Trang chủ

Đề thi thử vào lớp 10 môn Sử năm 2020 có đáp án - Mã đề 006

Xuất bản: 04/03/2020 - Tác giả:

Thử sức ngay đề thi thử vào lớp 10 năm 2020 môn Lịch Sử mã đề 006 có đáp án kèm theo giúp các em ôn luyện kiến thức lịch sử thi tuyển sinh vào 10.

Mục lục nội dung

Cùng Đọc tài liệu ôn luyện đề thi thử lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 006 bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm theo cấu chung đề tuyển sinh lớp 10.

Thử sức với đề thi này trong 60 phút em nhé!

Đề thi thử

Câu 1: Nguyên nhân chung nhất của ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1941), Nam Kì (11/1940) binh biến Đô Lương (1/1941)?

A. Thực dân Pháp cấu kết với Nhật bóc lột nhân dân ta.

B. Binh lính người Việt bị Pháp bắt sang chiến trường Thái Lan.

C. Mâu thuẫn sâu sắc của cả dân tộc với phát xít Nhật và thực dân Pháp.

D. Sự đầu hàng nhục nhã của Pháp đối với Nhật.

Câu 2: Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi

A. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

B. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.

C. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.

D. Mĩ, Anh, Nhật thành lập Khối Quân sự Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 3: Hậu quả việc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

B. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

C. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.

Câu 4: Ngày 8 - 9 -1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.

B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”.

C. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.

D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Câu 5: Ta chỉ chấp nhận đàm phán với Pháp theo nguyên tắc

A. Hai bên thực hiện ngừng bắn.

B. Pháp công nhận chính quyền hợp pháp của ta.

C. Quyền dân tộc tự quyết.

D. Pháp đóng quân ở nước ta chỉ là tạm thời.

Câu 6: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965-1968?

A. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

B. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống.

C. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.

D. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.

Câu 7: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 8: Vì sao nói, thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong việc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mĩ (14/12-29/12/1972) là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Vì máy bay bị bắn rơi nhiều nhất ở bầu trời Điện Biên Phủ.

B. Vì tầm vóc chiến thắng của quân dân miền Bắc nên thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.

C. Vì chiến dịch đánh trả máy bay mang tên “Điện Biên Phủ trên không”.

D. Vì cuộc chiến đấu xảy ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.

Câu 9: Hội nghị cấp cao ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại đâu?

A. Mĩ.

B. Pháp.

C. Liên Xô.

D. Anh.

Câu 10: Nội dung tổng quát của kĩ thuật là gì?

A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).

C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

D. Cải tiến phương thức sản xuất.

Câu 11: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam?

A. Đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyên Ái Quốc.

B. Giữa các đại biểu các tổ chức Cộng sản không có mâu thuẫn về hệ tư tưởng.

C. Do được sự quan tâm của quốc tế Cộng sản và uy tín cao của Nguyễn Ái Quốc.

D. Giữa các đại biểu các tổ chức Cộng sản đều tuân theo điều lệ quốc tế vô sản.

Câu 12: Từ ngày 14 đến 15-8-1945, tại Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định

A. Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

B. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Câu 13: Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tỉêu cơ bản nào?

A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.

C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?

A. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

B. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.

C. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

D. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

Câu 15: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04/1949 nhằm

A. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Chống lại các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

D. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

Câu 16: Đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc được thực hiện vào năm nào?

A. 1976.

B. 1978.

C. 1985.

D. 1977.

Câu 17: Số liệu có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là

A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép.

B. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới.

C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%.

D. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.

Câu 18: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày tháng năm nào?

A. 22/12/1941.

B. 22/12/1942.

C. 22/12/1943.

D. 22/12/1944.

Câu 19: Phong trào đấu tranh của giai cấp công-nông và các tầng lớp nhân dân tiêu biểu nhất trong thời kỳ 1936-1939 là gì?

A. Cuộc vận động Đông Dương đại hội (1936).

B. Phong trào đón rước phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới Đông Dương (1937).

C. Tổng bãi công của công nhân Công ty than Hòn Gai (11/1936) và cuộc mít tinh tại khu Đấu xảo (Hà nội) 5/1938.

D. Phong trào báo chí tiến bộ và đấu tranh nghị trường.

Câu 20: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ có tác dụng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới?

A. Là thời cơ cho các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập dân tộc.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Ảnh hưởng đến cách mạng Lào và Campuchia.

D. Là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 21: Sự kiện nào thể hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

A. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

B. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện – Quảng Châu (6-1924).

D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).

Câu 22: Sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng chính phủ, mặt trận, các đoàn thể của ta đã chuyển lên căn cứ địa nào?

A. Bắc Sơn – Võ Nhai.

B. Cao Bằng.

C. Bắc Sơn.

D. Việt Bắc.

Câu 23: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra bao nhiêu ngày?

A. 55 ngày đêm.

B. 65 ngày đêm.

C. 60 ngày đêm.

D. 56 ngày đêm.

Câu 24: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào đã hình thành được khối liên minh công-nông vững chắc.

B. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

C. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

D. Phong trào đã thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết – Nghệ Tĩnh.

Câu 25: Nhận định sau đây nói về chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954): “Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất và là thắng lợi quyết định, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ”?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

B. Chiến dịch Tây Nguyên 2/1954.

C. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 26: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo?

A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

D. Câu A và B đúng.

Câu 27: Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạng XHCN ở Đông Âu?

A. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.

C. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.

Câu 28: Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào thời gian nào?

A. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Từ 1982.

C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 29: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư sản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của

A. Luận cương Chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.

B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

D. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 30: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp là gì?

A. Vừa khai thác vừa chế biến.

B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.

C. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

D. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.

Câu 31: Khẩu hiệu “Điện Biên Phủ-Hồ Chí Minh-Việt Nam” mà bạn bè quốc tế ca ngợi chứng tỏ điều gì?

A. Tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

B. Thắng lợi của ta trong trận Điện Biên Phủ mang tầm vóc quốc tế, có sức ảnh hưởng lớn và cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, đã chỉ huy trận Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

Câu 32: Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946-1954) nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo.

B. Toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân ta đoàn kết một lòng.

C. Có hậu phương vững chắc.

D. Có tinh thần đoàn kết, chiến đấu.

Câu 33: Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1961-1965) là gì?

A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.

B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

C. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu.

D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.

Câu 34: Tính đến năm 1964, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Điều này chứng tỏ

A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản.

B. Xương sống của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

C. Địa bản giải phóng được mở rộng.

D. Phong trào đấu tranh binh vận phát triển ở miền Nam.

Câu 35: Lý do để Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua là vì

A. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa.

B. Quốc tế Cộng sản mang trên mình sứ mệnh giải phóng loài người.

C. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc.

D. Quốc tế Cộng sản là một tổ chức đoàn kết rộng rãi giai cấp vô sản toàn thế giới.

Câu 36: Các nước Mĩ La-tinh là chỉ khu vực địa lý nào?

A. Vùng Bắc Mĩ.

B. Vùng Nam Mĩ.

C. Châu Mĩ.

D. Vùng Trung và Nam Mĩ.

Câu 37: Căn cứ chủ yếu để Đảng ta dùng các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936-1939 là

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa hòa bình an ninh thế giới.

B. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ban hành chính sách tiến bộ cho thuộc địa.

C. Đời sống của các tầng lớp nhân dân ta cực khổ.

D. Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

Câu 38: Quốc gia nào đã giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai vào tháng 9/1945?

A. Anh.

B. Tây Ban Nha.

C. Trung Quốc.

D. Bồ Đào Nha.

Câu 39: Nước đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

A. Lào.

B. Xin-ga-po.

C. Việt Nam.

D. In-đô-nê-xia.

Câu 40: Mục tiêu của đường lối đổi mới được đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là

A. Khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa Việt Nam vượt qua khủng hoảng.

B. Đưa Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

C. Đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

D. Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

Trên đây là nội dung đề thi thử môn lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 006, hãy thử làm bài rồi đối chiếu đáp án dưới đây em nhé!

Kiến thức trong đề số 006 đều thuộc chương trình Lịch sử 9 mà các em cần ôn luyện.

Nguồn tài liệu đề: Sưu tầm

Đáp án đề thi thử số 006 lịch sử vào 10

CâuĐACâuĐACâuĐACâuĐA
1C11A21D31B
2A12A22D32A
3C13D23D33D
4B14D24B34B
5C15C25D35A
6D16B26D36D
7B17B27C37B
8B18D28C38A
9C19C29A39D
10B20B30C40A

Cùng Đọc tài liệu thử sức các mẫu đề thi thử vào lớp 10 tất cả các môn có hướng dẫn giải chi tiết để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 thật tốt!

Xem thêm:

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM