Trang chủ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên 2024

Xuất bản: 01/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề vào lớp 10 môn văn Phú Yên năm học 2024-2025 chi tiết cùng tuyển tập đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn Phú Yên các năm.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Phú Yên năm học 2024-2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên 2024

I. ĐỌC HIỂU

1- A

2- A

3- D

4- C

5- B

6- D

7-A

8- D

Câu 9:

Tất cả những thứ ấy đều trôi tuột qua, không mấy điều còn đọng lại trong kí ức vì: trong đó không được gửi gắm tình cảm của người nấu, không mang trong mình những kỉ niệm của người ăn

Câu 10:

Qua văn bản trên, em thấy được ý nghĩa của những điều tưởng chừng như nhỏ bé, bình dị xung quanh. Trên hết, em càng thêm trân trọng những phút giây bên cạnh gia đình, nhất là cảng thêm yêu những bữa cơm mẹ nấu.

II. LÀM VĂN





Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên 2023

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC:




Đáp án tham khảo đề thi tuyển sinh môn Văn Phú Yên năm 2023 khác

Bài thi và đáp án tham khảo sẽ được cập nhật sớm nhất sau khi thời gian thi chính thức diễn ra vào ngày 1/6/2023.

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. D

Câu 6. A

Câu 7. C

Câu 8. A

Câu 9:

Cách giải:

Gợi ý:

- Hình ảnh “cây súng” và “vần thơ” trong khổ 4 là hai hình ảnh mang đến cái nhìn về sự đối lập. Cây súng là biểu tượng của chiến tranh, của sự tàn khốc trong khi đó, vần thơ lại là biểu tượng của sự lãng mạn.

- Điều này đã thể hiện những phẩm chất của người lính trẻ. Ở họ có sự kiên cường, hào hùng, anh dũng khi tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương nhưng mặt khác họ vẫn là những người trẻ với trái tim biết yêu thương và một tâm hồn lãng mạn, lạc quan vào cuộc sống.

Câu 10:

Cách giải:

Học sinh tự đưa ra nhận xét của mình về tình cảm cũng t hành động của nhân vật trữ tình.

Gợi ý:

- Tình cảm:

+ Nhân vật trữ tình thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thông qua nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ gia đình

+ Tinh thần lạc quan, niềm tin vào con đường và lý tưởng bảo vệ tổ quốc.

- Hành động: Kiên cường chiến đấu, hi sinh tình cảm riêng vì lý tưởng cao đẹp bảo vệ nền hòa bình của dân tộc.

II. LÀM VĂN

1. Mở bài:

- Khái quát lại nội dung văn bản “Thức với quê hương” từ đó liên hệ vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của con đường trong cuộc sống.

2. Thân bài

2.1 Giải thích

- Con đường: được hiểu là đường đời, là hành trình hướng đến tương lai

=> Mỗi chúng ta đều có một con đường cho riêng mình, con đường đó thuận lợi, bằng phẳng hay chông gai, thử thách là do mỗi chúng ta lựa chọn.

2.2 Bàn luận

- Ý nghĩa của con đường:

+ Mỗi một con đường sẽ giúp ta được trải nghiệm.Từ những trải nghiệm đó giúp ta hoàn thiện, mở rộng tri thức của bản thân.

+ Mỗi con đường sẽ giúp ta khám phá được những năng lực mà bản thân không hề biết đến.

+ Mỗi con đường cũng sẽ giúp ta nhận ra những ưu điểm cũng như hạn chế của bản thân để từ đó đưa ra những lựa chọn chính xác nhất cho bước đường tương lai.

+ Mỗi con đường ta lựa chọn dù là thành công hay thất bại thì cũng sẽ cho ta những bài học vô cùng quý giá.

+ Mỗi con đường cũng giúp ta nhìn nhận, soi chiếu lại chính mình.

+ Mỗi con đường sẽ giúp ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới.

+ ...

Học sinh lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Đứng trước mỗi con đường chúng ta phải tỉnh táo, sáng suốt để lựa chọn con đường đúng, phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.

- Mỗi con đường sẽ bao gồm cả thuận lợi cũng như khó khăn, điều quan trọng là khi ta đã lựa chọn con đường đó phải làm hết sức, hết mình với điều mình đã chọn, không chán nản, bỏ ngang.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Phú Yên 2022

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Phú Yên sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Phú Yên các năm trước bên dưới:

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm )
Đọc đoạn trích:

Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đụng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ. Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ. Lỡ khi nhận ra chính thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta đã vô tình đẩy người kia rớt xuống tận cùng vực thẳm, thì ta sẽ ăn năn hối hận suốt đời. Còn khi phát hiện ra quyết định tha thứ của ta đã không mang lại hiệu quả thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để cứu chuộc. Khi trái tim đang trong tình trạng giãn nở ra và ngày thêm mạnh mẽ là trái tim đã tìm đúng hướng hạnh phúc. Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là ta đã để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời.

(Minh Niệm, Hiểu về trái tim)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Hai câu sau đây được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

"Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ".

Câu 3. Theo em, vì sao "điều đáng sợ nhất" đối với tác giả là khi để cho trái tim mình co rất lại, yếu đuối, không có chất liệư linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời"?

Câu 4. Em có tán thành với quan điểm: “Thà ta lầm còn hơn chấp lỡ" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:"Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ"

Câu 2. (4,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều, Nguyễn Du Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 94)

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Phép liên kết: phép lặp "tha thứ".

Câu 3. "Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là ta đã để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời."

Đó là khi bạn tự bao bọc bản thân lại, không dám nhận yêu thương từ bất cứ ai. Hoặc là khi bạn đã chịu sự tổn thương quá lớn từ những lỗi lầ của mọi người nên trái tim bạn không con sức chứa mà tự giam cầm lại trong vỏ bọc của mình. Trái tim không còn biết rộng mở thứ tha, không còn biết rung cảm với mọi người xung quanh.

Câu 4. Bày tỏ quan điểm cá nhân của em. Có lý giải hợp lý.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả.

- Vi:

+ Tha thứ giúp ta có được tâm hồn thanh thản.

+ Tha thứ cũng giúp cho đối phương nhận ra lỗi lầm của mình, khi nhận được sự bao dung từ người khác họ cũng có ý thức để sửa đổi bản thân.

+ Nếu chẳng may lời trách cứ của ta lại là sai lầm thì khi ấy không chỉ khiến bản thân ân hận mà còn khiến đối phương đau khổ khi không nhận được sự thấu cảm, sẻ chia.

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi).

* Yêu cầu về nội dung:

a. Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận: “Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ, niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ”.

b. Thân bài:

- Giải thích:

+ Tha thứ: Là việc bỏ qua những sai lầm của người khác gây ra cho bản thân mình.

+ Linh dược: liều thuốc quý có thể chữa bệnh một cách thần kì.

=> Khi chúng ta biết tha thứ, biết bỏ qua những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình thì đó giống như một liều thuốc quý chữa trị tất cả những khổ sở, tổn thương cho cả chính chúng ta và người đã gây ra lỗi lầm với ta.

- Chứng minh:

+ Tha thứ là cách để chữa trị khổ đau cho kẻ được tha thứ:

+ Kẻ được tha thứ là người đã gây ra tội lỗi. Bản thân họ luôn phải sống trong sự dằn vặt, ân hận. Chỉ có sự tha thứ mới giúp họ cảm thấy nhẹ lòng, xóa bớt sự khổ sở trong lòng họ.

+ Kẻ được tha thứ sẽ cảm thấy biết ơn vì sự bao dung từ đó trân trọng giá trị cuộc sống nhiều hơn.

+ Tha thứ là cách để chữa trị tổn thương cho chính người tha thứ.
+ Người tha thứ là người đã phải chịu sự tổn thương mà người khác mang lại. Khi chọn cách tha thứ cho đối phương cũng chính là bỏ đi một nút thắt trong lòng. Nếu bản thân cố chấp với những lỗi lầm của người khác thì tự bản thân chúng ta sẽ trở nên mệt mỏi, khổ sở.

c. Kết bài: Bài học và nhận thức:

+ Học cách tha thứ cho người khác, bao dung, không cố chấp.

+ Trong cuộc sống, không phải lỗi lầm nào cũng có thể tha thứ nhưng cần biết cách gạt bỏ thù hận để giữ lại sự bình an cho chính bản thân mình.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Giới thiệu đoạn thơ cuối (8 câu cuối):

II. Thân bài

a, Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

- Không gian, thời gian, cảnh vật:

+ Không gian cửa bể mênh mông, rộng lớn

+ Thời gian: chiều hôm. Trong ca dao, thơ ca, thời điểm chiều tà là thời điểm dễ khiến con người buồn, nhớ (dẫn chứng một vài câu thơ, câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…)

+ Cảnh vật: chỉ có bóng con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, càng khiến không gian trở nên mênh mông, cô quạnh, không một bóng người.

- Nghệ thuật: đảo ngữ thấp thoáng lên trước, cùng từ láy xa xa làm tăng thêm cảm giác xa xôi, nhỏ bé của con thuyền, tăng cảm giác cô độc của nhân vật.

b, Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

- Hình ảnh ẩn dụ: hoa trôi trên dòng nước ẩn dụ cho thân phận người con gái chìm nổi trên dòng đời. Kiều nhìn cánh hoa trôi mà cảm thương cho số phận chìm nổi lênh đênh của mình.

+ Liên hệ với ca dao: Thân em như thể bèo trôi/ Sóng dập gió dồi biết tựa vào đâu; Thân em như thể cánh bèo/ Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi…

⇒ Cánh hoa, cánh bèo, cánh lục bình… đều ẩn dụ cho sự mong manh, yếu đuối, không thể tự định đoạt của thân phận người con gái trong xã hội phong kiến. Sóng, dòng nước ẩn dụ cho cuộc đời.

c, Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

- Màu sắc của cảnh vật:

+ “Rầu rầu”: màu sắc ảm đạm, úa tàn

+ “Xanh xanh”: ý nói không gian không có sự sống con người, trời đất lẫn vào nhau một màu xanh.

⇒ Tâm trạng mệt mỏi chán chường của Thúy Kiều, nhìn đâu cũng thấy sự ảm đạm, thê lương; câu thơ tiêu biểu cho thủ pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ).

d. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

- Âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi. Câu thơ như báo trước những sóng gió trong cuộc sống sắp tới với Kiều.

e, Đánh giá chung về nghệ thuật của đoạn thơ

- Điệp từ “buồn trông”: tạo nên âm hưởng trầm buồn, như một điệp khúc của đoạn thơ, là ngọn nguồn lí giải cảnh sắc trong đoạn thơ.

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: cảm xúc của Thúy Kiều ảnh hưởng tới cảnh vật nàng nhìn thấy ⇒ cảnh nào cũng buồn, cô quạnh, u ám, đáng sợ.

- Hệ thống từ ngữ tả cảnh: tính từ, từ láy.

- Nhịp thơ thay đổi ở 2 câu cuối: đang từ chậm buồn trở nên gấp gáp.

- Thủ pháp đối lập giữa 2 câu cuối và 6 câu trước: âm thanh dữ dội đối lập với những hình ảnh ảm đạm.

- Hình ảnh được tả từ xa đến gần: sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật, đứng trên lầu cao nhìn từ xa lại.

III. Kết bài

– Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán.

– Phân tích bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” của Nguyễn Du. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên năm 2021


    Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên 2021

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.

    Câu 2:

    Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là phải động não suy nghĩ.

    Câu 3:

    Tác giả khuyên mọi người phải đọc sách vì:

    - Sách lưu trữ kho tàng tri thức quý giá của nhân loại được lưu trữ qua nhiều đời.

    - “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.”

    - Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ...”

    - Những tri thức, kĩ năng trong sách giúp chúng ta chuẩn bị thiết thực, chủ động, hiệu quả để “làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.”, tức là giúp người đọc:

    + Nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.

    + Đóng góp, làm giàu cho tri thức nhân loại.

    Câu 4:

    Cách giải:

    Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng cần có kiến giải hợp lí.

    Hướng dẫn:

    Đồng ý vì:

    - Học đi đôi với hành.

    - “Vô học” chỉ tình trạng không có tri thức, ở đây là kiến thức tích lũy chỉ thể hiện ở lí thuyết, sách vở mà không áp dụng vào thực tế. Con người sống trong cuộc đời với muôn mặt đời thường chứ không đóng khung trong sách vở nên học vấn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế.

    - Khả năng áp dụng những điều học được vào thực tế thể hiện sự linh hoạt của chủ thể, cho thấy năng lực thật của con người chứ không phải sự sao chép, học vẹt.

    Không đồng ý vì:

    - Những người vô học không nhất thiết phải là không áp dụng vào thực tế mà vì thật sự không có kiến thức gì để áp dụng.

    - Vô học còn được kể đến trong trường hợp tích lũy được tri thức, có năng lực nhưng lại áp dụng vào những việc có hại cho cộng đồng.

    II. Làm văn

    Câu 1

    Giới thiệu vấn đề: Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.

    Bàn luận và phân tích

    a. Giải thích:

    - Bàn bạc, tranh luận là cách đưa ra ý kiến cá nhân dưới hình thức trao đổi với người khác để rút ra nhận thức chung hoặc một kết luận đúng đắn.

    - Tri thức: những hiểu biết con người tích lũy được qua thời gian.

    -> Ý kiến đưa ra thông qua quá trình bàn bạc và tranh luận là đã thông qua sự trao đổi về sự hiểu biết cũng như nắm bắt được thông tin mới mà bản thân không hề biết. Đó là một cách thu thập tri thức hiệu quả.

    b, Vì sao bàn bạc, tranh luận lại là cách để trao đổi tri thức?

    - Những hiểu biết của cá nhân chưa chắc đã chính xác, thông qua quá trình bàn bạc và tranh luận, những điều còn chưa rõ được làm sáng tỏ hoặc được bày tỏ ý kiến của mình để có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc hơn.

    - Qua quá trình bàn bạc, tranh luận, những bên tham gia được tiếp thu cả hiểu biết mà trước đó mình chưa nhận ra.

    c. Làm thế nào để có thể trao đổi tri thức thông qua việc bàn bạc, tranh luận.

    - Có cơ sở kiến thức vững chắc, hiểu biết rõ ràng về vấn đề cần tranh luận. - Tranh luận trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, khách quan, cùng phát triển. - Tự bản thân phải rút ra được những tích lũy sau mỗi lần tranh luận, chủ động tiếp thu những điều mới mẻ, bổ ích,

    Dẫn chứng: Học sinh sử dụng dẫn chứng hợp lí để làm sáng tỏ.

    d. Phản đề: Phê phán những người tự cho mình là giỏi hơn người khác, luôn cho mình là đúng.

    Kết thúc vấn đề: Liên hệ bản thân.

    Câu 2

    a) Mở bài

    - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

    + Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.

    + Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác với giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác.

    + Trích dẫn thơ: Là cảm xúc khi vào lăng thăm bác và lúc chuẩn bị từ biệt.

    b) Thân bài: Phân tích:

    * Cảm xúc khi vào trong lăng

    - Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:

    Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    + Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”

    + Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác

    + Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi

    - Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người:

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim

    + Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”

    + Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

    * Cảm xúc khi chuẩn bị từ biệt

    - Cuộc chia ly lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả

    + Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị

    + Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời

    + Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác

    + Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ

    - Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người

    + “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.

    c) Kết bài

    - Đoạn trích là dòng cảm xúc gây xúcđộng trong lòng người đọc. Đó cũng là cảm xúc chung của Nhân dân Việt Nam với con đường cách mạng mà Người vạch ra.

    - Thể hiện qua giọng điệu trang trọng và tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, hàm súc.

    -/-

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 10/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Phú Yên 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

    Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Phú Yên cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Phú Yên qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Phú Yên các năm trước

    Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 môn Văn Phú Yên

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây:

    (1) Cuộc sống này vốn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẫy luôn chực chờ chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.

    (2) Sẽ có những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao.

    [...]

    (3) Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là “trọng tâm cuộc đời”.

    (Phi Tuyết Sống như ngày mai sẽ chết, NXB Thế giới, 2017, tr.37-39)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

    Câu 2. Theo tác giả, cuộc sống này có những gì ? (0,5 điểm)

    Câu 3. Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn (2). (1,0 điểm)

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn Phú Yên 2020

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên 2019

    Câu 1.(3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây:

    Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn vẫn đang sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.

    Từ kết quả của nhiều cuộc thí nghiệm, nhà tâm lí học BFSkinney kết luận rằng lời khen luôn luôn khiến cho những hành vị tốt được tăng lên và những hành vi xấu giảm đi.

    Trong rất nhiều gia đình, dường như hình thức giao tiếp chính của cha mẹ với con cái là quát mắng và la rầy. Rất nhiều trường hợp con cái trở nên tệ hơn chứ chẳng phải khá hơn chút nào sau mỗi lần bị đối xử như vậy, các bậc cha mẹ thực sự không hiểu rằng điều mà con cái họ thực sự cần là lòng yêu thương và những lời nói chân thành. Lời động viên, khen ngợi đúng lúc hoặc lòng bao dung giúp họ vượt lên những lỗi lầm và nỗ lực cao hơn ...

    (Dale Carnegic, Đắc nhân tâm,
    NXB Thế giới 2017, tr. 259 263)

    Thực hiện các yêu cầu:

    a) Chỉ ra thái độ thường có của chúng ta khi giao tiếp với người thân được nếu trong đoạn trích. ( )

    b) Theo tác giả, con cái thực sự cần điều gì từ các bậc cha mẹ của mình ?

    c) Tác dụng việc viện dẫn kết luận của nhà tâm lí học B.F.Skinner ?

    d) Em có cho rằng ý kiến của tác giả: “Lời khen...cần thiết cho muôn loài. trong đó có con người phát triển” mâu thuẫn với ý kiến của Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta” không? Vì sao ?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Phú Yên

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2018 Phú Yên

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng... Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.

    Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, nhưng thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành... Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật.

    Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!

    (Phạm Lữ  Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,
    NXB Hội nhà văn, 2016, tr. 184 - 185)

    a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

    b) Hai câu “Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này" được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,5 điểm)
    c) Theo tác giả, vì sao "khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi"? (1,0 điểm)

    d) Em có đồng tình với quan điểm: “Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chủng ta mọi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đáy tay rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người?" Vì sao? (1,0 điểm)

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Phú Yên 2018

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2017 Phú Yên

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

    Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đó là một triết lí hay, ta phải tran thủ sống đến từng giây của cuộc đời.

    Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ nếu em biết về điều sẽ xảy ra?

    …Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.

    (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…- Phạm Lữ Ân,
    NXB Hội nhà văn, 2016, tr.84-87)

    Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
    Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phép liên kết nào? (0,5 điểm)
    Em có đồng tình với triết lí “sống là không chờ đợi” ? Vì sao? (1,0 điểm)
    Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc qua đoạn trích trên? (1,0 điểm)

    Câu 2. (3,0 điểm)

    Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa.

    Xem thêm chi tiết đề thi vào lớp 10 môn văn 2017 Phú Yên

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Phú Yên năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM