Trang chủ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Trà Vinh 2023

Xuất bản: 01/06/2023 - Cập nhật: 02/06/2023 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh năm học 2023 - 2024 chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Trà Vinh các năm.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh năm học 2023 - 2024 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Trà Vinh 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đề 1. 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận vì đoạn trích trên đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề chúng ta đang ngành càng ít nói với nhau hơn.

Câu 2. Phép liên kết: phép lặp.

Từ ngữ liên kết: chúng ta

Câu 3. "Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng "ơi” dịu dàng."

Thông điệp

- Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.

- Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

Đề 2

Câu 1. Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu.

Câu 2. Thành phần tình thái : " chắc chắn "

Câu 3. Các em tự đưa ra bài học mà mình nhận thấy qua đoạn trích.

Gợi ý:

- Hãy giao tiếp nhiều hơn với người thân trong gia đình, bạn bè bằng cách nói chuyện trực tiếp.

- Bớt tương tác và thể hiện tình cảm chỉ qua những dòng chữ, tin nhắn qua mạng xã hội.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Lạm dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay.

2. Giải thích

- Lạm dụng: sử dụng quá mức hoặc quá giới hạn đã được quy định.

- Mạng xã hội: là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến.

=> Lạm dụng mạng xã hội được hiểu là sử dụng quá mức, quá giới hạn các dịch vụ của internet.

=> Lạm dụng mạng xã hội là tình trạng đáng báo động trong giới trẻ.

3. Bàn luận

Biểu hiện:

+ Sử dụng mạng xã hội thường xuyên.

+ Nhiều lần thất bại khi nghĩ đến việc ngưng sử dụng mạng xã hội.

+ Mạng xã hội can thiệp vào hầu hết các vấn đề của bản thân.

+ Trao đổi thông tin với mọi người thông qua các mạng xã hội một cách tự tin nhưng lại ngập ngừng, lúng túng khi nói chuyện trực tiếp.

- Nguyên nhân.

+ Mạng xã hội có nhiều nội dung hấp dẫn.

+ Bản thân con người không thể tự kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của chính mình.

+ Núp sau chiếc máy tính, chiếc điện thoại con người dễ dàng bộc lộc chính mình mà không cần phải đắn đo, suy nghĩ.

- Hậu quả:

+ Chi phối đời sống của bản thân khiến bản thân dần mất đi sự chủ động. tự tin.

+ Hủy hoại hoặc có nguy cơ mất mối quan hệ quan trọng, mất việc làm, cơ hội học tập hoặc đề bạt vì mạng xã hội.

+ Giảm khả năng giao tiếp với những người xung quanh.

+ Khiến các mối quan hệ giữa người thân, bạn bè trở nên lỏng lẻo, không có sự gắn kết.

+...

- Giải pháp:

+ Gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết, bỏ điện thoại xuống và hãy nói chuyện nhiều hơn với những người xung quanh.

+ Sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí.

+ Bất cứ hành động, phát ngôn nào trên mạng xã hội của bạn cũng có thể gây ảnh hướng đến người khác, bởi vậy hãy thận trọng.

+ Xây dựng thêm các mối quan hệ xã hội, tăng cường việc gặp gỡ, giao tiếp xã hội.

...

Câu 2.

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng.
  • Khái quát về nội dung chính của bốn khổ thơ cuối.

II. Thân bài

1. Khái quát chung

  • Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác.

2. Phân tích bốn khổ thơ cuối

a. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại

  • Trên thực tế nhà thơ đã hoàn toàn thay đổi: “Vầng trăng đi qua ngõ/như người dưng qua đường”.
  • Tác giả đã lý giải lí do anh ta đã thay đổi: “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện, cửa gương”

=> Vì vậy vầng trăng dầu đi qua ngõ mà nhà thơ vẫn dửng dưng vì không cần đến nó nữa.

b. Khi gặp lại vầng trăng

  • “Thình lình đèn điện tắt/phòng buyn đinh tối om/vội bật tung cửa sổ”: tình huống bất ngờ.
  • Tác giả sử dụng 3 động từ: “vội, bật, tung” đặt liền nhau nhằm diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương hối hả của tác giả để tìm nguồn ánh sáng.
  • Từ “đột ngột” diễn tả vầng trăng tròn bỗng nhiên hiện ra tình cờ mà tự nhiên vằng vặc giữa trời chiếu vào căn phòng tối om.

c. Cảm xúc suy nghĩ của tác giả

  • Cử chỉ: Ngửa mặt lên nhìn trời
  • Thái độ: có cái gì dưng dưng

=> Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt nhìn trực tiếp với thái độ dửng dưng cảm xúc thiết tha thành kính, tâm trạng xúc động, cảm động trong lòng tác giả khi gặp lại vầng trăng.

  • Vầng trăng gợi nhớ cho anh quá khứ. Đó là những kỉ niệm của những năm tháng gian lao. Hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu: “như là đồng là bể/như là sông là rừng”.
  • “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn và tràn đầy thủy chung, nhân hậu.
  • “ánh trăng im phăng phắc”: Đó là thái độ nhắc nhở nhà thơ, là sự trách móc trong im lặng.
  • “đủ cho ta giật mình”: nhà thơ giật mình. Nhà thơ thấy giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng trong cách sống, cái giật mình của sự ăn năn tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi.
  • Con người không được quên quá khứ, phản bội lại quá khứ và thiên nhiên. Hãy trân trọng những quá khứ tốt đẹp.

3. Nghệ thuật 

  • Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
  • Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.
  • Nhịp thơ khi thì tự nhiên nhẹ nhàng theo lối kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư.

III. Kết bài

ĐỀ THI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Thí sinh đọc đoạn trích sau và chọn một trong hai đề:

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè,... Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi,... Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

(Nguồn https://hoidap247.com)

Đề 1

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và nêu dấu hiệu nhận biết.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu sau: Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày.

Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì qua các câu sau: Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

Đề 2

Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong các câu sau: Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi,... Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

Câu 3 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc lạm dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau:

[....] Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường.

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn,

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Trà Vinh sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

Xem thêm thông tin:

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Trà Vinh các năm trước dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2022

ĐỀ THI



ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU:

Đề 1:

1.

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Nhận biết: Đoạn trích kể lại việc Phúc đẩy ngã bạn vỡ đầu và cuộc trò chuyện của ông với Phúc.

2. Thành phần phụ chú: Mẹ Phúc hớt hải.

3. Bài học: Khi chúng ta làm sai phải biết dũng cảm nhận lỗi.

Đề 2:

1. Thành phần phụ: Buổi tối => Trạng ngữ.

2. Phép nối: Song

3. Thông điệp: Dũng cảm nhận lỗi khi làm điều sai là phẩm chất cần có của mỗi người. II. LÀM VĂN:

Câu 1:

a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn.

b. Yêu cầu về mặt nội dung:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm gia đình.

* Giải thích: Tình cảm gia đình: Là tình cảm xuất phát từ những người thân trong gia đình với nhau. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng, gần gũi nhất của mỗi con người. Tình cảm gia đình thường được biết đến qua tình cảm của cha mẹ, ông bà với con cháu và ngược lại.

* Phân tích:

- Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đầu đời của mỗi con người, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và góp phần tạo nên một con người.

- Tình cảm gia đình luôn tồn tại, không bị tác động bởi vật chất, tiền tài, địa vị. Tình cảm gia đình tạo nên chỗ dựa vững chắc về mặt tâm lý cũng như tinh thần của con người.

- Tình cảm gia đình là bước đệm, là động lực để con người vượt qua những khó khăn thử thách, dám đối đầu và cố gắng trên bước đường chinh phục ước mơ.

- Tình cảm gia đình đôi khi giúp con người đánh thức những tiềm năng của bản thân, tạo nên những bước ngoặt cuộc đời, giúp con người khám phá được những khả năng phi thường của bản thân.

* Bàn luận:

- Con người cần nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Biết trân trọng, bồi đắp tình cảm thiêng liêng ấy.

- Học cách quan tâm, yêu thương nhiều hơn đến những người thân xung quanh mình.

- Phê phán những người sống vô cảm, không biết yêu thương những người thân trong gia đình.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu nội dung 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

2.1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên:

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

“Mọc giữa dòng sông xanh

...

Hót chi mà vang trời”

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” "chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sống xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+  Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh,

màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời: con

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

“Mùa xuân ...

... xôn xao”

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh [chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây – Nam]. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả?” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

- Từ đó, thì nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai:

“Đất nước ...

... phía trước”

+ Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta.

+ Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước.

+ So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước.

Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.

3. Kết bài: Tổng kết chung về nội dung và nghệ thuật.


    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Trà Vinh năm học 2021

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH TRÀ VINH.

    NĂM HỌC: 2021 - 2022

    MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC

    Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

    [1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

    [2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

    (Theo Thu Phương, Baomoi.com)

    Đề 1:

    Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các cầu trong đoạn văn [1].

    Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.

    Câu 3 (1.0 điểm). Hay là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

    Trong câu văn trên, từ “ôm” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của từ đó.

    Đề 2:

    Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2].

    Câu 2 (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:

    Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây, ... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ.

    Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”, ... khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.

    PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

    Câu 1 (2.0 điểm). Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó

    Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được “Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa” (Abbe’ Pre’vost).

    Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh 2021

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU

    Đề 1:

    Câu 1. Phép liên kết về hình thức: phép lặp.

    Từ ngữ liên kết: smartphone

    Câu 2.  Thành phần phụ trong câu: Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay (trạng ngữ)

    Câu 3. 

    Trong câu văn trên, từ “ôm” nghĩa chuyển. Nghĩa là giới trẻ luôn giữ, cầm chiếc điện thoại không rời.

    Đề 2:

    Câu 1 (1.0 điểm).

    Phép liên kết về hình thức: phép lặp.

    Từ ngữ liên kết: smartphone

    Câu 2.

    Thành phần biệt lập phụ chú "- những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ."

    Câu 3. Biện phép tu từ điệp - "nghiện"

    PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu 1. 

    *Giới thiệu vấn đề:

    - Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.

    - Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

    *Bàn luận

    - Giải thích: điện thoại thông minh (smartphone) là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau.

    Về thực trạng

    - Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

    + Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…

    + Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...

    Nguyên nhân

    - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người

    - Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình

    - Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.

    - Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

    Hậu quả

    - Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…

    - Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

    Cách sử dụng điện thoại thông minh như thế nào là hợp lý

    + Sử dụng điện thoại cho những nhu cầu nghe, gọi, thư giãn, giải quyết công việc như đúng chức năng mà khi người khai sinh ra nó mong muốn.

    + Tự điều chỉnh khung thời gian biểu hợp lí để không quá chú tâm đến điện thoại, có thời gian thực hiện những vui chơi, giải trí lành mạnh khác.

    + Những trang mạng xã hội nên quản lí nội dung phù hợp với lứa tuổi của người dùng.

    + Người dùng điện thoại nhận thức điều quan trọng nhất là giữ gìn, xây đắp mối quan hệ yêu thương với những người thân chứ không phải những mối quan hệ ảo trên mạng xã hội…

    + Với những người lớn: kiểm soát, làm gương cho người nhỏ.

    Học sinh có thể đưa ra những giải pháp khác nhau, giáo viên tùy thuộc vào cách viết của học sinh để cho điểm.

    *Tổng kết lại vấn đề nghị luận.

    Câu 2 .

    I. Mở bài:

    - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm “Chiếc lược ngà”.

    - Giới thiệu cảm nghĩ khái quát về nhân vật ông Sáu.

    - Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Tình yêu của ông Sáu dành cho bé Thu, được thể hiện trong đoạn văn kể chuyện khi ông trở về khu căn cứ và làm cho con cây lược ngà.

    II. Thân bài:

    1. Khái quát

    Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không chịu nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với người chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết. Thu đối xử với ba như người xa lạ, đến lúc hiểu ra, tình cảm cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ, bao nỗi nhớ thương con ,ông dồn vào việc làm cho con cây lược. Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ nguỵ. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn. Tình đồng đội, tình cha con của ông Sáu được miêu tả thật cảm động, làm sáng ngời vẻ đẹp của người lính Cách mạng, của người cha yêu con.

    2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con khi ông ở căn cứ kháng chiến.

    - Kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”. Trên sống lưng cây lược, ông đã tẩn mẩn khắc một dòng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Dòng chữ nhỏ mà chứa bao tình cảm lớn lao. Việc làm chiếc lược vừa là cách ông giải tỏa tâm trạng mong nhớ, ân hận vừa là cách gửi vào đó những yêu thương khao khát cháy bỏng dành cho đứa con gái yêu của mình. Chiếc lược ngà giờ đây đã trở thành một vật quí giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của của người cha đối với đứa con xa cách. Cây lược ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông. Những lúc nhớ con, ông “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Ông gửi vào đó bao lời nhắn nhủ thiêng liêng, gửi vào đó bao nỗi nhớ mong con. Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu kì, là hiện hữu của tình cha con bất hủ giữa ông Sáu và bé Thu. Tình thương ông dành cho con cháy bỏng, như một dòng sông chảy mãi từ suối nguồn, như dòng máu chảy sâu vào tim ông, vào tâm hồn ông đến phút cuối vẫn bùng cháy chẳng nguôi.

    - Một tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy, ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực và ông đã hi sinh. “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Chiếc lược ngà như là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của người cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chưa một lần được chải tóc cho con. Người kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện.

    - Những dòng cuối cùng của đoạn trích khép lại trong nỗi buồn mênh mang mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại. Chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng,chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách,rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường. Nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo gây ra không thể nào giết chết những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam. “Chiếc lược ngà” như một truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc dõi theo số phận của nhân vật. Người còn, người mất nhưng kỉ vật gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại là chiếc lược ngà nói với chúng ta nhiều điều về tình người, tình đồng chí, tình cha con.Cảm động nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm –tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con gái.

    3. Nhận xét, đánh giá:

    - Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử.

    - Ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc biệt, nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn hở khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm.

    III. Kết bài:

    - Khẳng định thành công của tác giả trong việc thể hiện tình phụ tử thiêng liêng như câu danh ngôn của Abbe’ Pre’vost: "Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa" từng nói.

    - Khẳng định giá trị tác phẩm.

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 02/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh  2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

    Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Trà Vinh của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức. Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Trà Vinh cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Trà Vinh qua các năm.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh các năm trước

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Trà Vinh 2020

    PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

    Câu 1 (2.0 điểm). . Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo.

    Câu 2 (5.0 điểm).

    Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng Kim Lân).

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Trà Vinh

    Đề thi vào 10 môn văn tỉnh Trà Vinh 2019

    II. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7.0 ĐIỂM)

    Câu 7. (2.0 điểm)

    Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 -10 câu) để làm sáng tỏ luận điểm “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình”.

    Câu 8. (5,0 điểm).

    Hãy phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” để làm rõ niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của nhà thơ Viễn Phương

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Trà Vinh

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Trà Vinh năm 2023 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM