Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Vĩnh Long năm học 2024 - 2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Long 2024
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Vĩnh Long sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
Xem thêm thông tin:
- Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Vĩnh Long
- Điểm chuẩn vào 10 tỉnh Vĩnh Long năm 2024
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán tỉnh Vĩnh Long
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Vĩnh Long
Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Vĩnh Long các năm trước bên dưới:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Long 2023
Đang cập nhật
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Long 2022
ĐÁP ÁN:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn 1 là Nghị luận.
Câu 2. Người mẹ Enrico đã luôn cổ động, khích lệ, tin cậu có thể hát được và hát hay, thậm chí sẵn sàng đi chân đất để tiết kiệm tiền cho cậu đi học nhạc.
Câu 3. Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển: lời khen là cần thiết, là điều nên có trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng cho đi lời khen đề thúc đẩy nhau tiến bộ trong cuộc sống.
Câu 4.
Thành phần tình thái là thành phần câu dùng để thể hiện cách nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến trong câu hoặc thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.
Học sinh đặt câu tùy theo ý kiến và thành phần tình thái phù hợp.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
*Giới thiệu vấn đề: nạn hút thuốc lá ở một phần học sinh hiện nay.
*Bàn luận vấn đề:
Hiện nay việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến trong giới học sinh.
- Nguyên nhân:
+ Thích đua đòi, thích thể hiện mình.
+ Kém hiểu biết.
+ Bạn bè rủ rê, lôi kéo.
+ Sự buông lỏng giáo dục của gia đình.
+...
- Hậu quả:
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe
+ Ảnh hưởng kinh tế gia đình.
+ Tác động đến việc hình thành nhân cách con người, có thể dẫn đến những hành vi xấu như trộm cắp tiền cha mẹ vì các bạn còn nhỏ chưa thể kiếm ra tiền.
- Giải pháp:
+ Nhà trường, gia đình cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
+ Người lớn cần làm gương cho giới trẻ.
+ Tuyên truyền mạnh mẽ để học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá.
+ Học sinh khi gặp áp lực có thể giải tỏa bằng cách nghe nhạc, đọc sách,...
*Kết thúc vấn đề
Câu 2.
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
+ Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác với giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác.
b) Thân bài
* Cảm xúc trước dòng người vào lăng
- Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người
+ Tác giả ẩn dụ hình ảnh mặt trời nói về Bác, người mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc
- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng
- Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
+ Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác
+ Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc.
* Cảm xúc khi vào trong lăng
- Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”
+ Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác
+ Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi
- Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”
+ Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
* Gợi ý liên hệ: Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu (6-9-1969)
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”
c) Kết bài
- Viếng lăng Bác là bài thơ đẹp và hay gây xúc động trong lòng người đọc. Nhân dân Việt Nam trung thành, xúc động với con đường cách mạng mà Người vạch ra.
-/-
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Long 2021
Chi tiết đề thi:
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Câu chuyện về củ khoai tây
Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo mỗi lần chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây, viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông. Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần.
Sau đó, thầy lại yêu cầu chúng tôi phải luôn đeo cái túi đấy bên mình dù đi bất cứ đâu, ngủ hay làm việc. Sự phiền phức khi phải mang vác một cái túi chứa hàng chục củ khoai tây khiến chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng. Không những thế, chúng tôi còn phải luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.
Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa và chúng tôi không muốn mang nó bên mình nữa…”
(Theo www.thuvienbinhthuan.com.vn, 04/9/2018)
Câu 1: Theo lời kể, thầy giáo yêu cầu họ viết những gì trên củ khoai tây ? (0.5 điểm)
Câu 2: Nêu ra 1 phiền phức mà túi khoai tây đã gây ra cho người đeo nó (0.5 điểm)
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn được in đậm "Sau vài ngày, túi của nhiều người trong lớp đã bắt đầu nặng dần" ? (1.0 điểm )
Câu 4: Thế nào là hàm ý? Nêu điều kiện sử dụng hàm ý, Đặt 1 câu có hàm ý khuyên mọi người nên tha thứ lỗi lầm cho người khác (0.5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn ( khoảng 01 trang giấy thi) trình bay nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải pháp cho hiện tượng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau, trích Ánh Trăng - Nguyễn Duy
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đườngThình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2010, trang 156)
Từ đoạn thơ, hãy rút ra bài học nhận thức và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đáp án đề thi vào 10 môn văn Vĩnh Long 2021
I. Đọc hiểu
Câu 1. Trong đoạn trích trên người thầy giáo đã yêu cầu viết tên người ấy và ngày tháng lên đó, rồi bỏ nó vào túi nilông.
Câu 2:
Nêu 1 trong 3 phiền phức:
- gánh nặng tinh thần mà mình đang chịu đựng.
- luôn để tâm đến nó, nhớ đến nó và nhiều khi đặt nó ở những chỗ chẳng tế nhị chút nào.
- Qua thời gian, khoai tây bắt đầu phân huỷ thành một thứ chất lỏng nhầy nhụa
Câu 3.
- Câu văn muốn giúp người đọc nhận thức được tác hại của việc không biết tha thứ lỗi lầm của người khác. Sự giận dữ và oán hận trở thành một gánh nặng tinh thần ngày càng lớn dần.
- Câu văn gửi gắm đến người đọc thông điệp: Hãy bao dung, độ lượng, biết tha thứ lỗi lầm của người khác để mình thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Tha thứ cho người khác cũng chính là đang tha thứ cho chính mình.
Câu 4.
Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.
Điều kiện sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện:
– Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.
– Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Học sinh tự đặt câu của mình.
II. Làm văn
Câu 1.
Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.
1. Nguyên nhân
- Nhu cầu tiêu thụ các đồ dùng bằng nhựa rất lớn.
- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển.
2. Hậu quả:
- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.
- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.
- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. (Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa.)
- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. (Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.)
.....
3. Giải pháp:
Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần. (sử dụng túi vải, túi giấy ....)
Tái chế: Thay vì vứt chúng ra bãi rác, chúng ta có thể tái tạo không ít thứ thành vật dụng trong nhà. Hoặc tối thiểu, bạn hãy chú ý đến việc phân loại rác để thuận tiện cho việc tái chế chúng tại các cơ sở sau này.
Vật liệu thay thế: Đầu tư vào nhựa sinh học để thay thế cho nhựa plastic cũng đang là một hướng đi mới của con người, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững,
Ngoài ra, nhà nước cũng có thể ban hành các đạo luật nhằm hạn chế việc sử dụng nhựa của người dân như áp thuế cao hoặc ban hành lệnh cấm sản xuất, sử dụng nhựa plastic, đặc biệt là các sản phẩm dùng một lần.
Liên hệ với thực tế.
Câu 2.
Gợi ý những ý chính em cần diễn đạt:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt tới đoạn trích và chủ đề nghị luận theo yêu cầu.4
Thân bài: Phân tích
*Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại:
-Hoàn cảnh sống:
+ Đất nước hòa bình.
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên.
– “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
-> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.
– Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: mất điện, phòng tối om.
+ “Vội bật tung”: vội vàng, khẩntrương -> bắt gặp vầng trăng
-> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
*Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
– Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm.
– Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.
– Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm.
-> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời gian gắn bó chan hòa với thiên nhiên, với vầng trăng lớn lao sâu nặng, nghĩa tình, tri kỉ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Chất thơ mộc mạc chân thành như vầng trăng hiền hòa, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm như “có cái gì rưng rưng”,đoạn thơ đã đánh động tình cảm nơi người đọc.
– Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.
– Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
*Bài học nhận thức và định hướng hành động cho bản thân để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Đoạn trích cho ta ghi nhớ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
- Khi con người được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người
- “Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn.
- Liên hệ bản thân em sẽ làm gì....
III. Tổng kết:
*Nội dung:
– Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
– Gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
*Nghệ thuật:
– Thể thơ 5 chữ, phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với trữ tình.
– Giọng thơ mang tính tự bạch, chân thành sâu sắc.
– Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.
Đang cập nhật...
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 29/5/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Vĩnh Long 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi.
Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Vĩnh Long cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Vĩnh Long qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Vĩnh Long các năm trước
Đề thi vào lớp 10 môn văn Vĩnh Long 2020
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2: Vị bác sĩ đã cảm nhận được niềm tha thiết sống của bệnh nhân qua đâu? (0.5 điểm)
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mà mẹ dành cho con không thể là 100% được”? (1.0 điểm)
Câu 4:
a) Nêu yêu cầu của phương châm hội thoại lịch sự. Chỉ ra câu văn trong văn bản tuân thủ phương châm lịch sự. (0.5 điểm)
b) Trong vai trò người con, em hãy đặt 01 câu tuân thủ phương châm lịch sự thể hiện nhận thức tích cực của bản thân đối với cách ứng xử của mẹ. (0.5 điểm)
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Vĩnh Long
Đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Long 2019
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Cần biết quý trọng thời gian.
Câu 2: (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau, trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải. Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác bài thơ để nhận xét ngắn gọn về tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Vĩnh Long
Đề thi văn vào lớp 10 Vĩnh Long 2018
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn.
Câu 2:
(5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương và nêu suy nghĩ cùng định hướng của bản thân để xứng đáng với những hi sinh của Bác.Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Vĩnh Long
Đề tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Long 2017
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2017 tỉnh Vĩnh Long
Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Vĩnh Long năm 2024 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.