Trang chủ

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Lục Nam - Bắc Giang

Xuất bản: 09/05/2019

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Lục Nam - Bắc Giang kèm đáp án chi tiết, tài liệu ôn luyện cho kì thi tuyển sinh vào 10 sắp tới.

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Lục Nam - Bắc Giang | Đề thi thử môn Văn 2019 - Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em học sinh đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Lục Nam - Bắc Giang có đáp án giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 sắp tới. Tài liệu này nằm trong tuyển tập đề thi thử lớp 10 môn văn Bắc Giang được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp qua các năm, các em tham khảo để có thêm nguồn tài liệu phong phú.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT Lục Nam - Bắc Giang năm 2019

PHẦN I (6,0 điểm)

Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị.

1. Nhận xét trên ứng với một bài thơ đã học. Đó là bài thơ nào, do ai sáng tác?

2. Hình ảnh nhân hóa nào xuất hiện xuyên suốt bài thơ kể trên? Vì sao hình ảnh đó cũng là ẩn dụ?

3. Tình cảm biết ơn quá khứ, quê hương, đất nước, nhớ về cội nguồn là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.

4. Từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép thế. (gạch dưới thành phần phụ chú và từ ngữ dùng làm phép thế)

PHẦN II (4,0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

2. Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.

3. Từ tác phẩm trên, hãy viết một đoạn văn 15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

>> Xem thêmĐề thi thử vào 10 môn Toán trường THPT Lục Nam - Bắc Giang

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Lục Nam - Bắc Giang

Phần II:

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ

    3. Dàn ý

    I – Mở bài:

    - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam xương" từ đó ta thấy nhân vật Vũ Nương đại diện cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam).

    II – Thân bài:

    * Giới thiệu những nét chung về nội dung của tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình.

    * Phân tích cụ thể:

    1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:

    a. Vẻ đẹp hình thức:

    - Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).

    b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:

    - Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… (Dẫn chứng: mình k nhớ rõ nhưng có đoạn mẹ chồng mất, VN lo ma chay tế lễ...., còn đoạn Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi.... gì đấy mình nhớ đc tưng đây là thể hiện tình yêu chung thủy với chồng, còn dẫn chứng thương con là: phải nói giả rằng cái bóng là cha của Đản, lo cho hp gia đình là khi chồng đi lính thì thay chồng chăm lo mọi chuyện ở gia đình)

    2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:

    * Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.

    - Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:

    + Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).

    + Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.

    + Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.

    - Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.

    + Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.

    - Những người phụ nữ như Vũ Nương đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.

    3. Khái quát, nâng cao:

    - Người phụ nữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Llà đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

    - Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.

    - Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

    III – Kết bài:

    Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

    ** Tham khảo các bài làm văn mẫu sau đây của Đọc tài liệu để có thêm kiến thức, tư liệu phục vụ cho việc làm bài:

    ----/----

    Ngoài đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 THPT Lục Nam - Bắc Giang, các em hãy chăm chỉ luyện thêm nhiều de thi thu mon van vao 10 khác để củng cố kiến thức và có thêm kinh nghiệm làm bài. Để ôn tập các môn khác, em tham khảo bộ de thi thu tuyen sinh lop 10 nam 2019 do Đọc Tài Liệu tổng hợp nhé.

    Chúc các em thi tốt và đạt kết quả cao!

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM