Trang chủ

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023

Xuất bản: 02/06/2023 - Cập nhật: 07/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Nai năm học 2023-2024 chi tiết cùng đáp án đề thi vào 10 môn văn Đồng Nai các năm.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Đồng Nai năm học 2023-2024 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

>>> Đáp án đề Văn tuyển sinh lớp 10 Đồng Nai 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Từ “Cổ tích” trong hai câu thơ “Cổ tích của cha...là khi cầm lấy bàn tay be bé / Nghe tiếng trống...” được sử dụng theo nghĩa chuyển.

- Từ “cổ tích” ở đây được hiểu là những điều kì diệu, hạnh phúc.

Câu 2:

Hai biểu hiện cho thấy “con là con thôi” theo mong muốn của cha”:

- Biết chập chững gọi cha, biết bị bô gọi mẹ.

- Biết khóc khi khổ đau biết cười giòn tan khi mạnh mẽ.

Câu 3:

- Hình ảnh “giông bão” trong câu thơ “Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khóa chặt then cửa” được sử dụng với ý nghĩa tu từ. Phép tu từ ẩn dụ.

- Giông bão ở đây ý chỉ những khó khăn, những thử thách những điều không hay xảy ra trong cuộc đời.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.

Gợi ý.

- Em muốn trở thành một người bình thường, một người được sống cuộc đời của chính mình vui vẻ, bình an.

- Lý giải: Sau tất cả, được là chính mình, làm chủ cuộc sống của mình khiến cho bản thân mình hạnh phúc có lẽ là điều không chỉ bản thân em mà những người yêu thương em đều mong muốn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Yêu cầu về mặt hình thức: Đoạn văn khoảng 150 chữ.

Yêu cầu về mặt nội dung:

- Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của gia đình trước những giông bão có thể đến với con trong cuộc sống.

- Bàn luận vấn đề:

+ Giông bão là những khó khăn, vất vả mà ta có thể gặp trong cuộc sống.
=> Trước những khó khăn trong cuộc sống gia đình có vai trò vô cùng quan trọng giúp mỗi cá nhân vượt qua thử thách đó.

- Vai trò của gia đình.

+ Khi còn nhỏ, gia đình là nơi bảo vệ con trước mọi giông bão.

+ Khi đã trưởng thành, gia đình lại là điểm tựa cho con trước giông bão. Là nơi con quay về sau những bão tố của cuộc đời. Là nơi xoa dịu, ôm ấp con.

+ Gia đình là nơi tiếp thêm động lực để con vượt qua giông bão. Gia đình khiến con có thể đứng dậy sau vấp ngã, mạnh mẽ và kiên cường hơn.
...
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Bàn luận mở rộng:

+ Trân trọng và biết ơn gia đình mình.

+ Không nên quá ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao bọc của cha mẹ mà không có gắng phát triển, trau dồi bản thân.
...
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2:

HS lựa chọn 1 đề và làm theo yêu cầu đề

Gợi ý đề 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Y Phương, tác phẩm Nói với con.

- Giới thiệu vị trí và nội dung đoạn trích.

2. Thân bài

- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:

“Người đồng mình...
... chí lớn

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi h/a miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả.

“Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.

Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người

- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:

“Người đồng mình..
... làm phong tục”

+ Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.

+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.

-> Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình.

“Dẫu làm sao ...
... không lo cực nhọc”

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.

+So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

+ Đối “lên thác xuống ghềnh": cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.

-> Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc

"Con oi...
... nghe con”

+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.

+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Cha chăm nom con từng bước đi, nâng niu con từng tiếng cười, giọng nói và dạy dỗ con biết vững bước trên đường đời, biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người dồng mình của tác giả.

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cha kể con nghe về những ngày xưa

Cổ tích rừng sâu hoàng tử cưỡi ngựa đi tìm công chúa

Cổ tích của cha... là khi cầm lấy bàn tay be bé

Nghe tiếng trống vỗ con con thúc lồng ngực mỉm cười


Chẳng cần con là vĩ nhân đâu... cha chỉ cần con là con thôi

Biết chập chững gọi cha, biết bi bô đòi mẹ

Biết khóc khi khổ đau biết cười giòn tan khi mạnh mẽ

Biết xúc cơm ăn biết lấy nước uống khi khát miệng thôi mà

[...]

Báu vật ơi! Thương con mong manh

Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khoá chặt then cửa

Canh cho giấc mộng vẹn tròn... ừ! Cha sợ

Làm sao dai dẳng cùng con đến hết kiếp người

Chỉ cần con là người bình thường thôi

Xin đánh đổi tất cả những gì cha có

(Trích Chỉ cần con là người bình thường thôi, con bê đê Nồng Nàn Phố, http://thivien.net)

Câu 1 (0.75 điểm). Từ “Cổ tích” trong hai câu thơ Cổ tích của cha... là khi cầm lấy bàn tay be bé/ Nghe tiếng trống vỗ con con thúc lồng ngực mỉm cười được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 2 (0.5 điểm). Hãy nêu ít nhất hai biểu hiện cho thấy “con là con thôi” theo mong muốn của cha.

Câu 3 (0.75 điểm). Hình ảnh “giông bão” trong câu thơ Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khóa chặt then cửa được sử dụng với ý nghĩa tu từ. Theo em, đó là phép tu từ nào? Hình ảnh ấy chỉ điều gì?

Câu 4 (1.0 điểm). Trong đoạn thơ, người cha Chi cần con là người bình thường thôi, riêng em, em muốn mình trở thành người như thế nào? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ý thơ Báu vật ơi! Thương con mong mạnh/ Ngủ đi chiều nay giông bão về cha đã khoá chặt then cửa ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày vai trò của gia đình trước những giông bão có thể đến với con trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm). Học sinh được lựa chọn một trong hai câu a hoặc b để làm bài.

a. Cảm nhận tình yêu thương của ông Sáu dành cho con qua đoạn trích sau:

Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

- Thu! Con.

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên mà phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chậm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con!

- Ba đây con!

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên. “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

b. Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ những mong muốn người cha đặt nơi con:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

- HẾT -



Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Đồng Nai sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Đồng Nai các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đồng Nai 2022

ĐỀ THI



ĐÁP ÁN



    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Nai năm 2021

    I. Đọc hiểu (3 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm.Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang ngữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay lả bay la..."

    [...]Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người.

    (Trích Thư gửi em bé có mẹ nhiễm Covid-19 giành giải nhất Viết thư UPU, VnExpress, 11/5/2021)

    Câu 1 (0.5 điểm). Từ cơn bão trong đoạn trích được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

    Câu 2 (05. điểm). Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em mang lại điều gì cho những chiến sĩ áo trắng?

    Câu 3 (1.0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong phần in đậm

    Câu 4(1.0 điểm) . Em có đồng tình với suy nghĩ "hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người?" Vì sao?

    II. Làm văn (7.0 điểm)

    Câu 1. (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn tích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chóng đại dịch Covid 19.

    Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu qua hai đoạn trích sau:

    [1]… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

    - Thì má cứ kêu đi.

    Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

    - Vô ăn cơm!

    Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

    - Cơm chín rồi!

    Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

    - Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

    [2] - Thôi ! Ba đi nghe con ! - Anh sáu khe khẽ nói.
    Chúng tôi, mọi người - kể cá anh, đêu tướng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đển lúc ẩy, tinh cha con như bỗng nối dậy trong người nó, trong ¡UC không ai ngờ đến thi nó bỗng kêu thét lên:

    - Ba...a...a... ba!

    Tiếng kêu của nó như tiêng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lẩy cố ba nó. [...]
    Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

    - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con

    Ba nó bế nó lên. Nó hon ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả viết thẹo dài bên má của ba nó nữa

    ( Trích Chiếc lược ngà, Nguyên Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập 1)

    Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Đồng Nai năm 2021

    Câu 1(0.5 điểm). Từ cơn bão trong đoạn trích được sử dụng theo nghĩa chuyển.

    Câu 2 (05. điểm). Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em mang lại niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây.

    Câu 3 (1.0 điểm). Biệt pháp điệp cấu trúc: "Đó là".

    Tác dụng: nhấn mạnh hơn về những gì mà các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch nơi đây vẫn đang kiên cường đấu tranh , những hy sinh thầm lặng.

    Câu 4(1.0 điểm) . Trình bày quan điểm của bản thân em, lý giải hợp lý.

    Gọi ý: Đồng ý. Lý giải:

    Hạnh phúc không chỉ là tận hưởng những nhu cầu mang tính chất cá nhân mà hạnh phúc chính là được sống trong tình yêu thương giữa con người với con người, được yêu thương và trao đi yêu thương. Như vậy cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    1. Mở đoạn Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 2.

    Thân đoạn

    * Giải thích: Tình yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

    - > Sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid 19 giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống giặc” COVID-19.

    * Biểu hiện:

    - Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác. - Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ

    - Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.

    - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.

    + Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tình yêu thương đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ...

    + Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

    + Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

    + Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đấu chống dịch COVID-19.

    + Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

    + Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.

    * Ý nghĩa:

    - Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

    - Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.

    - Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

    - Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.

    + Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh...

    * Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

    * Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn.

    Câu 2.

    Dàn ý tham khảo

    1. Mở bài

    - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...) - Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

    - Giới thiệu khái quát về nhân vật bé Thu.

    2. Thân bài

    a. Bé Thu trước khi chịu nhận ông Sáu là ba (ĐOẠN 1)

    - Thu là một đứa bé giàu lòng yêu thương cha và luôn hiện hữu khao khát đến ngày được gặp cha.

    - Ngày gặp cha, Thu có một thái độ rất khác thường, trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

    + Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu luôn tìm cách bù đắp cho con thì bé Thu:

    • Ông Sáu “càng vỗ về con bé càng đẩy ra
    • Nhất quyết không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba”
    • Nói trống không với ông Sáu
    • Trong những tình huống cấp bách như phải chắt nước của một nồi cơm to thì cô bé vẫn cố loay hoay, tự tìm cách làm chứ nhất định không chịu nhờ tới sự giúp đỡ của ông Sáu,
    • Ông Sáu gắp trứng cá vào chén cho bé Thu thì cô bé “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra”, làm cho cơm văng hết cả ra mâm.
    • Khi bị ông Sáu đánh, bé Thu không phản ứng gì mà bỏ về nhà bà ngoại.

    ->Bé Thu là một cô bé rất ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng sự bướng bỉnh ấy của cô bé không hề đáng trách. Bởi Thu không nhận ba không phải vì không yêu ba mà bởi trong suốt những năm tháng chiến tranh, có chỉ nhìn ba qua tấm ảnh để rồi đến ngày gặp gỡ, vết thẹo trên mặt của ông Sáu khiến cho ông khác lạ so với trong ảnh, điều đó khiến bé Thu không nhận ba.

    b, Bé Thu khi nhận ông Sáu là ba (ĐOẠN 2)

    - Khi bé Thu được bà ngoại kể cho câu chuyện về vết thẹo trên gương mặt của ba, bé Thu đã hiểu và thay đổi thái độ của mình.

    + Khuôn mặt bé Thu “sầm lại buồn rầu” và “nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

    + Khi cô bé bắt gặp ánh mắt buồn rầu của ông Sáu thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” + Cất tiếng gọi ba – một tiếng kêu đến xé lòng.

    + Chạy lại ôm ba thật chặt, hôn ba và hôn lên cả vết thẹo.

    + Muốn ba đừng đi nữa, ở nhà với mình.

    + Cô bé chia tay ba với hi vọng ba sẽ tặng cho mình một chiếc lược ngà, để cô luôn cảm thấy ấm áp như có ba luôn bên mình.

    -> Trong khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại ở đó tình cảm sâu đậm mà bé Thu dành cho ba.

    -> Hai đoạn văn tái hiện lại hại khoảnh khắc và tình huống bé Thu dành cho cha của mình. Tác giả đã thành công trong nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật trẻ em. Từ đó cho thấy Thu là cô bé cá tính, mạnh mẽ, yêu cha tha thiết. Chính sự kiên định, quyết liệt của bé Thu đã làm nên cá tính cứng cỏi, ngoan cường của cô giáo liên giải phóng về sau.

    3. Kết bài

    Khái quát những đặc điểm cơ bản của nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân.

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 05/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Đồng Nai 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

    Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Đồng Nai cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Đồng Nai qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai các năm trước

    Đề thi văn lớp 10 Đồng Nai 2020

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

    (1) Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tốt cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi :"Em à, anh thích bánh mì cháy mà".

    (2) Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:"Mẹ Con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, những con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy [...] Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là  học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó".

    (Theo quatangyeu.vn)

    Câu 1 (0.5 điểm). Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn (1),

    Câu 2 (0.5 điểm). Theo người cha, điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác?

    Câu 3 (1,0 điểm). Xét trong ngữ cảnh văn bản, câu nói của người cha: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà" đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm ấy nhằm mục đích gì?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Đồng Nai

    Đề thi vào 10 môn văn Đồng Nai 2019

    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.

    Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

    [...]

    Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

    (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang,
    Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

    Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.

    Câu 3 (0.5 điểm). Nêu hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Đồng Nai

    Đề thi tuyển sinh môn văn năm 2018 Đồng Nai

    Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận...

    [...] Tháng 3- 2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

    [...] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm... Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng phải đang rất khỏe là gì...”.

    Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

    Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kỳ lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kỳ lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

    (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi Trẻ ngày 31/5/2018)

    Câu 1. (0,5 điểm)

    Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. (0,5 điểm)

    Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Đồng Nai 2018

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn năm 2017 Đồng Nai

    I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)

    Đọc kĩ hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã kèn then, đêm sập cửa,

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi

    (2) Câu hát căng buồm với gió khơi

    Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

    Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

    (Trích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, trang 139-140)

    Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên. (0,5 điểm)

    Câu 2. Chỉ ra các phép tu từ và tác dụng của chúng trong hai đoạn thơ sau: (1,0 điểm)

    Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

    và: Mặt trời đội biển nhô màu mới

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Đồng Nai 2017

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Đồng Nai năm 2023 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM