rộng:

+ Phê phán những người có thói quen ỷ nại, dựa dẫm vào người khác.

+ Đôi khi trong cuộc sống để có thể vượt qua những khó khăn con người cũng cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Tự lập không phải cự tuyệt mọi sự giúp đỡ.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

1, Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.

- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.

2, Thân bài:

a, Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu

- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:

+ Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.

+ Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành

+ Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.

+ Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.

+ Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.

- Cảm xúc của tác giả:

+ Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”

+ Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.

⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

b, Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa

- Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét

- Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.

⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo

3, Kết bài:

- Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của tác giả, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.

- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khi đã trưởng thành và nhìn lại quãng đường đã, tôi nhận ra chính nhờ đã trải qua những cô đơn, buồn tủi, nghèo khổ đó mà tôi dễ dàng cảm thông với người khác, có khả năng sống độc lập và có bản lĩnh đương đầu với gian khổ. Từ khi còn rất trẻ, tôi đã tham gia các dự án cộng đồng, vì muốn giúp đỡ những đứa trẻ có cùng cảnh ngộ như mình, vì muốn tạo ra điều có ích cho người khác. Tôi cũng nhận ra, mỗi chúng ta khi sinh ra đã được vũ trụ tặng cho những món quà vô giá ẩn trong bức màn bí ẩn của cuộc sống. Những nghịch cảnh mà ta phải đối mặt, những trải nghiệm mà ta có trong cuộc sống này chính là cách để ra khám phá ra món quà kì diệu đó của vũ trụ, phát huy hết sức mạnh và tiềm năng bên trong của mình. Và khi nhận ra cuộc sống chẳng qua chỉ là một hành trình học hỏi và khám phá, tôi đã biết cách sống hạnh phúc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

(Trích Không có đỉnh quá cao, Giáo sư Phan Văn Trường và nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2022, tr.19,20)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao tác giả đã tham gia các dự án cộng đồng từ khi còn rất trẻ?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào là "những nghịch cảnh mà ta phải đối mặt" trong cuộc sống?

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: "Cuộc sống là một hành trình học hỏi và khám phá" hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) về ý nghĩa của sự tự lập.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh viết:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió sẽ

Sương chung chinh qua ngôi

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có dám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2022, tr.70)

Phân tích bức tranh mùa thu trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên.

-HẾT-


    Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Thái Nguyên các năm trước bên dưới:

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2022

    ĐỀ THI

    Trích dẫn đề: 

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

    Chúng ta luôn nghĩ rằng cha mẹ cần thấy được con cái thành công trong sự nghiệp, đạt nhiều thành tựu trong cuộc sống. Ta tin rằng mình càng giàu có giỏi giang thì cha mẹ càng vui vẻ. Kì thực không phải vậy.

    Cha mẹ không ham hư vinh, tiền bạc. tiền bạc với người lớn tuổi nhiều khi chỉ cần đủ chứ không cần dư thừa, họ ý thức sâu sắc về việc vật chất chỉ là phù du nên điều họ trân trọng là bình an và sức khỏe. Cha mẹ thường lo lắng càm ràm nếu bạn ăn mặc phong phanh hay suốt ngày thức khuya dậy sớm... Có lẽ điều ấy đôi lúc làm bạn thấy phiền phức nhưng đó là vì họ quan tâm và yêu thương bạn. Càng lớn bạn sẽ càng hiểu rằng đối với cha mẹ việc bạn có vui vẻ hay không, sống có khỏe mạnh hay không, có ngủ ngon không... quan trọng hơn rất nhiều số tiền bạn kiếm được hay địa vị bạn có.

    (Trích Hạnh phúc không khó định danh, Cá Chép, NXB Dân trí, 2021)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra 01 phép liên kết trong những câu văn sau:

    Cha mẹ không ham hư vinh, tiền bạc. tiền bạc với người lớn tuổi nhiều khi chỉ cần đủ chứ không cần dư thừa, họ ý thức sâu sắc về việc vật chất chỉ là phù du nên điều họ trân trọng là bình an và sức khỏe.”.

    Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

    Câu 4 (1,0 điểm). Qua những chia sẻ của tác giả, em thấy mình cần làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi người.

    Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa. 

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 

    Mặt trời đội biển nhô màu mới, 

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

    (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2021)

    ĐÁP ÁN

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2. Phép liên kết lặp - “tiền bạc”

    Câu 3. Nội dung chính: Hạnh phúc đơn giản của cha mẹ là con cái được khỏe mạnh, bình an chứ không phải hư vinh, tiền bạc.

    Câu 4. Qua chia sẻ của tác giả, em thấy điều mình cần làm những việc để thể hiện lòng hiếu thảo là: cố gắng chăm sóc tốt cho bản thân, chú ý tới sức khỏe của chính mình để bố mẹ có thể yên tâm khi nghĩ tới chúng ta. Cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng. Giúp đỡ cha mẹ những công việc trong khả năng của mình,

    II. LÀM VĂN

    Câu 1

    *Giới thiệu và dẫn dắt vào vai trò của gia đình đối với mỗi người

    *Bàn luận

    a. Giải thích

    Gia đình: là nơi những người có quan hệ gần gũi hoặc có cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, cùng nhau làm ăn, phát triển dựa trên nền tảng yêu thương và đùm bọc nhau.

    b. Phân tích

    - Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, là nơi cha mẹ sinh ra ta, là nơi uôi dưỡng ta lớn lên thành người và cũng là nơi chúng ta quay về tìm lại bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội.

    - Gia đình, nơi có cha mẹ, người thân yêu, những người dạy ta nhiều điều hay lẽ phải, dạy ta cách làm người, là nền tảng để ta vững bước trên con đường đời.

    - Gia đình là nơi mọi người yêu thương nhau vô điều kiện, giữa một xã hội xô bồ thì gia đình là nơi yên bình nhất, là mái ấm, nơi hạnh phúc nhất của chúng ta. Dù trong bất cứ thời gian nào, giai đoạn nào thì gia đình đều có vai trò quan trọng.

    c. Phản đề

    Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sống vô tâm, hời hợt thờ ơ với mọi người.

    Cũng có những người thiếu đi sự may mắn, không có gia đình hoặc có một gia đình chưa trọn vẹn.

    *Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi người; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

    Câu 2.

    1. Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

    - Dẫn dắt 2 khổ thơ:

    2. Thân bài

    2.1. Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.

    a. Cảnh hoàng hôn trên biển.

    – Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa

    – Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

    b. Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc

    “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

    Câu hát căng buồm với gió khơi”

    – Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.

    – Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

    – Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

    2.2.Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.

    a. Cảnh đoàn thuyền trở về

    - Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”

    + Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.

    + Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời:cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng.Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

    b. Bình minh trên biển

    – Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.

    - H/ả “ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

    3. Kết bài.

    -HẾT-

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thái Nguyên năm 2021

      Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra vào ngày 08/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Thái Nguyên 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

      PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

      Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Tế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cố gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

      (Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020)

      Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

      Câu 2 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới những đối tượng nào?

      Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

      Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay không? Vì sao?

      PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

      Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.

      Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

      Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

      Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

      Áo anh rách vai

      Quần tôi có vài mảnh vá

      Miệng cười buốt giá

      Chân không giày

      Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

      Đêm nay rừng hoang sương muối

      Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

      Đầu súng trăng treo.

      (Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020)

      Đáp án đề văn vào 10 Thái Nguyên 2021

      I. Đọc hiểu

      Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

      Câu 2 .  Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.

      Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích:

      Gợi ý

      - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang tác động nghiêm trọng tới cuộc sống chúng ta

      - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và con người phải hành động

      Câu 4. 

      Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, diễn giải hợp lý.

      Gợi ý: Đồng tình

      Lý giải: Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có môi trường xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại.

      II. Làm văn

      Câu 1.

      Giới thiệu vấn đề : Bảo vệ trái đất chính là vấn đề cấp thiết hiện nay.

      Bàn luận vấn đề:

      - Nếu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

      + Trái đất ngày càng nóng lên

      + Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn

      + Nồng độ chì đã và đang tăng lên

      + Ô nhiễm từ các loại xe cộ...

      - Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn:

      + Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường

      + Có lối sống bền vững

      + Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước

      + Ít sử dụng hóa chất

      + Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,...

      + Bảo vệ các loài động vật quý hiếm...

      + Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. 
      + Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người...

      + Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy

      + Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường

      - Bài học nhận thức và hành động

      + Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

      + Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.

      Kết thúc vấn đề:

      - Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.

      - Liên hệ bản thân.

      Câu 2

      1. Mở bài:

      Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ Đồng chí và tác giả Chính Hữu

      Dẫn dắt vào đoạn trích: Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu xây dựng hình tượng người lính hiện lên thật chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp. Đặc biệt là qua đoạn trích: "..."

      2. Thân bài

      * Vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tình cảm của những người lính

      - Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính, đùm bọc nhau trong những giây phút ốm đau, bệnh tật:

      Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

      Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

      - Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.

      - Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

      "Áo anh rách vai
      Quần tôi có vài mảnh vá
      Miệng cười buốt giá
      Chân không giày
      Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"

      - Tuy có những khó khăn, thiếu thốn nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ Chính Hữu hình ảnh người lính hiện lên đôi khi mang đầy vẻ đẹp lãng mạn. Những điều này đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh gợi nhiều liên tưởng phong phú và sinh động:

      "Đêm nay rừng hoang sương muối
      Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
      Đầu súng trăng treo."

      3. Kết bài

      - Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.

      - Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.

      Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Thái Nguyên cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Thái Nguyên qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Thái Nguyên các năm trước

      Xem thêm: Đề tham khảo vào 10 môn văn Thái Nguyên 2021

      Đề thi vào 10 môn văn Thái Nguyên 2020

      Đọc đoạn trích:

      Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, ... là thói quen tốt.

      Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.

      ... Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?

      (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, SGK Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)

      Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

      Câu 2 (0,5 điểm). Xác định 01 phép liên kết được sử dụng trong các câu sau: Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ.

      Câu 3 (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những thói quen tốt nào? Vì sao đó là những thói quen tốt?

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Thái Nguyên năm 2020

      Đề thi vào 10 môn văn Thái Nguyên 2019

      Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

      Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn thông chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.

      (Bàn về đọc sách -Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

      Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

      Câu 2

      (0,5 điểm). Từ học vấn trong đoạn trích có nghĩa là gì?
      Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

      Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng ý với quan niệm của tác giả: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại hay không? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3-5 dòng)

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn tuyển sinh vào 10 năm 2019 tỉnh Thái Nguyên

      Đề thi vào 10 môn văn Thái Nguyên 2018

      Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

      Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

      Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

      Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

      (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

      Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

      Câu 2

      (0,5 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
      Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 tỉnh Thái Nguyên năm 2018

      Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Thái Nguyên năm 2024 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

      Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM