Trang chủ

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 - 2024 có đáp án

Xuất bản: 31/05/2021 - Cập nhật: 25/05/2023 - Tác giả:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm học 2023 - 2024. Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước trong các năm gần đây nhất.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm học 2023 - 2024 của các trường THPT thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước cập nhật nhanh & chính xác.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2023 mới nhất

Cập nhật đáp án môn Văn thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 của các trường THPT Chuyên và THPT Công Lập mới nhất. Đọc Tài Liệu sẽ cập nhật đáp án môn Văn 2023 ngay khi môn thi kết thúc, dưới đây là đáp án đề thi môn Văn vào lớp 10 năm 2021 ở 63 tỉnh thành trên cả nước.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 theo các tỉnh/thành

Lựa chọn Tỉnh/Thành phố

Hà NộiTP HCMCần ThơĐà NẵngHải Phòng
An GiangCao BằngHòa BìnhNinh BìnhThái Nguyên
Bà Rịa - Vũng TàuĐắk LắkHưng YênNinh ThuậnThanh Hóa
Bắc GiangĐắk NôngKhánh HòaPhú ThọThừa Thiên Huế
Bắc KạnĐiện BiênKiên GiangQuảng BìnhTiền Giang
Bạc LiêuĐồng NaiKon TumQuảng NamTrà Vinh
Bắc NinhĐồng ThápLai ChâuQuảng NgãiTuyên Quang
Bến TreGia LaiLâm ĐồngQuảng NinhVĩnh Long
Bình ĐịnhHà GiangLạng SơnQuảng TrịVĩnh Phúc
Bình DươngHà NamLào CaiSóc TrăngYên Bái
Bình PhướcHà TĩnhLong AnSơn LaPhú Yên
Bình ThuậnHải DươngNam ĐịnhTây Ninh
Cà MauHậu GiangNghệ AnThái Bình

Để xem đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn của tỉnh trong nhiều năm, các bạn vui lòng bấm vào tên tỉnh phí trên. Còn dưới đây là đề thi chính thức môn văn vào 10 của các tỉnh năm trước.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn TP HCM

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Cần Thơ

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đà Nẵng

Câu 1. (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

TÌNH YÊU PHẢI CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM 

Có một cô bé giận dỗi mẹ đã chạy ra ngoài. Cô bé lang thang trên đường rất lâu, vừa đói vừa khát.

Đúng lúc ấy, cô nhìn thấy có một quán mì ven đường, mùi thơm của mì nóng thật là hấp dẫn! Cô bé đứng ở bên cạnh quán mì, thèm nhỏ nước dãi. Cô chủ quán liền nói: “Cô bé, Có ăn mì không?".

“Nhưng... cháu không có tiền!”.

“Không sao, trông cháu có vẻ đói lắm rồi, mau ăn đi!” Cô chủ quán nhanh tay làm cho cô bé một bát. Ăn bát mì nóng hổi mà cô bé không kìm được nước mắt. Ăn xong, cô bé luôn miệng cảm ơn cô bán hàng.

"Không cần cảm ơn cô, chỉ là một bát mì thôi mà! Ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng canh ngọt của mẹ, cháu có nhớ cảm ơn mẹ không?"

Cô bé không biết nói gì.

- Cô bé, cô đoán là cháu đang giận bố mẹ chuyện gì nên mới bỏ nhà chạy ra đây. Cháu biết nói cảm ơn với một người xa lạ cho cháu một bát mì, tại sao lại không coi trọng những việc bố mẹ đã làm cho mình? Cháu mau về nhà đi, người nhà chắc đang lo lắm đấy!”

Cô bé vội vàng chạy về nhà, mẹ cô bé đang đứng ở cửa, lo lắng nhìn ra ngoài, vừa nhìn thấy cô bé về liền ôm chầm lấy. Cô bé ôm lấy mẹ thật chặt, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con xin lỗi, mẹ hãy tha thứ cho con nhé!" .

Người mẹ vô cùng kinh ngạc, sau đó hôn lên má con gái và nói: “Con ngoan của mẹ, con lớn thật rồi!".

(Ngọc Linh biên soạn, 168 câu chuyện hay nhất, Phẩm chất - thói quen tốt, NXB Thế giới, 2016, tr. 135-136) 

a) Hãy cho biết từ in đậm thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm)

b) Xác định một thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập đó trong câu văn được gạch chân. (0,5 điểm)

c) Theo em, vì sao cô bé vội vàng chạy về nhà và xin lỗi mẹ? (0,5 điểm)

d) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta.

Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích một trong hai đoạn trích sau để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối"

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 129) 

Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to.

- Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ở, cái bà này ! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy ?

- Thường thế, người ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương mà.

Chị Thao quay mặt ra cửa hang, lại uống nước trong bị động. Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca sắt.

- Cho nhiều đường vào. Pha đặc - Chị Thảo bảo.

Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thảo dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi,

- Hát đi, Phường Định, mày thích bài gì nhất, hát đi ! . [...] Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 119)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Phòng

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.

"Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” hùng vĩ trên trùng điệp vạn lý Trường Sơn. Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng… (Lê Duẩn). Chiến tranh đã lùi xa nhưng dấu tích bi tráng của dân tộc trong những năm tháng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) vẫn không phôi phai. Trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện nay gắn với công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Cùng với đường Trường Sơn trải dọc ngang trên mặt đất như một công trình vĩ đại còn có một đường Trường Sơn khác hiện lên hùng tráng trong văn thơ một thời. Tôi muốn gọi đó là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên. Họ là các nhà văn, nhà thơ của thời chống Mỹ oanh liệt.

Còn nhớ, trong thi phẩm Nước non ngàn dặm, sáng tác năm 1973, nhà thơ Tố Hữu viết: Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình. Trường Sơn thời đánh Mỹ được coi như biểu tượng của lòng yêu nước cao cả, là nơi tụ hội chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn học dạt dào bởi hiện thực chiến tranh bộn bề cháy bỏng, gắn liền với ý thức công dân - chiến sĩ luôn được nêu cao."

(Trích Có một đường Trường Sơn “đặc biệt”, Nguyễn Hữu Qúy, Báo Văn nghệ, số 22 ngày 28-5-2022,tr.16)

Câu 1 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những yếu tố nào?

Câu 2 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.

Câu 4 (1,0 điểm). Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thắng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như đùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn An Giang

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bà Rịa - Vũng Tàu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bắc Giang

Đáp án môn văn thi tuyển sinh lớp 10 Bắc Kạn 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bạc Liêu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bắc Ninh

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bến Tre

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Định

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Dương

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Phước

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bình Thuận

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Cà Mau

Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Cà Mau dự kiến diễn ra từ 08-09/6/2023. Ngay khi kết thúc thời gian làm bài của bài thi, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết đáp án đề thi vào lớp 10 Cà Mau năm 2023 tại đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 10 Cao Bằng

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đắk Lắk

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đắk Nông

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Trích Ngữ văn 9, Tập một, tr.139, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm ấy.

Câu 3. (1.5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến,

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

---- HẾT ----

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Điện Biên

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Nai

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Tháp

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba... a... a... ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 198).

a) Nhân vật “nó” là ai? Đoạn trích kể lại sự việc gì?

b) Đoạn trích thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn, tính cách của nhân vật “nó”?

c) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”.

d) Xác định và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”.

Câu 2. (3,0 điểm)

Nhà văn Mĩ Henry David Thoreau từng viết:

Hãy sống theo niềm tin của mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới.

Viết đoạn văn nghị luận trình bày về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

[...]

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Phạm Tiến Duật, trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 131-132).

Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

-- HẾT--

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Gia Lai

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Giang

Hiện chưa có thông tin cụ thể về lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 tỉnh Hà Giang. Đề và chi tiết đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Hà Giang sẽ được chúng tôi chia sẻ tại đây ngay sau khi kết thúc giờ làm bài.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nam

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hướng đi

Phả vào trong gió se 

Sương chùng chình qua ngõ 

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng 

Chim bắt đầu vội vã 

Có đám mây mùa hạ 

Vắt nửa mình sang thu

(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu 

Câu 4. Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 -7 câu) có sử dụng một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết), với câu chủ đề sau: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập một, NXBGD Việt Nam). Từ đó, trình bày suy nghĩ về tác động của chiến tranh đối với con người.

- Hết -

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Tĩnh

MÃ ĐỀ 01

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!

Anh hát em nghe về những con người

Sống với đất chết lẫn vào cùng đất

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...

Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,

Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? 

(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người” như thế nào?

Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau:

Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em

Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... 

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ

Anh hát em nghe khúc hát đồng quê 

Cho lắng lại vui buồn muôn thuở 

Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,

Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.

Câu 2 (3,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được."

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.183-184)

...HẾT...

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hậu Giang

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hòa Bình

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hưng Yên

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hòa

I. ĐỌC HIỂU (3,00 điểm) 

Đọc đoạn trích:

Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa

Không có bầu trời

Trái đất không nhà

Trái đất mồ côi!

Những lá cờ ơi

Lửa cháy nhiều rồi

Hãy nhìn trời cao

Mây không biên giới

Những cánh chim cũng không biên giới bao giờ!

Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ

Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian!

(Trích Thơ viết bên những lá cờ ở Liên hợp quốc – Trường Anh Tú, theo vannghequandoi.com.vn, ngày 15/11/2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, nếu không có bầu trời, điều gì sẽ xảy ra?

Câu 3. Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào?

Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ.

Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian!

Câu 4. Nếu là sứ giả hòa bình, em sẽ gửi đến thế giới thông điệp gì để cuộc sống tốt đẹp hơn? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,00 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những việc cần làm để xóa bỏ ngăn cách giữa người với người.

Câu 2. (5,00 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kiên Giang

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Kon Tum

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước “khởi đầu nan”. Trong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại.

Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà!

Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng trong thực tế, có nhiều người làm như vậy đấy. Họ một mục tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả, để họ khỏi phải thất vọng về bản thân.

Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng hết thảy mọi người trên đời ai cũng không thích và sợ bị thất bại, trong đó có cả tôi nữa. Vậy thì điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? Vấn đề là ở chỗ những người ấy có cách định nghĩa riêng về thất bại. (...)

Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn. (...)

(Theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Adam Khoo- Stuart Tan, NXB Phụ Nữ, 2010, tr.393)

a. Xác định vấn đề trọng tâm được bàn luận trong văn bản.

b. Ghi lại 02 câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản.

c. Chỉ ra 02 dẫn chúng được tác giả sử dụng trong văn bản và cho biết mục đích của việc sử dụng dẫn chứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản?

d. Em có đồng tình với ý kiến: “Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn.” của tác giả hay không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm)

Từ văn bản Đọc hiểu ở câu 1, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 10-12 dòng) thể hiện suy nghĩ của bản thân về tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập.

Câu 3 (4,0 điểm)

- Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau; từ đó phát biểu cảm nghĩ của bản thân em về mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước.

Ta làm con chim hót 

Ta làm một cành hoa 

Ta nhập vào hòa ca 

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ 

Lặng lẽ dâng cho đời 

Dù là tuổi hai mươi 

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hà Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr. 5)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Lai Châu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Lâm Đồng

Dự kiến, kỳ thi vào 10 năm học 2023/2024 với hệ chuyên tại Lâm Đồng sẽ diễn ra vào buổi sáng ngày 06-07/06/2023. Đề và chi tiết đáp án đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Lâm Đồng sẽ được chúng tôi chia sẻ tại đây ngay sau khi kết thúc giờ làm bài.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Lạng Sơn

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Lào Cai

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Long An

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2022 2023

Môn thi: NGỮ VĂN (Công lập)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Ngày thi: 23/7/2022

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đáy. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mi trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé!". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ở, bác về cháu đấy ư? Không, không đừng về cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đang cho bác về hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? (1,0 điểm)

Câu 2. Nhân vật xưng "cháu" trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích trên thể hiện những nét đẹp nào của nhân vật đó? (1,5 điểm)

Câu 3. Xác định khởi ngữ trong đoạn trích. Nêu công dụng của khởi ngữ. (1,0 điểm)

Câu 4. Tìm các lời dẫn có trong đoạn trích. Cho biết mỗi lời dẫn đó được dẫn theo cách nào? (1,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm) 

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đô.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai)

--------- HÉT --------

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Nam Định

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Nghệ An

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Thuận

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 ĐIỂM)

Hãy đọc hai văn bản sau:

[Văn bản 1]: YÊU NƠI MÌNH SỐNG

Nếu ta không quan tâm đến môi trường xung quanh thì rất khó để phát triển lớn mạnh. Liễu không cam chịu sống với một bờ sông bừa bãi hay nước sông bẩn thỉu - chúng giữ đất, đắp bờ bằng chính bộ rễ của mình và biến các chất ô nhiễm trong nước thành nguồn nitrat nuôi cấy. Tự chăm sóc chính mình có thể bắt đầu từ những điều đơn giản như tấm ga trải giường mới, bữa trưa đặc biệt...

(Tranh và bài viết, nguồn: “Sống như những cái cây” - Liz Marvin - (Nynie dịch), NXB Kim Đồng, năm 2020, trang 20)

[Văn bản 2]: SÓNG TRONG TỪNG KHOẢNH KHẮC HOA ANH ĐÀO

Bất cứ ai từng có cơ hội tận mắt ngắm nhìn hoa anh đào đều sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp của chúng. Ở Nhật Bản, các gia đình và nhóm bạn bè thường tổ chức dã ngoại dưới các tán cây hoa anh đào đương đơm những chùm hoa trắng muốt xinh đẹp trong hai tuần ngắn ngủi chúng nở (...), những điều đẹp đẽ, như cuộc sống, đều sẽ trôi qua. Vậy nên, hãy biết ơn khi chúng đang xảy ra và tận hưởng từng khoảnh khắc.

(Tranh và bài viết, nguồn: “Sống như những cái cây - Liz Marvin - Nynie dịch), NXB Kim Đồng, năm 2020, trang 65)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm): Tác giả đã đề cập đến loài thực vật nào ở văn bản 1 và 2?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Liễu không cam chịu sống với một bờ sông bừa bãi hay nước sông bẩn thỉu - chúng giữ đất đắp bờ bằng chính bộ rễ của mình và biến các chất ô nhiễm trong nước thành nguồn nitrat nuôi cấy".

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy trình bày cách hiểu của em về cụm từ “Sống trong từng khoảnh khắc”.

Câu 4 (1,0 điểm): Nếu một bài học tư tưởng mà em thích được rút ra từ một trong hai văn bản trên. Lí giải vì sao em thích.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc biết yêu nơi mình sinh sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Có một thi sĩ yêu nơi mình sống và đã từng cảm nhận được khoảnh khắc của cuộc sống nơi ấy khi thu sang như sau:

Bỗng nhận ra hướng đi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa 

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi. 

(“Sang thu” - Hữu Thỉnh - Ngữ văn 9, tập 2, NXB GDVN, năm 2018, trang 70) 

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Thọ

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Bình

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Nam

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(...) Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả lại cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 187)

Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

Câu 3 (1.0 điểm). Qua cách từ biệt, em hiểu gì về tình cảm của cô gái đối với anh thanh niên?

Câu 4 (1.5 điểm). Cuộc chia tay giữa bác họa sĩ và cô kĩ sư với anh thanh niên có thể xem là những kỉ niệm đẹp. Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Những kỉ niệm đẹp có giá trị như thế nào đối với cuộc đời mỗi người?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 55,56)

---HẾT---

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ngãi

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ninh

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.

Tháng ngày con mẹ lớn khôn,

Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,

Đời bao tâm sự thiết tha

Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...

(Trích Nằm trong tiếng nói yêu thương - Huy Cận, Trời mỗi ngày lại sáng, NXB Văn học, 1958, tr. 101)

Câu 1. (1,0 điểm)

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (1,0 điểm)

Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. (1,0 điểm)

Xác định nội dung của đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Sóc Trăng

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Chàng Làng vẫn thường kiêu ngạo và hãnh diện về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót trên cành cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa và tiếng hót rất hay, khi thì giống giọng của sáo đen, sáo sậu; khi là giọng của chiến chiện, sơn ca; khi là giọng của chích chòe, họa mi... Ai cũng khen chú bắt chước giống thật và tài quá. Cuối buổi “biểu diễn", một chú chim sâu đề nghị: “Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào!”. Vừa bí vừa xấu hổ, Chàng Làng cất cánh bay thẳng, không dám ngoái cổ lại. Bởi vì xưa nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo, bắt chước chứ đâu chịu luyện cho mình một giọng hót riêng của chính mình.

(Nguồn dinhthithuycl.violet.vn/entry/show/entry_id/1428506)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận)?

Câu 2. Xác định câu cầu khiến trong văn bản.

Câu 3. Vì sao, cuối buổi "biểu diễn”, [...] Chàng Làng cất cánh bay thẳng, không dám ngoái cổ lại?

Câu 4. Bài học rút ra từ văn bản trên.

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống

Câu 2 (5,0 điểm)

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr.128-129)

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ đó, bày tỏ lòng tri ân đối với những anh hùng liệt sĩ đã quên mình vì nền độc lập tự do của đất nước.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 10 Sơn La

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Tây Ninh

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thái Bình

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời, thì đó thực sự là một món quà vô giá. Có thể lúc đang khổ sở với những vấn đề của mình, ta chỉ mãi vật vã đau buồn. Nhưng sau này nhìn lại, ta sẽ thấy rằng những khó khăn đã đương đầu giúp tạo nên câu chuyện của riêng ta.

Hãy lấy bộ truyện nổi tiếng thế giới Harry Potter ra làm ví dụ. Tôi cực kỳ thích Harry Potter. Nhớ những đêm tôi thức đến ba bốn giờ sáng ôm quyển truyện trong tay, vừa đọc vừa quẹt nước mắt. Harry và những người bạn của cậu chỉ là tưởng tượng. Thế giới của phù thủy, đũa thần và chổi bay có thể không có thật. Nhưng nỗi buồn và sự tuyệt vọng là thật. Cảm giác đau đớn và cô độc là thật. Sợ hãi và mất mát là thật. [...]Nhưng nỗi đau trong câu chuyện đã kết nối người đọc và tác giả, kết nối người đọc với nhau, và góp phần làm nên thành công của bộ truyện. Và những mất mát đau thương ấy chân thật, bởi vì được viết bởi một con người đã nếm trải bao điều khốn khó của cuộc đời. J.K.Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân. Nếu không trải qua từng ấy đau khổ, chắc gì Rowling đã viết nên câu chuyện sâu sắc dường vậy, chắc gì Harry Potter đã lay động lòng người và thành công đến thế?

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn 2019, tr. 68 - 69)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Tác giả đã lấy bộ truyện nổi tiếng nào của thế giới để làm ví dụ?

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: JK Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân.

Câu 4. (1,0 điểm) Một bài học sâu sắc em rút ra được từ đoạn trích trên? Lí giải khoảng 3 - 5 dòng.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tính trung thực trong cuộc sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đẻ,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXBGDVN, tr.140)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thái Nguyên

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thanh Hóa

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thừa Thiên Huế

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó. Không chỉ vậy, bạn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong đêm tối. Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể “đi dạo”. Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người “dẫn lối”? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BÔNG HOA... Những bông hoa chính là người “đưa đường”!

(Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 49)

Câu 1: (0,5 điểm)

Trong ngữ liệu trên, người dẫn lối, người đưa đường ở khu vườn là sự vật nào?

Câu 2: (1,0 điểm)

- Theo tác giả, vì sao Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể “đi dạo” trong vườn?

Câu 3: (1,0 điểm)

Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.

Câu 4: (0,5 điểm) 

- Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì khi sống cùng thiên nhiên? (trả lời 2-3 dòng)

II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm) 

Câu 1: (2,0 điểm) 

Sự sẻ chia mang lại điều gì cho con người trong cuộc sống?

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi) trả lời câu hỏi trên.

Câu 2: (5,0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. (Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014)

-HẾT-

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Tiền Giang

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích:

Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lô, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi. Tha thứ cho kẻ làm hại ta, cũng như xin người bị ta hại tha thứ, có tác động trị liệu cho cả hai bên, giống như một khối u được khoét bỏ, rắc thuốc, phơi ra ánh nắng ấm áp và bắt đầu lên da non. Hãy hình dung sức mạnh hàn gắn và hồi phục mà tha thứ đem lại khi một người lần đầu tiên trong đời viết thư cho người bố mà anh từng căm ghét, khi một người khác kết bạn được với kẻ đã bắn mình tàn phế.

(Trích Thiện Ác và Smartphone, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, năm 2016, tr 170)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Trong đoạn trích, tha thứ có sức mạnh gì?

Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lô, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi.”

Câu 4: Thông điệp của đoạn trích mà anh, chị tâm đắc nhất là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ phần Đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tha thứ trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về 

(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.70)

-Hết-

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Trà Vinh

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Tuyên Quang

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Long

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Yên Bái

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Yên

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm )

Đọc đoạn trích:

Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đụng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ. Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ. Lỡ khi nhận ra chính thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta đã vô tình đẩy người kia rớt xuống tận cùng vực thẳm, thì ta sẽ ăn năn hối hận suốt đời. Còn khi phát hiện ra quyết định tha thứ của ta đã không mang lại hiệu quả thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để cứu chuộc. Khi trái tim đang trong tình trạng giãn nở ra và ngày thêm mạnh mẽ là trái tim đã tìm đúng hướng hạnh phúc. Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là ta đã để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời.

(Minh Niệm, Hiểu về trái tim)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Hai câu sau đây được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

"Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đựng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ".

Câu 3. Theo em, vì sao "điều đáng sợ nhất" đối với tác giả là khi để cho trái tim mình co rất lại, yếu đuối, không có chất liệư linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời"?

Câu 4. Em có tán thành với quan điểm: “Thà ta lầm còn hơn chấp lỡ" không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:"Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ"

Câu 2. (4,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều, Nguyễn Du Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2008, trang 94)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM