Trang chủ

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre

Xuất bản: 09/05/2019

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre có đáp án chi tiết, tài liệu ôn tập cho học sinh cho kì thi vào 10 sắp tới.

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre | Đề thi thử môn Văn năm 2019 - Tham khảo đề thi thử môn Văn vào lớp 10 năm 2019 THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre trong kỳ thi thử vào lớp 10 năm 2019 nhằm đánh giá chất lượng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 của toàn thể học sinh lớp 9. Đề thi nằm trong bộ đề thi thử môn văn lớp 10 tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, các quý thầy cô cũng có thể sử dụng như một tài liệu giảng dạy chất lượng và phong phú.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre

Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2: (1,0 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phần II: Làm văn (6,0 điểm):

Phân tích đoạn thơ sau:

“....Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc...”

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

>> Xem thêm:

Đề thi thử vào 10 môn Toán trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre

Đề thi thử môn Anh vào lớp 10 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre

Phần 1: Đọc - hiểu văn bản (4,0 điểm)

1. - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác"

- Tác giả: Viễn Phương

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)

2. - Phép tu từ: Ẩn dụ (cây tre)

- Tác dụng: Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.

3.    * Về hình thức: Yêu cầu viết được đoạn văn khoảng 10 đến 12 diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đảm bảo yêu cầu của đoạn văn.

* Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:

- Câu thơ thật giản dị thân quen với cách xưng hô “con- Bác” -> gần gũi, thân thiết, ấm áp.

- Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.

- Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ..... của dân tộc

- Cảm xúc: tự hào

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)  

Yêu cầu chung:

- Biết cách làm bài về nghị luận văn học

- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:

+) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, vị trí đoạn trích.

+) Thân bài

* Khái quát nội dung đoạn thơ.

* Ước nguyện sống đẹp, sống có ích cho cuộc đời.

- Điệp ngữ "Ta làm...", "Ta nhập...." diễn tả khát vọng tha thiết được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung - cho đất nước

- Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong hình ảnh thơ đẹp.

+ "Con chim hót", "một cành hoa" đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên -> Thể hiện ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình hòa nhập và cống hiến cho đất nước.

* Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường.

- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích.

- Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một "con chim hót", làm "một cành hoa". Giữa bản hòa ca tươi vui, nhà thơ chỉ xin làm "một nốt trầm" Điệp từ "một" -> Thể hiện sự nhỏ bé, khiêm nhường. Đó còn là những hình ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường, ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ

- Điệp từ "Dù là..." -> Khát vọng được hòa nhập, được cống hiến công sức nhỏ bé của mình cho nhân dân, cho đất nước không kể thời gian tuổi tác.

- Sự thay đổi trong cách xưng hộ "tôi" sang "ta" mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người.

- Đặt khổ thơ trong hoàn cảnh của Thanh Hải trong những ngày cuối cùng của cuộc đời -> Ước nguyện, khát vọng đáng trân trọng -> Đó là lẽ sống đẹp

+) Kết bài    

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

- Liên hệ của bản thân.

>> Tham khảoPhân tích đoạn thơ 4, 5 trong bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

------/------

Trên đây là đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Nguyễn Đình Chiểu - Bến Tre với những dạng bài thường gặp trong đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Ngoài đề thi thử trên đây, em hãy luyện thêm các đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2019 và đề thi thử vào 10 năm 2019 các môn khác để ôn tập tốt tất cả các môn nhé.

Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM