Trang chủ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn TPHCM 2024 - 2025

Xuất bản: 05/06/2024 - Cập nhật: 11/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn TPHCM 2024 - 2025 chi tiết. Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn HCM qua các năm.

Đề thi vào 10 môn Văn TP HCM năm học 2024 - 2025 chính thức được Đọc tài liệu cập nhật nhanh nhất kèm đáp án chi tiết. Tham khảo ngay nội dung đề thi và đáp án bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP HCM 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC





ĐỀ THI


ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1.

a

- Thời điểm: kỉ niệm 49 năm Thống nhất đất nước và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Chủ đề: Tôi yêu Tổ quốc tôi.

b

HS chỉ ra 1 thành phần biệt lập có trong đoạn cuối.

Gợi ý:

- Thành phần phụ chú: vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

c

Những câu thơ cho em thấy được hình ảnh những người lính ở đảo Trường Sa: họ có tuổi đời còn trẻ; mang trong mình nhiệt huyết và tình yêu đất nước mãnh liệt để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

d

HS lựa chọn một hoạt động và đưa ra lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Vẽ tranh về biển đảo quê hương.

- Cuộc thi tìm hiểu biển đảo.

- Sáng tác thơ, văn về biển đảo quê hương.



Xem thêm thông tin:

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn TP HCM các năm trước bên dưới:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP HCM 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại TP HCM sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐỀ THI



ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC





ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1.

a. HS lựa chọn 2 lợi ích.

Hai lợi ích khi để những suy nghĩ cất lên thành lời là:

- Mang đến sự chia sẻ, cảm thông.

- Sẽ tạo mối dây liên kết giữa người và người.

- Sẽ giúp lan truyền những điều tích cực đẹp đẽ.

b.

Thành phần biệt lập: ơi - Thành phần gọi đáp.

c.

HS dựa vào lời tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm và rút ra những hiểu biết của bản thân về tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến.

Gợi ý:

Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến:

- Họ phải sống trong mưa bom, bão đạn, chứng kiến sự hi sinh của những đồng đội xung quanh mình.

- Họ yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

- Họ trưởng thành, cứng cáp hơn trong thử thách gian lao nơi chiến trường.

d.

HS bày tỏ quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.

Gợi ý.

Đồng tình với ý kiến của tác giả “Tớ không trở thành ai khác/ Không ai khác có thể trở thành tớ"

Vì:

- Mỗi con người là một cá thể độc lập, riêng biệt cả về vẻ bề ngoài, lẫn tâm hồn, tính cách bên trong.

- Chúng ta cần sống là chính chúng ta chứ không phải bản sao hoàn hảo của một ai khác.

- Sống là chính mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa, hạn chế những điểm yếu.

⇒ Không gì đẹp để hơn là được sống là chính mình và yêu thương chính mình.

Đáp án môn Ngữ văn thi vào lớp 10 TP.HCM năm 2023 như sau do cô Hồ Thị Giáng Thu (Trường THPT Vĩnh Viễn, quận Tân Phú) thực hiện:



Đề 1:

HS lựa chọn khổ thơ thể hiện tình yêu nước sao cho phù hợp.

Trong phần này Đọc tài liệu lựa chọn khổ thơ cuối văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Phạm Tiến Duật, tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

- Giới thiệu nội dung khổ cuối:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

2. Thân bài

2.1 Tình yêu nước của những người lính lái xe

Ý chí chiến đấu vì giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

“Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

– Với biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trưởng, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường.

– Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái. Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

⇒ Hình ảnh trái tim kết thúc bài thơ đã trở thành nhãn tự của cả bài, tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và của cả thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước:

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

2.2 Tác động của khổ thơ đối với em

- Khổ thơ đã cho em thấy những khó khăn, thiếu thốn của những lính trong những năm kháng chiến: xe không kính, không đèn,...

- Nhưng bên cạnh những khó khăn, trong em càng cảm phục hơn nữa sự anh dũng, không sợ hi sinh cũng nhưng tình yêu nước cháy bỏng, mãnh liệt của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

- Qua đó cũng giúp em ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển, tương lai của đất nước:

+ Phải không ngừng nỗ lực, cố gắng học tập, bồi dưỡng tri thức.

+ Rèn luyện thân thể và đạo đức để trở thành công dân tốt.

+ ... 
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

-HẾT-

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn TP HCM 2022

ĐỀ THI

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHÍNH THỨC




ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1,

a. Ông đã viết trong lời tựa cuốn sách Sài Gòn 1698 - 1998 là: "Thành phố này nói cho cùng là một kí ức nhắc nhở với ta về bao thế hệ con người khác nhau đã tạo dựng nên nó, bao biến cố thăng trằm lịch sử, nhưng đồng thời cũng nói lên bao niễm ước vọng7

b. Phép liên kết là: Phép lập: thời gian, mỗi người

c. Thông điệp văn bản 1: Chúng ta phải biết ơn và trân trọng quá khứ.

Thông điệp văn bản 2: Chúng ta phải biết trân trọng thời gian, trân trọng khoảnh khắc hiện tại để sống trọn
vẹn từng phút giây.

d. HS lựa chọn theo quan điểm cá nhân và đưa ra lí giải phù hợp.

Câu 2

Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến: “Phải chăng chỉ cần thời gian trôi đi, bạn sẽ trưởng thành?”

Giải thích, bàn luận.

* Giải thích:

- Thời gian là thước đo sự thay đổi không ngừng và nhất quán của mọi thứ xung quanh chúng ta mà khi đi qua, chúng ta không bao giờ có thể lấy lại hoặc giữ chân nó được.

- Trưởng thành là khi con người có đầy đủ nhận thức và khả năng tự chịu trách nhiệm về hành động của chính bản thân mình.

- Cần phân biệt giữa trưởng thành và lớn lên, bởi vì lớn lên không có nghĩa là trưởng thành, nhiều người chỉ là đứa trẻ to xác mà hoàn toàn không có suy nghĩ và năng lực tự chịu trách nhiệm.

* Phân tích

- Tại sao sự trưởng thành của con người không gắn liền với thời gian:

+ Thời gian chỉ nói lên sự tồn tại của con người, chứ không chứng minh được năng lực, bản lĩnh của họ.

+ Thời gian giúp con người lớn lên về mặt thể chất, nhưng không giúp họ lớn lên về mặt tinh thần nếu cá nhân đó không chịu học hỏi, tiếp thu.

- Con người khi trưởng thành thực sự là như thế nào?

+ Người trưởng thành sẽ có đầy đủ những nhận thức vẻ thế giới xung quanh.

+ Người trưởng thành sẽ có bản lĩnh và năng lực suy nghĩ độc lập cũng như có trách nhiệm đối với hành vi của mình.

+ Người trưởng thành sẽ có kế hoạch và định hướng rõ ràng cho tương lai của mình, thay vì ngồi chờ đợi, hay. phụ thuộc vào sự sắp xếp của bất kì

- Mỗi cá nhân cần làm gì để trưởng thành, thay vì là những đứa trẻ to xác:

+ Trưởng thành tử trong suy nghĩ : Cần phải cố một lối sống, lối tư duy độc lập luôn trau dồi, phát triển bản thân.

+ Biết điều tiết cảm xúc: Cần tạo cho bản thân sự bình tĩnh, sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn thử thách.

+ Biết tôn trọng cảm xúc của người khác : cần học cách tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người khác... Khi tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính bản thân minh.

+ Biết bản thân muốn gì : Nhìn nhận lại điểm mạnh điểm yếu của mình biết bản thân cần gì, muốn gì để định hướng cho tương lai.

3. Tổng kết vấn đề

- Khẳng định lại vấn đề rằng không phải cứ thời gian qua đi thì con người sẽ trưởng thành mà sự trưởng thành thực sự phụ thuộc vào quá trình học hỏi và rèn luyện của mỗi cá nhân.

Câu 3. 

Gợi ý: Đề 1

a) Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- 2 khổ thơ là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang.

b) Thân bài

* Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

- Không gian nghệ thuật của bức tranh thu mở ra vô cùng rộng lớn từ “sông” cho đến bầu trời nơi tung những đàn chim tung cánh.

- Hình ảnh nhân hóa đối lập: “sông - dềnh dàng”, “chim - vội vã” -> làm nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của mùa thu.

- Sông “dềnh dàng” bởi mùa thu, tiết trời yên ả, ôn hòa, gió nhè nhẹ nên sông cũng trôi chầm chậm, thong thả và êm dịu.

- Chim “vội vã” bởi thu đã qua, thời gian để tìm nơi trú ẩn, thức ăn cho mùa đông cũng không còn nhiều, phải tất bật hơn.

- Hình ảnh thời khắc giao mùa độc đáo, tinh tế: “đám mây mùa hạ” - “vắt nửa mình sang thu” -> dường như mùa hạ còn lưu luyến chút ít dư vị nhân gian nên còn ngần ngại, tinh nghịch “vắt nửa mình sang thu.”

- Đặc sắc nghệ thuật: hình ảnh thơ nhiều sức gợi, các sự vật được miêu tả sống động, có hồn, sử dụng biện pháp đối lập làm tăng thêm vẻ đẹp độc đáo khi chuyển giao qua mùa thu.

* Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn

- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi

+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa

+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người

+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

c) Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.

+ Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

-HẾT-

Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn văn TPHCM các năm trước

Đề thi vào 10 HCM môn văn năm 2020 - 2021

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vugfng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Xem chi tiết đề và đáp án trong bài: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 TPHCM

Đề thi vào lớp 10 môn văn thành phố HCM 2019

Xem đầy đủ lời giải của đề thi trong tài liệu: Đáp án đề Văn vào 10 Hồ Chí Minh năm 2019

Đề thi vào lớp 10 môn văn TP HCM 2018

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc hai văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1

Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 83 tỉ tấn nhựa, trong đó 1,3 tỉ tấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỉ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên.

Nhựa được sử dụng phổ biến bì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết.

Chi tiết đề và đáp án có trong: Đáp án đề thi văn vào lớp 10 TP Hồ Chí Minh 2018.

Đề thi vào 10 môn văn TP HCM năm 2017

Câu 2: (3 điểm)

Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.

Câu 3: ( 4 điểm)

Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng biển khơi

Xem đáp án tại: Đáp án đề thi môn Văn vào lớp 10 TP Hồ Chí Minh năm 2017

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2016 HCM


Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hồ Chí Minh năm 2015


-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung của đáp án đề thi vào 10 môn văn thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024 - 2025 và các năm trước.

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM