Trang chủ

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2024

Xuất bản: 04/06/2024 - Tác giả:

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định năm học 2024 - 2025 cập nhật nhanh và chính xác cùng đáp án đề thi vào 10 môn văn Bình Định các năm trước.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Bình Định năm học 2024 - 2025 nhanh nhất, chi tiết từng câu hỏi. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 Bình Định sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bình Định các năm gần nhất bên dưới:

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Hai phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận.

Câu 2.

- Phép nối: vì thế

- Phép lặp: sợ hãi, con

Câu 3.

Học sinh có thể trả lời theo cảm nhận của bản thân, chú ý lý giải phù hợp. Sau đây là gợi ý:

- Người cha muốn con “trước bất trắc chỉ mong con đừng sợ hãi” là bởi:

+ Trên đường đời xa vạn dặm phía sau luôn có cha mẹ ngóng theo. Cha mẹ chính là những điểm tựa vững chắc nhất, đáng tin cậy nhất.

+ Không sợ hãi cũng là lúc đứa con có thể dựa vào điểm tựa: chính mình.

Câu 4.

1. Giới thiệu vấn đề: hãy là chính mình, không cầu cạnh, dựa dẫm vào ai khác.

2. Bàn luận

- Hãy là chính mình được hiểu là được sống thật với những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, không cần phải lo lắng, sợ hãi về cái nhìn và sự đánh giá của người khác.

- Không cầu cạnh, dựa dẫm là lối sống độc lập, tự chủ.

- Mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó cả.

- Sống là chính mình giúp con người vui vẻ, hạnh phúc hơn, sớm tìm được, niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống. - Cần phân biệt cách sống "là chính mình" với cách sống bảo thủ, cố chấp.

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.

3. Tổng kết lại vấn đề

PHẦN II.

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Thuộc thế hệ nhà văn trưởng trong kháng chiến chống Mĩ. Bà gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác vào đầu những năm 70.

- Lê Minh Khuê thành công ở thể loại truyện ngắn:

+ Trong chiến tranh, hầu hết sáng tác của bà tập trung viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

+ Sau 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới.

- Sáng tác của Lê Minh Khuê cuốn hút người đọc nhờ lối viết giản dị, tự nhiên, lối kể chuyện sinh động, khả năng phân tích tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế.

Tác phẩm và đoạn trích

- Tác phẩm được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Hai đoạn trích kể về vẻ đẹp anh hùng dũng cảm và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong.

2. Phân tích

- Nho, Thao, Phương Định là những cô gái rất trẻ, họ sống chiến đấu trên “một cái hang lớn dưới chân cao điểm” giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của kẻ thù.

- Nơi họ sống chỉ có tàn tích của chiến tranh: đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn,  hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, những cây lớn nằm lăn lóc, những tảng đá to, những thùng xăng hoặc những thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.

=> Tưởng chừng như mọi thứ bị hủy diệt, không có dấu hiệu của sự sống. Hoàn cảnh sống ấy đã cho ta thấy cái khốc liệt của chiến tranh, sự khó khăn gian khổ mà con người phải trải qua.

- Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm:

+ Quan sát địch ném bom, sau mỗi lần đó họ lại lao ra trọng điểm đo khối lượng đất đá bị đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và phá bom.

+ Phải thường xuyên đối mặt với cái chết.

2.1 Đoạn 1: Vẻ đẹp phẩm chất: dũng cảm, kiên cường của những cô gái thanh niên xung phong

- Đoạn văn nói lên công việc vô cùng nguy hiểm của những cô gái thanh niên xung phong.

- Hoàn cảnh:

+ Chạy trên cao điểm ban ngày => địa điểm vô cùng nguy hiểm, có thể bị bom đánh bất cứ lúc nào.

+ Không khí đậm mùi chết chóc: đất bóc khói, không khí bang hoàng, máy bay ầm ì xa dần.

+ Bom nằm lẩn khuất, nó là tay thần chết không thích đùa, có thể cướp đi tính mạng của các cô gái bất cứ lúc nào.

=> Hoàn cảnh có nhiều nguy hiểm, khó khăn.

- Các cô gái:

+ Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu.

+ Khi xong việc mới dám thở phào, nhẹ nhõm.

+ Họ thường xuyên phải đối mặt với cái chết: “Thần chết là tay không thích đùa. Hắn lẩn trốn trong ruột những quả bom”. Họ bị bom vùi là chuyện bình thường. Công việc thường ngày ấy khiến thần kinh họ luôn căng thẳng, đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, dũng cảm.

- Nghệ thuật:

+ Giọng điệu trần thuật bình thản cho thấy tinh thần anh dũng, quả cảm ở những người con gái này.

+ Sử dụng hình ảnh đặc sắc, giàu giá trị tạo hình.

2.2 Đoạn 2: Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời

- Họ là ba cô gái trẻ có nội tâm phong phú. Ở họ có những nét chung của cô gái hay mơ mộng, hồn nhiên.

- Cuộc sống bom đạn gần kề, cái chết rình rập nhưng ba cô gái vẫn mang trong mình tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Vẫn ngày ngày ca hát:

+ Phương Định thích nhiều bài, nhưng cô thích nhất là bài hành khúc bộ đội, hát dân ca quan họ,… Không chỉ vậy cô còn thích ngồi bó gối mơ màng.

+ Chị Thao dù hát sai bét nhạc, không trôi chảy bài nào nhưng chị vẫn hát, vẫn lạc quan, yêu đời. Đặc biệt dù hát không hay nhưng chị có tận ba quyển sổ dày chép bài hát. Thậm chí cả lời hát Phương Định bịa ra cũng cũng cố công chép vào.

- Nghệ thuật: giọng văn bông đùa, hỏm hính góp phần thể hiện tâm hồn trong sáng, yêu đời.

=> Cuộc sống ở chiến trường rất khó khăn nhưng họ vẫn luôn bình tĩnh, lạc quan, yêu đời. Trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái và những dự định về tương lai. Chiến tranh bom đạn không thể phá đi được những giây phút mơ mộng ấy.

Nhận xét: Hai đoạn văn đã làm sáng lên hai vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái thanh niên xung phong: vừa kiên cường, dũng cảm vừa mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời. Trong cái khói bom, lửa đạn của chiến tranh chính sự yêu đời, hồn nhiên đó đã giúp các cô vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

3. Tổng kết


Xem thêm thông tin

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Bình Định sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

Đề thi

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Phần I.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta.

Câu 3. Tác dụng của phép điệp ngữ “Một chút”:

- Tạo nhịp điệu cho câu văn và tăng khả năng biểu đạt, biểu cảm cho văn bản.

- Nhấn mạnh vai trò của những điều nhỏ bé trong cuộc sống.

- Từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống của chính mình.

Câu 4. Các em tự trình bày theo ý hiểu của bản thân. (Có thể lấy dẫn chứng từ phần đọc hiểu.)

Gợi ý:

- Ý nghĩa của những điều nhỏ bé:

+ Những điều nhỏ bé từng ngày tạo dựng những điều lớn lao trong tương lai.

+ Những điều nhỏ bé mà đẹp đẽ sẽ giúp chúng ta có niềm tin và sống tốt hơn.

+ Những điều nhỏ bé giúp xã hội phát triển văn minh, con người sống chân thành và kết nối với nhau nhiều hơn.

- Làm thế nào để tạo dựng những điều nhỏ bé xung quanh mình:

+ Cần biết sống đẹp và văn minh, biết trau dồi những tình cảm đẹp đẽ.

+ Lan tỏa những điều nhỏ bé, giản dị đến những người thân, người bạn.

+ Yêu cuộc sống của mình và luôn muốn cống hiến cho xã hội.

Phần II.

a. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương, bài thơ Nói với con và dẫn dắt vào đoạn thơ.

b. Thân bài:

* Lời ca ngợi về đức tính cao đẹp của “người đồng mình”

- Người đồng mình tuy sống trong vất vả nhưng mạnh mẽ, kiên cường bền bỉ, luôn gắn bó với quê hương dù có phải cực nhọc, nghèo đói:

  • “Người đồng mình”: tiếng gọi thân thương, gần gũi chỉ những người sống cùng một vùng, rộng hơn là người trong một dân tộc, một đất nước.
  • “Cao” và “xa” gợi ra những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua.
  • “Sống như sông, suối” nghĩa là sống thủy chung với quê hương, biết chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn bằng chính niềm tin, thực lực của mình.

- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí và niềm tin, nhỏ bé về con người nhưng không nhỏ bé về tâm hồn và ước muốn xây dựng quê hương đất nước.

  • Hình ảnh “Thô sơ da thịt” ẩn dụ cho phẩm chất mộc mạc, giản dị và chất phác thật thà của người đồng mình nhưng cốt cách không hề “nhỏ bé”.
  • “Đục đá kê cao quê hương” là ý chí xây dựng quê hương của người đồng mình.

* Mong ước của người cha qua lời tâm tình với con

  • Tiếng gọi “con ơi” tha thiết, tâm tình, nhắn nhủ với con điều lớn lao nhất đó là lòng tự hào dân tộc và niềm tự tin bước vào đời.
  • “Nghe con” lời nhắn chứa chan tình yêu thương, nồi niềm và sự kỳ vọng của cha đối với con.

* Đặc sắc nghệ thuật

  • Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến: lời gọi cảm thán “người đồng mình yêu lắm con ơi”
  • Hình ảnh mộc mạc, gần gũi giàu chất thơ, vừa cụ thể lại vừa khái quát

* Trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.

Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương đã khéo léo gợi nhắc mỗi người người đọc nhất là thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước,  nhớ về cội nguồn, quê hương của mình, mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương. Bởi vậy, mỗi chúng ta – thế hệ trẻ cần có ý thức gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương.

c. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ, nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.

Trích dẫn đề thi:

Phần I (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có nên xem thường những điều nhỏ bé trong cuộc sống? Nó chỉ là một chút không đáng quan tâm?

Không đâu bạn?

Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn.

Một chút những bước chân có thể đạt đến hàng dặm.

Một chút hành động của tình yêu thương và lòng tử tế cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.

Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.

Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.

Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm tối không còn tối nữa.

Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều năm sau.

Một chút giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.

Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.

Và một chút những điều nhỏ bé ấy, kì diệu thay có thể mang đến niềm hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống chúng ta.

(Một chút trong cuộc sống, Hồng Hạnh dịch, Theo Cửa sổ tâm hồn, nhiều tác giả, NXB Trẻ 2013, tr.142-143)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả một chút những điều nhỏ bé có thể mang đến cho chúng ta điều gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Một chút” được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ về giá trị của những điều nhỏ bé kì diệu trong cuộc sống.

Phần II (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của “người đồng mình” trong đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con...

...Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.72-73)

Qua những lời người cha nói với con, em hãy nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Định 2022

    ĐÁP ÁN

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

    Câu 2. Mỗi khi nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và dễ chịu.

    Câu 3. - Biện pháp tu từ so sánh: Bố mẹ được ví với “mặt trời”.

    - Tác dụng:

    + Sử dụng hình ảnh so sánh giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động.

    + Không chỉ vậy, sử dụng hình ảnh so sánh còn nhấn mạnh bố mẹ chính là cội nguồn của sự sống, đem ta đến thế giới này, bảo vệ và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

    Câu 4

    Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

    Bàn luận

    a. Giải thích

    Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ đó là tình yêu thương, quý mến, đùm bọc, giúp đỡ nhau của các thành viên trong gia đình.

    b. Phân tích

    Sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ thể hiện ở:

    • Khi cha mẹ còn trẻ khỏe, chúng ta có trách nhiệm khiến cha mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc, không phải phiền lòng. Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để khiến cha mẹ yên tâm, có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng.
    • Khi cha mẹ già yếu thì có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, thường xuyên thăm hỏi sức khỏe của cha mẹ, nếu cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc, đưa đi thăm khám không quản nắng mưa.
    • Khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì phận là con cái phải có trách nhiệm lo liệu tang lễ, hậu sự cho thật chu đáo, tỏ rõ tấm lòng đau xót, tiếc thương, hằng năm cúng giỗ, lễ tết cũng nhất định phải tươm tất đầy đủ.

    c. Phản đề

    Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết trân trọng tình cảm gia đình, sống thờ ơ, lạnh nhạt. Lại có những người sống bất hiếu, vô lễ với ông bà, cha mẹ,… đây là những hành vi xấu mà chúng ta cần bài trừ ra khỏi xã hội.

    d. Liên hệ bản thân

    Là một người con trong gia đình, chúng ta cần phải biết vâng lời, cố gắng học tập, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Có những hành động hiếu thuận, yêu thương,…

    Phần II: 

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích thơ:

    + Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với thi sĩ từ xưa đến nay bởi vẻ đẹp gợi cảm và vĩnh hằng của nó.

    + Hình ảnh thiên nhiên luôn được gợi lên với những bức tranh tuyệt đẹp qua biết bao tác phẩm sống mãi với thời gian.

    + Mỗi lần đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang Thu” của Hữu Thỉnh, chúng ta lại bắt gặp những sung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống.

    Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng sao xuyến của thiên nhiên ở 2 mùa xuân thu.

    II. Thân bài:

    1. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ

    - Hình ảnh mùa xuân của đất nước được lắng đọng , cảm nhận từ cái nhìn trìu mến, thiết tha của nhà thơ, hiện lên như một thế giới trong xanh, tỏa sáng và tươi non với những sắc màu và âm thanh thân quen và tươi mới.

    + Đường nét thật giản đơn: nền xanh của nước( của trời) hiện lên một bông hoa tím biếc giản dị, khiêm nhường. Đó là sự hòa điệu của sắc màu: màu hồ thủy của dòng sông, màu tím biếc hơi trầm của bông hoa nhỏ… Độ lắng của sắc màu cũng là độ lắng của cảm xúc. Mùa xuân đơn sơ, dịu nhẹ, làm nao lòng người…

    – Một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi tắn, rộn rã âm thanh, sắc màu hiền hoà thơ mộng và cảm xúc sây sưa ngây ngất của nhà thơ.

    + Hình ảnh mùa xuân được tái hiện bằng vài nét chấm phá nhưng giàu sức gợi: Trên dòng sông xanh mênh mông, hiền hoà, thơ mộng điểm xuyết một vài bông hoa màu tím than nhẹ nhưng tràn đầy chất thơ.

    + Phân tích nghệ thuật đảo ngữ với động từ “mọc” được đưa lên đầu đoạn thơ để làm nổi bật sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa đến.

    + Hình ảnh âm thanh của tiếng chim chiền chiện “vang trời” gợi một không gian cao rộng, thoáng đãng, rộn rã và giàu sức sống.

    + Cảm xúc của nhà thơ: say sưa, ngây ngất

    2. Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu

    – Bức tranh thiên nhiên chớm thu, tín hiệu báo mùa: cũng được phát hoạ bằng vài nét chấm phá: hương ổi, gió se và sương thu.

    – Phân tích động từ “Phả” giàu sức gợi: không thể thay từ “Phả” bằng từ “hoà”, từ “quyện”.

    – Nếu thay từ “hoà”, “quyện” thì chúng ta chỉ cảm nhận được mùi vị của hương ổi mà không cảm nhận được hương vị của làn gió se lạnh, động từ “Phả” vừa gợi sự gợi cảm quyến rũ của đầu mùa thu thoáng nhẹ, thoang thoảng lan toả vào làn gió, tràn vào không gian … Đồng thời động từ “Phả” còn gợi lên sự cảm nhận làn gió thu se lạnh mơn man trên da thịt, một sự chuyển mùa bằng tín hiệu đặc trưng của thiên nhiên sang thu

    – Từ láy “chùng chình” đã được nhân hoá thổi hồn vào làn sương gợi từng bước chuyển động chậm chạp như còn vương vấn, lưu luyến. Làn sương “chùng chình” tạo nên 1 không gian mơ màng, thơ mộng, sương giăng giăng đầu ngõ là nét đặc trưng của vẻ đẹp đầu thu chỉ có ở những làn quê Miền Bắc.Nhưng cảnh vật vừa mới chấm thu, sương thu chưa dày đặc mà chỉ mới xuất hiện lãng đoãng, mơ hồ, chùng chình, khiến nhà thơ bất giác nhận ra thu đã về rồi chăng? Một sự phán đoán còn mơ hồ.

    + Cảm xúc và trạng thái của nhà thơ Hữu Thỉnh: Tất cả các tín hiệu của thiên nhiên vào thu trong thời khắc chuyển mùa mong manh được nhà thơ bất giác nhận ra: “Bổng” mở đầu bài thơ đã diễn tả trạng thái ấy, nhưng dù bất giác ngỡ ngàng dường như nhà thơ có sự chờ đợi sẵn để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong phút giây mong manh giao mùa này chăng? Chỉ có 1 hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên say đắm mới có những rung động tinh tế trước sự chuyển mùa rõ rệt đến thế.

    3. So sánh thiên nhiên trong 2 đoạn thơ

    – Giống nhau:

    + Thiên nhiên trong 2 đoạn thơ đều hiện lên thật gợi cảm, nên thơ cùng với những rung động tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

    + Đều chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu bằng vài nét chấm phá và dùng những từ ngữ giàu sức gợi để diển tả cái hồn của bức tranh thiên nhiên.

    – Khác nhau:

    +Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân lúc nằm trên giường bệnh, điều đó còn thể hiện tiếng lòng yêu tha thiết cuộc sống, yêu thiên nhiên.

    III. Kết bài

    – Mỗi nhà thơ đều có cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên nhưng đều để lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ.

    Gợi ý: Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đây chẳng phải chuyện khó khăn có thể là câu kết thúc đoạn văn.

    Phần I.

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chỉnh của đoạn trích.

    Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ánh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?

    Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời... "

    Câu 4: Từ lời khuyên của tác giả: “Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đây chẳng phải chuyện khó khăn", hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em và sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

    Phần II: 

    Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ sau:

    Mọc giữa dòng sông xanh

    Một bông hoa tím biếc

    Ơi con chim chiên chiến

    Hát chi mà vang trời

    Từng giọt long lanh rơi

    Tôi đưa tay tôi hứng.

    (Trich Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.55, 56).

    Bỗng nhận ra hưowng ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về.

    (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.70)

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định các năm trước

      Đề thi Văn vào lớp 10 Bình Định năm 2021

      Đáp án tham khảo

      Phần I.

      Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

      Câu 2.

      - Quả muốn ngọt phải hình thành và phát triển từ cây, từ rễ, hấp thụ dinh dưỡng từ nhựa cây, để trường thành và phát triển

      - Hoa muốn thơm khi trải qua bao ngày nắng mưa...

      - Mùa bội thu thì cần phải trải qua những ngày tháng vất vả "nắng lửa - hai sương"

      => Ở đây muốn nói đến sự kiên trì và quyết tâm.

      Câu 3.

      Biện pháp tu từ so sánh.

      Tác dụng: Nhấn mạnh sự kiên trì, cố gắng. Để có được thành quả con người không những chăm chỉ mà cần phải kiên trì, không bỏ cuộc.

      Câu 4

      Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải.

      Gợi ý: Nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua bài thơ, cha mẹ mong con :

      - Phải sống nghị lực , không được khuất phục trước khó khăn và bố mẹ đã dạy con một chân lí đúng đắn đó chính là " không có gì tự đến đâu con ".

      - Nếu muốn thành công thì con phải trải qua nhiều gian khổ và phải tự biết hoàn thiện , rèn luyện bản thân hằng ngày. Cha mẹ mong muốn con nên người , sống thật tốt .

      Phần 2.

      I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm Lặng lẽ Sapa.

      - Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.

      - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.

      - Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

      II. Thân bài: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong hai đoạn trích

      Đoạn 1. Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:

      - Công việc: “làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

      + Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,...

      => Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống.

      - Hoàn cảnh sống: Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”

      – Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn

      * Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:

      + Có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

      + Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định

      Đoạn 2: Vẻ đẹp của anh thanh niên

      - Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được?

      - Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Con người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.

      - Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi có kĩ sư, ông họa sĩ... đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

      - Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đầu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân - phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

      - Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

      - Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

      b. Liên hệ với hình ảnh thế hệ trẻ trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

      - Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.

      - Thế hệ trẻ cần trau dồi, học tập tốt để cống hiến sức mạnh cho quê hương, đất nước. Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp ấy sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn trong mỗi con người.

      - Phê phán những người sống không có trách nhiệm, ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.

      III. Kết bài:

      - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa và qua đoạn trích: + Một người yêu công việc, yêu đất nước

      + Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc.

      - Bài học rút ra, liên hệ bản thân.

      Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Bình Định của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức.

      Đề thi Văn vào lớp 10 Bình Định năm 2020

      Phần I: (4,0 điểm)

      Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại [...].

      (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 5)

      Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

      Câu 2: Ở phần trích trên, tác giả cho biết vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?

      Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Trên những con tàu vượt trùng dương. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống...

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Bình Định

      Đề thi Văn vào lớp 10 Bình Định năm 2019

      Phần I (4.0 điểm)

      Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      2.10.1971

      Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

      Thế là thế nào? Cách đây ít lâu, mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thấy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

      28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

      Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bàng lang nước.

      (...) Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu...

      Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

      (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích? Nội dung của đoạn trích trên nói về vấn đề gì?

      Câu 2: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? Đoạn trích gửi đến thông điệp gì cho thế hệ trẻ ?

      Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề...

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Bình Định

      Đề thi Văn vào lớp 10 Bình Định năm 2018

      Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

      "Con cò ăn đêm,

      Con cò xa tổ,

      Cò gặp cành mềm,

      Cò sợ xáo măng…"

      Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

      Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

      Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

      Con chưa biết con cò,con vạc.

      Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

      Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

      (Tr.45, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo Dục)

      1. Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào ?

      2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

      3. Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong...

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Bình Định

      Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Bình Định năm 2023 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM