Trang chủ

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2024 - 2025

Xuất bản: 03/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2024 - 2025 kèm đáp án chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Bình Thuận các năm gần nhất.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Bình Thuận năm học 2024 - 2025 cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất cùng đáp án tham khảo. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Bình Thuận sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: Sang thu

- Tác giả: Hữu Thỉnh.

Câu 2.

Những từ ngữ chỉ thiên nhiên trong đoạn thơ trên bao gồm: nắng, cơn mưa, sấm, hàng cây.

Câu 3.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” có thể hiểu là: phép nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn.

Câu 4.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Nghị luận.

Câu 5.

Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ:

- Nhấn mạnh thành quả của sự cố gắng.

- Tăng sức gợi cho câu văn.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 200 chữ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng tử. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của sự tha thứ với mỗi con người.

Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý

* Nêu vấn đề nghị luận: Cách nuôi dưỡng ước mơ của em.

* Bản luận

- Nuôi dưỡng ước mơ là quá trình giữ cho niềm tin về mục tiêu trong cuộc sống luôn được phát triển và sống động.

- Cách nuôi dưỡng ước mơ:

+ Để nuôi dưỡng ước mơ, trước hết chúng ta cần phải xác định được ước mơ của bản thân là gì?

+ Khi đã xác định được ước muốn của bản thân, con người cần nỗ lực vì ước muốn đỏ bằng nhiều cách: Trau dồi kĩ năng, tích cực học hỏi, tích cực trải nghiệm,...

+ Đối với những khó khăn thử thách trên quá trình thực hiện ước mơ cần kiên nhẫn vượt qua.

+ Luôn để ngọn lửa ước mơ trong mình không lụi tắt bằng cách như: lắng nghe bên trong, lắng nghe những diễn giả truyền cảm hứng,....

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải.

- Bài thơ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

- Giới thiệu hai khổ thơ 4 và 5.

II. Thân bài

1. Phân tích khổ 4: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người.

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến."

+ "ta" - "hoa" - "ca": giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp.

+ Điệp từ "ta" được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha.

+ Động từ "lam" - "nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hóa thân đến diệu kỳ - hóa thân để sống đẹp, sống có ích.

+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: con chim, một cành hoa, một nốt trầm.

+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.

+ Cái "tôi" của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyển hóa thành cái "ta". Có cả cái riêng và chung trong cái "ta" ấy. Với cách sử dụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhâ và cộng đồng những cái riêng và cái chung.

+ Hình ảnh "nốt trầm" và lặp lại số từ "một" tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vòa bản hòa ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.

→ Ước nguyện của nhà thơ và cũng là ước nguyện của nhiều người.

2. Phân tích khổ 5: Lẽ sống của Thanh Hải

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác, tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa, làm con chim, làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.

+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một ẩn dụ dầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh túy của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.

+ Cặp từ láy "nho nhỏ", "lặng lẽ" cho thấy một thái độ chân thành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống để cống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân

→ Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến. Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống. Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người.

+ Thanh Hải đã ước nguyện: "Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc". Lời nguyện ước thủy chung, son sắt. Điệp ngữ "Dù là"như tiếng lòng tự dặn mình: dẫu ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.

→ Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn.

3. Đánh giá

- Với thể thơ năm chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.

- Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh "cành hoa, con chim, mùa xuân" được lặp đi lặp lại nâng cao, gây ấn tượng đậm đà

III. Kết bài

- Hai khổ thơ 4,5 của bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.

- Giọng thơ thể hiện được sự say mê với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

- Liên hệ bản thân


Xem thêm thông tin tuyển sinh tỉnh Bình Thuận:

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bình Thuận các năm trước bên dưới:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU 

TRÍCH 1:

Câu 1:

Đoạn thơ trên được trích trong tác Đồng Chí của tác giả Chính Hữu.

Câu 2:

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên: Nước mặn, đồng chua; Đất cày lên sỏi đá.

Câu 3:

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá" là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất nghèo khó, đất đai khô cằn, khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tỉnh đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

TRÍCH 2:

Câu 4:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Vai trò của lời khen trong cuộc sống.

Câu 5:

- Hình ảnh so sánh: “lời khen” được ví với “ánh mặt trời”

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của lời khen trong cuộc sống: lời khen chân thành sẽ đem đến năng lượng tích cực, cũng như ánh mặt trời đem lại sức sống mạnh mẽ cho vạn vật.

+ Tăng khả năng biểu đạt cho văn bản.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc đời con người ai cũng muốn được mọi người công nhận và khẳng định bằng lời khen.

2. Nội dung:

Lời khen là gì?

– Lời khen là sự ghi nhận, tán thưởng, ngưỡng mộ, ghi nhận, động viên, khích lệ người khác khi họ làm được việc tốt.

Ý nghĩa của lời khen chân thành:

– Lời khen chân thành là lời Lời khen chân thành chân thành, Lời khen đúng nơi, đúng lúc, xuất phát từ sự thật với động cơ trong sáng.

– Lời khen chân thành giống như một liều thuốc thần kỳ tạo nên sức mạnh, thắp lên niềm tin rằng điều tốt của người được khen trở thành điều tốt của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác hại của lời khen giả tạo:

– Khen sai là lời khen hàm chứa cơn mưa lời chê (khen quá đáng, tán tỉnh, xu nịnh,…) xuất phát từ cái nhìn không chính xác về thực tế hoặc từ động cơ không lành mạnh.

– Lời khen chỉ để xu nịnh, tung hô rất nguy hiểm, nó mang lại áp lực cho người được khen hoặc khiến họ hiểu lầm, ảo tưởng rồi tự biến mình thành người khác. Nó hủy hoại những giá trị sống, phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp của con người.

Bài học nhận thức:

– Những lời khen tặng không tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Học cách Lời khen trung thực và thông minh. Sử dụng lời Lời khen như một món quà của cuộc sống. Đồng thời, tỉnh táo và tỉnh táo khi nhận được những lời Lời khen.

3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề: Hãy động viên, lời khen kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng việc.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Giới thiệu nhân vật bé và lần cuối gặp cha.

2. Thân bài

Khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi

+ Nó cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng bị kìm nén suốt năm.

  • Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thảm thiết

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

  • Con bé muốn giữ chặt ba, không cho ba đi.
  • Nó lo sợ ba sẽ đi mất.
  • Nó muốn bày tỏ tất cả tình yêu của mình dành cho ba.

- Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của  mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

-> Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

- Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài:

- Nội dung: Câu chuyện đã tái hiện thành công tình yêu cha sâu sắc của bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Từ đó, tác giả cho thấy sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến.

- Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le.

+ Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

+ Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

+ Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi.

ĐỀ THI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ các phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Trích 1:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,”

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm). Tìm một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Trích 2:

“Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó.”

(Trích Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp T.P Hồ Chí Minh, 2019, tr.290)

Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 5 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, trong đó có con người phát triển.”

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm). Cảm nhận của em về tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi anh Sáu được về phép.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.195 - 200)

-HẾT-

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Thuận 2022

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Trích 1:

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Câu 2. Chi tiết thể hiện sự yêu thương, chăm sóc của bà đối với cháu: Bà dạy cháu làm. bà chăm cháu học".

Câu 3. Hiệu quả : nhấn mạnh tình yêu và sự chăm sóc của người bà dành cho cháu, là sự kết hợp giữa tình cha ,nghĩa mẹ , công thầy.

Trích 2.

Câu 4. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 5. Là câu đơn

Những việc đáng làm (CN)/ đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. (VN)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

Câu 2. Dàn ý tham khảo

a) Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác, đặc biệt là hai khổ thơ cuối.

– Dẫn dắt, giới thiệu hai khổ cuối: Hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

b) Thân bài

* Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:

– Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:

“… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

+ Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.

* Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:

– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.

“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.

– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”

c) Kết bài

– Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.

– Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung bài tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết đau xót tự hào.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Bình Thuận các năm trước

    Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Bình Thuận của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức. Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Bình Thuận cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Bình Thuận qua các năm.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Thuận năm 2021

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc kĩ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4.

    Trích 1:

    “Mai cốt cách tuyết tinh thần,

    Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”

    Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)

    Câu 2. Kể tên hai nhân vật được nói đến trong câu thơ. (0,5 điểm)

    Trích 2:

    Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được...” .

    (Trích Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.167)

    Câu 3. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì ? Từ ngữ nào dùng để liên kết ? (1,0 điểm).

    Câu 4. Câu “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.” là câu đơn hay câu ghép ? Chỉ ra thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu. (1,0 điểm)

    II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) nêu suy ngẫm của bản thân về lòng nhân ái của con người Việt Nam.

    Câu 2. (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

    (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.180 - 188)

    Đáp án đề Văn vào 10 tỉnh Bình Thuận 2021

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc kĩ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: 1, 2, 3, 4.

    Trích 1:

    Câu 1. Câu thơ trên trích trong tác phẩm Truyện Kiều (Đoạn trích Chị em Thúy Kiều) của Nguyễn Du.

    Câu 2. Hai nhân vật được nói đến trong câu th: Thúy Kiều, Thúy Vân

    Trích 2:

    Câu 3. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết: phép thế : Ông Hai = ông.

    hoặc: Phép lặp: Ông

    Câu 4. Câu “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.” là câu đơn.

    Ông Hai (CN) vẫn trằn trọc không sao ngủ được. (VN)

    II. PHẦN LÀM VĂN 

    Câu 1.

    I. Mở bài

    Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người và trong thời điểm khó khăn nhất, lòng nhân ái lại càng được lan tỏa trong từng con người Việt Nam ta.

    II. Thân bài

    1. Giải thích

    Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

    2. Chứng minh

    - Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?

    • Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có.
    • Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.
    • Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
    • Lòng nhân ái có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.
    • Lòng nhân ái còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.
    • Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.

    - Lòng nhân ái của con người Việt Nam.

    • Hai chữ "đồng bào" không bao giờ là thiếu trong tình hình dịch bệnh Covid hiện nay.
    • Lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung cùng sự đồng lòng giúp sức của cả nước.
    • ....

    3. Rút ra suy nghĩ của em về lòng nhân ái của con người Việt Nam.

    4. Phê phán những con người có hành động coi thường, khinh rẻ những người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.

    III. Kết bài

    - Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết và được lan tỏa mạnh mẽ ở Việt Nam ta.

    Câu 2. 

    Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

    Dàn ý tham khảo:

    1. Mở bài cảm nhận về anh thanh niên

    - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

    + Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí, các tác phẩm của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ ngọt ngào, giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, gần gũi.

    + Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

    - Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng, những con người lao động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách nhiệm đối với đất nước.

    2. Thân bài cảm nhận anh thanh niên

    * Khái quát về công việc của anh thanh niên

    - Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.

    - Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

    => Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

    Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

    - Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.

    - Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

    - Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:

    + có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"

    + “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

    -> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

    - Thái độ của anh với công việc:

    + Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.

    + Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

    => Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

    * Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

    - Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...

    - Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.

    - Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

    Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

    - Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

    + Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;

    + Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình

    + Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình

    + Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

    -> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

    => Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.

    Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.

    - Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

    + Biếu bác lái xe củ tam thất

    + Tặng bó hoa cho cô gái

    + Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ

    - Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm

    => Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

    * Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.

    - Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy

    - Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

    -> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

    * Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

    - Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn

    - Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

    + Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.

    + Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

    - Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

    - Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

    3. Kết bài cảm nhận NV anh thanh niên

    - Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.

    - Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Thuận năm 2020

    I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc kỹ các đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4.

    Trích 1:

    “Ta hát bài ca gọi cá vào,
    Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
    Biển cho ta cá như lòng mẹ
    Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

    Câu 1. Đoạn thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)

    Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm)

    Trích 2: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.”

    (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014, tr.195).

    Câu 3. Tìm hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)

    Câu 4. Hai câu văn đầu liên kết với nhau bằng phép liên kết gì ? Từ ngữ nào dùng để liên kết ? (1,0 điểm)

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Bình Thuận

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Thuận năm 2019

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Đọc những đoạn trích thơ, văn sau và trả lời các câu hỏi:

    Trích 1:

    “Trăng cứ tròn vành vạnh

    kể chi người vô tình

    ánh trăng im phăng phắc

    đủ cho ta giật mình.”

    (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

    a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

    b. Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)

    c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

    Trích 2:

    “Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên (1). Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá (2).”.

    (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

    d. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết đó (0,75 điểm)

    e. Câu (2) trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra các thành phần câu. (0,75 điểm)

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Bình Thuận

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Thuận năm 2018

    Câu 1. (3,0 điểm)

    Đọc kỹ những đoạn trích (thơ, văn) sau và trả lời các câu hỏi:

    Trích 1.

    "Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

    Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

    Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

    a) Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

    b) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa".

    Trích 2. "Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như mộ bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái thấy mình rực rỡ theo."

    c) Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn.

    d) Câu văn "Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to." thuộc kiểu câu đơn hay câu ghép? Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu.

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Bình Thuận

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Bình Thuận năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM