Mời bạn đọc tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam 2024
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Hà Nam sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
Xem thêm thông tin:
- Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Hà Nam
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Hà Nam
- Đáp án đề thi vào 10 môn Toán tỉnh Hà Nam 2024 (có đáp án)
- Đáp án đề thi vào 10 môn Tiếng Anh Hà Nam 2024 (có đáp án)
ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Cuộc sống vốn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Không có một giới hạn cụ thể nào cho biết khi nào và có bao nhiêu khó khăn, thử thách sẽ xảy đến trong cuộc đời mỗi người. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục chúng.
(2) Có lần tôi nghe Garrison Keillor phát biểu trên đài phát thanh: "Cuộc sống cũng giống như một cuộc chiến – nếu mọi thứ bỗng trở nên yên lặng thì có nghĩa là bạn đang thua trận”. Dĩ nhiên đó chỉ là một cách nói đùa, nhưng quả thật, khi đường đời ta đi quá êm ả, trơn tru và bằng phẳng thì bạn dễ có khuynh hướng trở nên tự mãn. Như thế, bạn sẽ không có cơ hội khám phá những khả năng vốn còn tiềm ẩn, chưa được khai phá trong bản thân mình; không biết rằng bạn vẫn còn có thể làm tốt hơn, thể hiện mình trọn vẹn hơn và cống hiến được nhiều hơn.
(3) Thử thách giúp bạn tự mình bứt phá ra khỏi những khuôn khổ, những lối mòn sẵn có, phát triển cả tính riêng của bạn, khai mở những con đường mới. Qua khó khăn, thử thách, cuộc sống mang lại cho bạn những cơ hội thật bất ngờ, thật tuyệt vời mà nếu không có nó, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ trưởng thành và trải nghiệm.
(Trích Cuộc sống luôn đầy những thử thách – Keith D. Harrell)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao tác giả cho rằng hãy chuẩn bị cho mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục những khó khăn, thử thách?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn (3).
Câu 4. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có sử dụng 01 thành phần biệt lập (gọi tên và chỉ ra thành phần ấy).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách để rèn luyện tính tự lập.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải SGK Ngữ văn 9, Tập 2, tr.55-56, NXB Giáo dục)
Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, hãy liên hệ với trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hết.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Hà Nam các năm trước bên dưới:
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam 2023
ĐỀ THI
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2.
- Phép lặp: chú chim, chúng ta
- Phép thế: chú chim kia
- Phép nối: song
Câu 3. HS tự bày tỏ quan điểm cá nhân.
Gợi ý:
- Cuộc sống của bạn hạnh phúc hay không do chính cách nhìn và cách làm của riêng bạn.
- Cuộc sống hạnh phúc của bạn do chính cách nhìn nhận của bạn tạo ra.
Câu 4. HS tự bày tỏ quan điểm cá nhân.
Gợi ý: Em đồng ý. Cuộc sống vui vẻ, tích cực hay buồn bã đau khổ đều do cách mình nhìn cuộc sống. Nếu cuộc sống có khó khăn nhưng chúng ta lại biết suy nghĩ tích cực, biết thay đổi thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, còn nếu như ta chỉ nhìn nó bằng một màu xám thì nó sẽ càng đau buồn. Vậy nên, chúng ta hãy hướng đến một cuộc sống có nhiều niềm tin và sự tích cực.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
*Giới thiệu vấn đề: Những tấm gương vượt lên chính mình.
*Bàn luận và phân tích vấn đề
1. Giải thích thế nào là vượt lên chính mình:
- Vượt lên chính mình là dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống, luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thiện bản thân, biến những khiếm khuyết của bản thân thành điểm mạnh.
2. Bàn luận về những tấm gương vượt lên chính mình:
a. Biểu hiện của những tấm gương vượt lên chính mình:
- Những tấm gương vượt lên chính mình là người luôn cố gắng, nỗ lực, không ngại đương đầu với khó khăn, thử thách.
- Những tấm gương vượt lên chính mình còn là những người lạc quan, tràn đầy sức sống và luôn tìm cách khắc phục điểm yếu của bản thân.
b. Ý nghĩa của việc vượt lên chính mình:
- Vượt lên chính mình sẽ giúp cho bạn trở thành một phiên bản tốt nhất có thể, từ đó thấy được rằng này cuộc sống này sẽ vô cùng ý nghĩa và đáng sống.
- Những tấm gương vượt lên chính mình là những người truyền lửa, họ đem đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
c. Dẫn chứng về những tấm gương vượt lên chính mình:
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị bại liệt cả hai tay, thuở đi học thường bị bạn bè chê cười nhưng thầy đã dùng đôi chân của mình để viết.
+ Anh Nguyễn Sơn Lâm là người mắc hội chứng loãng xương từ nhỏ, bị teo cả hai chân nhưng đã trở thành một diễn giả nổi tiếng và đã chinh phục được đỉnh Phan - xi - păng cùng chiếc nạng gỗ của mình.
3. Phê phán:
- Phê phán những người không có ý chí nghị lực, thấy khó khăn đã vội chùn bước.
4. Bài học:
- Chúng ta không nên kì thị mà phải biết giúp đỡ những người kém may mắn hơn trong cuộc sống.
- Cần phải sống có mục tiêu, sống có lí tưởng, dám nghĩ, dám làm và không được ỷ lại vào người khác
*Kết thúc vấn đề: Khái quát lại ý nghĩa của việc vượt lên chính mình.
Câu 2.
MB: GT chung
+ TG, tác phẩm,hoàn cảnh sáng tác
+ GT khái quát ND bài thơ
+ Dẫn dắt vào 13 khổ thơ: là những dòng thơ thể hiện rõ nhất tình đồng chí của người lính cách mạng.
TB:
- Nêu khái quát về ND của 13 câu thơ
a) Biểu hiện của tình đồng chí
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
⇁Tình đồng chí gắn bó bền chặt, những người lính gắn bó với nhau,họ hiểu hoàn cảnh của nhau , cảm thấu nỗi niềm thầm kín của những người đồng đội
- Hình ảnh "ruộng nương,gian nhà không "=> những người lính để lại sau lưng những điều đáng quý nhất của quê nhà, họ ra trận chiến đấu sẵn sàng hi sinh những điều quan trọng nhất vì nhân dân,vì tổ quốc
- Từ "mặc kệ" cho thấy sự dứt khoát,quên mình vì tổ quốc
+ Nhưng sâu bên trong họ vẫn có một nỗi mong nhớ sâu đậm và da diết với quê nhà. Họ vẫn hình dung về hình ản cánh đồng xanh ngát hay vách nhà tranh gió thổi lung lay ngay cả khi ở nơi biên giới xa trường.
- Hình ảnh " Giếng nước gốc đa" là một hình ảnh ẩn dụ đẹp, nó ko chỉ là những hình ảnh nơi thôn quê dân dã mà còn tượng trưng cho những người ở hậu phương đang mong ngóng các anh bộ đội cụ Hồ thắng lợi trở về.
b) Tình đồng chí là sự chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :
" Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
- Những người lính dù ở trên chiến trận, gặp bao gian truân,khó nhọc"áo rách vai, quần có vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, chân không giày".Họ vẫn động viên nhau, lạc quan tiến bước,chia sẻ cho nhau hơi ấm và tình cảm chân thành "thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
- Hơi ấm họ chuyền cho nhau dù là nhỏ nhưng nhưng lại là sức mạnh tinh thần giúp những người lính vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong thời kỳ kháng chiến.
- Cặp từ 'anh' và 'tôi' tôi đi đôi với nhau trong từng câu thơ diễn tả sự gắn bó bền chặt,tha thiết giữa những người lính
c)Tình đồng chí bền chặt xuyên qua những khó khăn nguy hiểm
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
- Nổi bật lên trên hình ảnh khu rừng âm u,tăm tối là hình ảnh những người lính đứng sát vai nhau chờ giặc tới.
- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong cái giá rét ,cái lạnh lẽo trong những giây phút chờ giặc , tình đồng chí đã giúp họ vượt qua mọi lo lắng, vượt lên trên cái đáng sợ của sinh tử, để hướng về tổ quốc về nhân dân.
- Hình ảnh đầu súng trăng treo là một hình ảnh đặc sắc mà chính bản thân Chính Hữu đã nhìn thấy qua những đêm hoạt động trên chiến trường
- "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.
- Hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.
- Cho thấy sự thơ mộng, lãng mạn của nhà thi sĩ dù là trong những giây phút gian khó, khốc liệt của chiến trường .
⇁Tình đồng chí đẹp đẽ của những người lính ,luôn chia sẻ và gắn bó với nhau ,cùng nhau vượt qua những khổ cực tại trên chiến trường đầy gian lao, khó nhọc
KB: Nêu cảm nhận chung và nhận xét khái quát về nghệ thuật
- Nhận xét về nghệ thuật của bài
TRÍCH DẪN ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Có bao giờ bạn nghe câu hỏi này chưa:"Tại sao chú chim bị nhốt trong lồng mà vẫn ca hót?". Trong một vài hoàn cảnh, chúng ta cũng sẽ như chú chim kia, bị tước mất tự do. Song, chúng ta có quyền lựa chọn thái độ của mình trước thử thách. Nếu bạn vẫn lạc quan, tin rằng mỗi bài ca là một lời cầu nguyện thì dù có bị giam cầm trong nghịch cảnh, bạn cũng có thể tìm thấy an bình.
(2) Có người nói rằng, cuộc đời này chỉ là một giỏ anh đào, tất cả chúng ta là những trải anh đào đang dần chín rục trong giỏ. Thế tại sao chúng ta không thưởng thức vị ngọt của trái chín để thấy rằng mình vẫn được hưởng một cuộc sống vui vẻ.
(3) Chỉ có một điều duy nhất quan trọng trong đời, nằm ở cách nhìn của bạn đối với hoàn cảnh mình gặp phải.
Thực hiện các yêu cầu:
(Trích Món quà cuộc sống - Dr.Bernie S.Siegel, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020, tr.69)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết và từ ngữ có tác dụng liên kết trong đoạn văn (1).
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn.
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: "Chỉ có một điều duy nhất quan trọng trong đời, nằm ở cách nhìn của bạn đối với hoàn cảnh mình gặp phải." không? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 4 đến 6 câu).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc vượt lên chính mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình đồng chí của người lính cách mạng qua đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.128 - 129)
- HẾT -
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nam 2022
Trích dẫn đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hướng đi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu 4. Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 -7 câu) có sử dụng một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết), với câu chủ đề sau: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam). Từ đó, trình bày suy nghĩ về tác động của chiến tranh đối với con người.
- Hết -
Đáp án tham khảo
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Đoạn trích trong tác phẩm Sang Thu của Hữu Thỉnh
Câu 2. Những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khác giao mùa: phả, chùng chình, dềnh dàng, vội vã, vắt.
Câu 3.
– Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:
+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.
+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.
Câu 4.
Tự thực hiện.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
2. Thân bài: Bàn luận về tinh thần lạc quan
* Lạc quan là gì?
Lạc quan là thái độ sống; Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra; Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
* Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người; Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn; Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống; Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
* Biểu hiện của tinh thần lạc quan
Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra; Luôn yêu đời; Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
* Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng; Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống; Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận; Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 2.
1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, truyện ngắn:
+ Nguyễn Quang Sáng - cây đại thụ của văn học miền Nam với những cống hiến to lớn, đáng trân trọng cho văn đàn.
+ Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
- Khái quát về nhân vật: Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu.
2. Thân bài
a) Luận điểm 1: Hoàn cảnh của nhân vật
- Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b) Luận điểm 2: Tình yêu dành cho con của ông Sáu
- Trong những ngày ông về thăm quê:
+ Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
+ Sững sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
=> Ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
+ Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
+ Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
=> Tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.
- Trong những ngày ông ở căn cứ:
+ Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
+ Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
+ Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
+ Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
c) Nhận xét về nghệ thuật
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba - người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.
3. Kết bài
- Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.
- Kết luận về nhân vật ông Sáu:
+ Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
+ Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt
- Hết -
Đề thi văn chung của Chuyên Biên Hòa 2022
Xem thêm các bài văn mẫu phân tích hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam năm 2021
Đọc tài liệu sẽ cập nhật đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Hà Nam 2021 chính thức ngay khi kỳ thi diễn ra ngày 21/06/2021 tới đây.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Câu 4. Thông điệp nào trong đoan trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5-7 dòng.
Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự cống hiến.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương ( trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ. Từ đó, hãy nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật.
Đáp án đề vào 10 môn văn tỉnh Hà Nam 2021
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Đoạn trích trên thuộc văn bản Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.
Câu 2.
Những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ: con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến.
Câu 3.
- Biện pháp tu từ: điệp từ
- Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha. Động từ “làm” - “nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.
Câu 4. Các em tự chọn một thông điệp theo ý của bản thân, lập luận hợp lý.
Gợi ý: Ước nguyện muốn được cống hiên cho đời của tác giả.
Phần II. Làm văn
Câu 1.
Cần đảm bảo các ý chính sau:
*Nêu được vấn đề: ý nghĩa sự cống hiến.
*Bàn luận
- Giải thích: Cống hiến là tự nguyện dânh hiến công sức của mình, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.
- Cống hiến vô cùng quan trọng, đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, ta hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay. Thế hệ trẻ Việt Nam đã cống hiến cho đất nước và tổ quốc, trong thời chiến và thời bình.
- Ngày hôm nay ta càng cần phải cống hiến, tự nguyện, có trách nhiệm, trên nhiều lĩnh vực: thanh niên tình nguyện, trên giảng đường, trong nhà máy ...
- Ý nghĩa của sự cống hiến:
+ Thanh niên mang sức trẻ, sự nhiệt tình cống hiến cho đất nước sẽ khiến cho đất nước giàu mạnh, bền vững và không ngừng phát triển.
+ Cống hiến cho đất nước cũng cho thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân với sự nghiệp chung.
+ Cống hiến cho đất nước còn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cha ông: cha ông đã bảo vệ tổ quốc khỏi kẻ thù, thế hệ trẻ cống hiến xây dựng đất nước.
- Bên cạnh đó có 1 bộ phận thanh niên chưa xác định được tinh thần cống hiến, còn ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình
* Bài học: Cần cố gắng, cần xác định vị trí, khả năng đóng góp của mình cho xã hội, cho cộng đồng.
Câu 2.
Dàn ý
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Dữ là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI.
+ Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục là một trong những truyện tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ.
- Khái quát chung về nhân vật: Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
b) Thân bài
* Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI.
- Nội dung cốt truyện: Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
* Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng.
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.
+ Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé.
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa.
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền+ Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa+ Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết=> Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương.
* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật
+ Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại...
+ Yếu tố kì ảo, kịch tính và có thực.
c) Kết bài
- Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động đã khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
- Truyền kì mạn lục trở thành áng thiên cổ kì bút trong nền văn học trung đại Việt Nam khi góp tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
-/-
Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước và nhé:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam các năm trước
Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN, 2019, tr.132)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ? Tác giả là ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
Câu 2. Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh chiếc xe được miêu tả qua những từ ngữ nào ? Những từ ngữ ấy gợi lên điều gì ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích.
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nam 2019
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2018, tr.4-5)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích. Vì sao đó là lời dẫn trực tiếp?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Hà Nam
Đề văn tuyển sin vào lớp 10 năm 2018
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
(Trích Nói với con, Y Phương - SGK Ngữ văn 9, tập II - NXBGDVN - 2006 - trang 12).
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Qua đoạn trích, em thấy cuộc sống của người đồng mình hiện lên như thế nào?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Hà Nam năm 2018
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.
Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023