Trang chủ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Long An 2024

Xuất bản: 06/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Long An năm học 2024-2025 cập nhật nhanh và chính xác cùng đáp án đề thi vào 10 môn văn Long An các năm trước.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Long An năm học 2024 - 2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Long An 2024

Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Long An sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi. 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phép lặp: Trí tuệ giống như.

Câu 2.

Lời dẫn trực tiếp: Trí tuệ là nguồn cội hạnh phúc của con người.

Câu 3.

Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm.

- Vì khi có trí tuệ ta sẽ thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả; hiểu được những giá trị cuộc sống, đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho bản thân và khi đó ta cũng đem lại hạnh phúc cho người xung quanh.

Câu 4.

1. Giới thiệu vấn đề: tầm quan trọng của trí tuệ với con người.

2. Bàn luận

- Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái

nhìn sâu sắc.

- Tầm quan trọng của trí tuệ:

+Có trí tuệ sẽ giúp ta có cái nhìn đúng đắn về mỗi sự việc từ đó dẫn đến sẽ có hành động đúng.

+ Có trí tuệ sẽ giúp ta vươn đến thành công một cách dễ dàng.

+ Có trí tuệ giúp ta hiểu được giá trị bản thân.

+...

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

II. LÀM VĂN

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nêu đoạn trích

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh

Nội dung đoạn trích: Cơ sở hình thành tình đồng chí

2. Phân tích

a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

– Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

→ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ – miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

– Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

=> Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

– Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

– Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

– Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

3. Đánh giá chung

Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ

ĐỀ THI


Xem thêm: 

Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn Anh Long An của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức. Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Long An qua các năm.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Long An các năm trước

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Long An 2023

ĐỀ THI

I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Năm giặc đốt làng chảy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, Nxb Giáo dục, Tr. 144)

Câu 1. (2,5 điểm)

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

c. Cụm từ “cháy tàn chảy rụi" gợi lên điều gì?

d. Em có suy nghĩ gì về nhân vật người bà trong đoạn thơ trên?

Câu 2. (1,0 điểm)

Trong đoạn thơ trên, nhân vật người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao em xác định như vậy?

Câu 3. (1,5 điểm)

Xác định lời dẫn trong đoạn thơ trên. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.

-HẾT-

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

b. Xác định thể thơ của đoạn thơ: Thể thơ: 8 chữ kết hợp 7 chữ, 9 chữ

c. Cụm từ “cháy tàn cháy rụi" gợi ra cái khốc liệt của chiến tranh và cảnh hoang tàn của ngôi nhà, của làng quê tác giả.

d. HS tự bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.

Gợi ý:

- Bà là chỗ dựa, là điểm tựa cho con cho cháu.

- Bà giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.

- Tình yêu của bà hòa quyện trong tình yêu nước.

Câu 2.

- Vi phạm phương châm về chất.

- Vì: Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha biết những khó khăn ở nhà để bố cháu yên tâm công tác.

Câu 3.

- Lời dẫn trong đoạn thơ là:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

- Đó là lời dẫn trực tiếp.

II. LÀM VĂN

Phân tích nhân vật Phương Định

1. MỞ BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH

- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ

2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH

a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.

- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.

b) Phân tích nhân vật Phương Định

* Luận điểm 1 : Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.

- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.

- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)

- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường

+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn

+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom

- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng

+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc

+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên

+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội

* Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ

- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

3. KẾT BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH

* Khái quát hình tượng nhân vật

- Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng

- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.

* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc

+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng

- Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Long An 2022

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2022 2023

Môn thi: NGỮ VĂN (Công lập)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Ngày thi: 23/7/2022

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đáy. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mi trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ở, bác về cháu đấy ư? Không, không đừng về cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đang cho bác về hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? (1,0 điểm)

Câu 2. Nhân vật xưng "cháu" trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích trên thể hiện những nét đẹp nào của nhân vật đó? (1,5 điểm)

Câu 3. Xác định khởi ngữ trong đoạn trích. Nêu công dụng của khởi ngữ. (1,0 điểm)

Câu 4. Tìm các lời dẫn có trong đoạn trích. Cho biết mỗi lời dẫn đó được dẫn theo cách nào? (1,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) 

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đô.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai)

--------- HÉT --------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1

- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác giả: Nguyễn Thành Long.

Câu 2.

- Nhân vật “cháu” là: anh thanh niên.

- Qua đoạn trích trên cho thấy nhân vật “cháu” là một người có lí tưởng sống đẹp, khiêm tốn.

Câu 3.

- Khởi ngữ: Đối với cháu.

- Tác dụng: Xác định đề tài được nói đến trong câu.

Câu 4.

- nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng => lời dẫn gián tiếp.

- “Thế là một – hòa nhé!”=> lời dẫn trực tiếp.

II. LÀM VĂN: 

a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng cấu trúc một bài văn nghị luận văn học.

b. Yêu cầu về mặt nội dung:

Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ – Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác và những suy ngẫm của ông khi vào viếng lăng Bác.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả: Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

- Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm được in trong tập “Như mấy mùa xuân” – với cảm hứng chủ đạo là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

2. Thân bài:

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:

- Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

-> Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”.

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; bão táp...thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác.

=> Khổ thơ đầu tiên là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.

b. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:

- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng - mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

3. Tổng kết:

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

+ Qua đó, khám phá, ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung của dân tộc ta.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, giàu sức gợi.

+ Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.

+ Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu giá trị tượng trưng.

-/-

Đề văn vào 10 Long An năm 2020

Phần I: Đọc - Hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu lên: "Má!Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

(Trích Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Nhân vật anh trong đoạn văn trên là ai ? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhân vật anh trong đoạn văn có tâm trạng như thế nào ? (0,5 điểm)

Câu 4: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên. Nêu khái niệm lời dẫn trực tiếp. (1,5 điểm)

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Long An

Đề văn vào 10 Long An năm 2019

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Ngữ văn 9, tập 2)

a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả? Văn bản được viết theo thể thơ gì?

b) Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ? Việc tác giả sử dụng từ “mặt trời” trong câu thơ này có dụng ý gi?

Câu 2: (1,0 điểm)

Lời nói chẳng mất tiền mua, 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)

Hãy cho biết câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.

Câu 3: (2,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.]

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Long An

Đề văn vào 10 Long An năm 2018

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi....

a) Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản.

b) “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước?

c) Tác giả dùng cụm từ “đói mòn đói mỏi" có tác dụng gì?

Câu 2: (1,0 điểm)

Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.

Câu 3: (2,0 điểm).

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi là con gái Hà Nội(1). Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá (2). Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn (3).Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" (4).

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Long An

Đề văn vào 10 Long An năm 2017

PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU (5 ĐIỂM)

Câu 1: 2 điểm

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

a) Ngữ liệu trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản này được viết theo thể thơ gì?

b) Cho biết nội dung chính của ngữ liệu.

c) Theo em dụng ý của tác giả khi dùng đại từ "ta" trong ngữ liệu trên.

Câu 2: 3 điểm

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

[...]

- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2017 tỉnh Long An

Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Long An năm 2024 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại đây!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM