Trang chủ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái 2024

Xuất bản: 02/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái năm 2024 - 2025 cập nhật nhanh và chính xác. Tuyển tập đề vào 10 Yên Bái môn Văn qua các năm.

Mời bạn đọc tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Văn Yên Bái năm 2024 - 2025. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Yên Bái sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.


Đáp án tham khảo




Xem thêm thông tin:

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Yên Bái các năm trước dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

Câu 2:

- Từ ghép chỉ màu sắc: đỏ lừ, trắng muốt.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ liệt kê: từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của khu vườn khi trái cây đến độ chín.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Giới thiệu vấn đề:

- Ý nghĩa lòng biết ơn.

b. Giải thích

- Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.

⇒ Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.

c. Bàn luận

- Ý nghĩa của lòng biết ơn:

+ Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.

+ Biết ơn và biết đền ơn cho thấy đó là con người có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp.

+ Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,... truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

- Phê phán những người sống vô ơn.

d. Tổng kết vấn đề: Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt

+ Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Thơ Bằng Việt có giọng điệu tâm tình, trầm lắng, cảm xúc tinh tế, do đó tạo được sức lôi cuốn với bạn đọc.

- Giới thiệu tác phẩm: Bếp lửa

- Giới thiệu khái quát về hai khổ cuối

2. Thân bài

a. Khổ thơ "Lận đận... bếp lửa!"

* Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về cuộc đời của bà:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Những vần thơ chan chứa bao nghĩa nặng tình sâu của đứa cháu đối với bà. Bà quen dậy sớm để tiếp tục nhóm lên ngọn lửa:

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

b. Khổ thơ "Giờ cháu... lên chưa?"

- Cháu đã lớn khôn, đã được sống trong cuộc đời mới thật vui thật đẹp, giữa ngọn khói trăm tàu lửa trăm nhà. Nhưng cháu vẫn không thể quên bếp lửa đơn sơ ấm áp của bà để rồi mỗi ngày đều tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?". Câu hỏi mà cũng là lời khẳng định: Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được bà và bếp lửa vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cháu đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ đó.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái 2022

Đáp án đề văn vào 10 Yên Bái 2022

Câu 1

a

- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác giả: Nguyễn Thành Long.

b. Danh từ: nắng, rừng cây.

Đặt câu: Hôm nay, trời nắng to quá.

c

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa.

- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đã làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình , gợi cảm hơn. Nó đã làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Câu 2. 

1. Giới thiệu vấn đề: Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.

2. Bàn luận: Ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống con người:

- Trước hết, thiên nhiên cung cấp cho ta môi trường sống, sinh hoạt.

- Không chỉ vậy, thiên thiên còn cung cấp cho ta những tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người không thể sống nếu không có oxi để thở, không có nước để uống, sinh hoạt. Nếu không có thiên nhiên, khí thải CO2 sẽ đi về đâu? Đồng thời, thiên nhiên cung cấp cho con người những đồ ăn, thức uống để tồn tại. - Thiên nhiên còn là nơi giúp con người nghỉ ngơi, giải lao, giải tỏa căng thẳng khi được đắm chìm trong đó.

=>Mọi hành động huỷ diệt thiên nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

- Tuy nhiên, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Vì vậy, mỗi người cần chung tay trong việc bảo vệ thiên nhiên.

Câu 3

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.

- Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong 5 khổ được trích.

2. Thân bài: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

* Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:

+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.

+ Thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.

+ Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.

- Biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa”. gợi khoảnh khắc ảnh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả. "

+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.

* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

- Lại”:

+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.

+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới.

=> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên.

- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:

+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.

-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.

* Câu hát của người dân chài:

- Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu”... -> sự giàu có của biển.

- Bút pháp tả thực kết hợp với trí tưởng tượng phong phú:

+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muốn luồng sáng -> liên tưởng đến dệt lưới của đoàn thuyền.

+ Gợi những vệt nước lấp lánh khi đàn cá bơi lội.

+ Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đưa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng” Tuyệt

=> Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người lao động mới.

3. Kết bài : Tổng kết vấn đề.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái 2021

    Đọc tài liệu sẽ cập nhật nhanh nhất đề chính thức đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Yên Bái 2021 ngay khi kỳ thi diễn ra ngày 10/06/2021 tới đây.

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH YÊN BÁI

    KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

    NĂM HỌC 2017 - 2022

    Môn thi: Ngữ văn

    Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

    Khóa thi ngày 10/6/20021

    ĐỀ CHÍNH THỨC (đề thi có 01 trang gồm 03 câu).

    Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

    Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

    Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

    (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.132)

    a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    b. Xác định một từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và đặt câu với từ đó.

    c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

    Câu 2. (2,0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

    Câu 3. (5,0 điểm)

    Phân tích tình nghĩa cha con sâu nặng và cao đẹp của nhân vật anh Sáu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

    -Hết-

    Đáp án đề thi văn vào 10 năm 2021 tỉnh Yên Bái

    Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

    Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

    Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

    Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

    (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.132)

    a.

    - Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25đ)

    - Tác giả: Phạm Tiến Duật

    b. Từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: chông chênh

    Cái bàn chông chênh ấy nhìn như sắp đổ.

    c.

    - Điệp ngữ : lại đi

    => nhấn mạnh ý chí quyết tâm, không ngừng vươn lên của đoàn xe chiến sĩ

    => ngợi ca tấm lòng của các chiến sĩ, hết lòng hi sinh vì Tổ quốc hòa bình độc lập

    - Đảo ngữ : Bếp Hoàng Cầm; Chung bát đũa

    => nhấn mạnh sự tạm bợ, gian khổ mà các chiến sĩ ngoài thao trường phải gánh chịu

    Câu 2. 

    *Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

    *Bàn luận về tinh thần lạc quan

    1. Lạc quan là gì?

    - Lạc quan là thái độ sống

    - Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra

    - Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

    2. Biểu hiện của tinh thần lạc quan

    - Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

    - Luôn yêu đời

    - Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

    3. Sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

    * Với cá nhân:

    - Người có tinh thần lạc quan sẽ có cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.

    + Những giá trị vật chất sẽ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của cá nhân, góp phần giúp đỡ người thân, cộng đồng.

    + Những giá trị tinh thần đem lại cho con người nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa, được quý trọng, có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

    * Với xã hội:

    - Tinh thần lạc quancủa cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.

    *Kết thúc vấn đề: Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua khó khăn.

    Câu 3.

    I. Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn gắn liền với miền đất Nam Bộ, văn ông có giọng điệu tự nhiên, thân mật, dân dã, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.

    - Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

    II. Thân bài:

    * Tình cảm cha con trong truyện ngắn này được thể hiện từ hai phía: tình cảm của con dành cho cha và tình cảm của cha dành cho con.

    1. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

    – Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng: (hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá…).

    => Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rạch ròi của cô bé.

    – Khi nhận ra ông Sáu là cha mình, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi:

    + Nó bỗng kêu thét lên "ba" – tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.

    + Cô bé chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp (hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo), dang cả hai chân để câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé run run. Tình yêu thương ba được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi. Em yêu ba, nhớ ba, mong ba. Nay tình cảm ấy mới có dịp vỡ òa ra nên vô cùng mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

    2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con

    – Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ.

    – Về đơn vị, ông day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con. Chi tiết này thể hiện tình yêu con tha thiết.

    – Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà.

    – Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con.

    III. Kết bài

    - Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng trở nên cao đẹp, thiêng liêng hơn trong những cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh tàn khốc.

    Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước và nhé:

    Tuyển tập đề thi vào 10 Yên Bái môn Văn qua các năm

    Đề thi văn tuyển sinh lớp 10 tỉnh Yên Bái năm 2020

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:

    "Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp 14, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi ! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá."

    (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2017, tr.163)

    a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Ông lại muốn về làng, tại muốn được cùng anh em đào đường tốp 4, xẻ hào, khuân đá...”

    c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá."

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Yên Bái

    Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái năm 2019

    Câu 1 (3,0 điểm)

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

    Sóng được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu

    a. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    b. Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.

    c. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ:

    Có đám mây mùa hạ 

    Vắt nửa mình sang thu". 

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Yên Bái

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Yên Bái năm 2018

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

    "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

    Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”

    a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.”

    c. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Yên Bái 2018

    Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

    Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

    Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM