Cùng Đọc tài liệu ôn luyện đề thi thử lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 005 bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm theo cấu chung đề tuyển sinh lớp 10.
Thử sức với đề thi này trong 60 phút em nhé!
Đề thi thử môn Sử vào 10
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?
A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
B. Tim cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ 3.
C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của nước mình trước đây.
D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
Câu 2: Hãy điền vào chỗ trống: Sang năm 1914, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo nổ ra ở…
A. Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.
C. Hà Nội, Vinh, Bến Thủy.
D. Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 3: Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là
A. Nen-xơn Man đê-la.
B. Phi-đen Ca-xtơ-rô.
C. Áp-đen Ca-đê.
D. Hô-xê Mác-ti.
Câu 4: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 3/1929.
B. Tháng 1/1929.
C. Tháng 4/1929.
D. Tháng 2/1929.
Câu 5: Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đó là
A. Tư sản Việt Nam với thực dân Pháp.
B. Thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam.
C. Tư sản Việt Nam với công nhân.
D. Địa chủ phong kiến với nông dân.
Câu 6: Phong trào đấu tranh nào đã đánh dấu của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. “Phong trào hòa bình”.
B. Phong trào đấu tranh ở Trà Bồng (Quảng Ngãi).
C. Phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”.
D. Phong trào “Đồng khởi”.
Câu 7: Vì sao Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Đất nước đã phát triển nhưng chưa tăng Tây Âu và Mĩ.
B. Đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
C. Phải cải tổ để sớm áp dụng thanh tựu khoa học kỹ thuật đang phát triển của thế giới.
D. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận.
Câu 8: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của
A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945).
B. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4/1945).
C. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945).
D. Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương (9/3/1945).
Câu 9: Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào?
A. 10/10/1954.
B. 10/5/1956.
C. 1/10/1954.
D. 10/5/1955.
Câu 10: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?
A. Thuộc địa của Anh, Pháp.
B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Những nước hoàn toàn độc lập.
D. Những nước Cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 11: Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 chủ yếu là:
A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
D. Chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kỉnh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
D. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
Câu 13: Thực dân Pháp thi hành chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ chính trị khác nhau, đó là
A. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: nửa bảo hộ; Bắc Kì: bảo hộ.
B. Nam Kì: bảo hộ; Trung Kì: thuộc Pháp; Bắc Kì: bảo hộ.
C. Nam Kì: nửa bảo hộ; Trung Kì: bảo hộ; Bắc Kì: thuộc Pháp.
D. Nam Kì: thuộc Pháp; Trung Kì: bảo hộ; Bắc Kì: nửa bảo hộ.
Câu 14: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ thực dân.
Câu 15: Ngày 18 và 19/12/1946 Hội nghị bất thường của Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định vấn đề quan trọng gì?
A. Phát động cả nước kháng chiến.
B. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
C. Quyết định ủng hộ dân nhân miền Nam kháng Pháp.
D. Hòa hoãn với Pháp để kí Hiệp định Fontainebleau.
Câu 16: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng 8 phải đối phó với những khó khăn
A. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng.
B. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.
C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản.
D. Nạn đói, nạn dốt, nội phản.
Câu 17: Cuộc tiến công Việt Bắc của địch 1947 diễn ra trong mấy ngày?
A. 55 ngày đêm.
B. 65 ngày đêm.
C. 75 ngày đêm.
D. 85 ngày đêm.
Câu 18: Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản với cương vị là
A. Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B. Người đọc được bản sơ thảo luận cương của Lê Nin.
C. Phái viên của Quốc tế Cộng sản.
D. Người truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
Câu 19: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của
A. Các nước đế quốc châu Âu.
B. Các nước đế quốc Âu – Mĩ.
C. Các nước đế quốc châu Mĩ.
D. Phát xít Nhật.
Câu 20: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ tái diễn ra theo những phương hướng nào?
A. Tìm những nguồn năng lượng mới.
B. Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.
C. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 21: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để
A. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
B. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.
C. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
D. Để độc quyền chiếm Đông Dương.
Câu 22: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: Mốc mở đầu và kết thúc?
A. Mở đầu 9/4/1975, kết thúc 30/4/1975.
B. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 02
C. Mở đầu 19/3/1975, kết thúc 02/5/1975.
D. Mở đầu 4/3/1975, kết thúc 02/5/1975.
Câu 23: Nhờ đâu sau Chỉến tranh thế giới thứ hai nền công nghiệp của Tây Đức được phục hồi và phát trỉển nhanh chóng?
A. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. Nhờ Mĩ cho vay và đầu tư vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác.
C. Nhờ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.
D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế sau chiến tranh.
Câu 24: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp
A. Đứng đầu thế giới.
B. Đứng thứ hai thế giới.
C. Đứng thứ ba thế giới.
D. Đứng thứ tư thế giới.
Câu 25: “Pháp chạy Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ Cộng hòa…”. Đó là nội dung của
A. Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
B. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
D. Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ Trung ương Đảng.
Câu 26: Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào?
A. 1936.
B. 1935.
C. 1938.
D. 1937.
Câu 27: Để đạt được kết quả tốt trong học tập, em cần phát huy phẩm chất tốt đẹp nào của người lính Điện Biên năm xưa?
A. Dũng cảm hi sinh.
B. Chịu đựng gian khổ.
C. Kiên trì, quyết tâm.
D. Đoàn kết nhất trí.
Câu 28: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950 là
A. Cuộc tiến công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi.
B. Chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành.
C. Chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
D. Ta giành được thắng lợi trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Câu 29: Tại sao gọi là “trật tự hai cực I-an-ta”?
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Hình thành hai khối nước cạnh tranh nhau về mọi mặt.
C. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta.
D. Tại hội nghị I-an-ta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
Câu 30: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951)?
A. Thông qua báo cáo chính trị của Chủ tích Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
B. Quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng.
C. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam.
D. Bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Đảng.
Câu 31: Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEATO (9/1975)?
A. Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
B. Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sự tồn tại của SEANTO.
C. Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975).
D. SEANTO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
Câu 32: Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng là
A. Nằm ở vùng lòng chảo Điện Biên, bốn bề đều có núi bao quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.
B. Nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ cô lập khi đường đổ bộ bị khống chế.
C. Nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.
D. Hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.
Câu 33: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 34: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước cả nước như thế nào?
A. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất.
B. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền.
C. Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
D. Sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền.
Câu 35: Đâu là yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968)?
A. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị.
B. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.
C. Tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
D. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Câu 36: Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi. Điều nào sau đây không đúng?
A. Quân Mĩ và quân Đồng minh rút về nước, ngụy quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.
B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi.
C. Miền Bắc hòa bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam.
D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.
Câu 37: Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp?
A. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản.
B. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
C. Công nghiệp tăng 27% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Câu 38: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 – 1986) là
A. Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
B. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô.
C. Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á.
D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
Câu 39: Để nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin và tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến đầu 1923 Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở đâu?
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 40: Cuộc bầu cử Quốc hội lần đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?
A. Thể hiện sự phát triển của Quốc hội Việt Nam.
B. Chứng tỏ dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
C. Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được thực hiện quyền công dân.
D. Thể hiện Mặt trận Việt Minh ngày càng phát triển.
Trên đây là nội dung đề thi thử môn lịch sử vào 10 năm 2020 mã đề 005, hãy thử làm bài rồi đối chiếu đáp án dưới đây em nhé!
Kiến thức trong đề số 005 đều thuộc chương trình Lịch sử 9 mà các em cần ôn luyện.
Nguồn tài liệu đề: Sưu tầm
Đáp án đề thi thử số 005 lịch sử vào 10
Câu | ĐA | Câu | ĐA | Câu | ĐA | Câu | ĐA |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | C | 11 | A | 21 | A | 31 | C |
2 | D | 12 | C | 22 | D | 32 | B |
3 | B | 13 | A | 23 | B | 33 | C |
4 | A | 14 | C | 24 | B | 34 | C |
5 | B | 15 | A | 25 | B | 35 | A |
6 | D | 16 | C | 26 | A | 36 | B |
7 | B | 17 | C | 27 | C | 37 | A |
8 | C | 18 | C | 28 | D | 38 | B |
9 | A | 19 | B | 29 | D | 39 | D |
10 | D | 20 | D | 30 | D | 40 | C |
Cùng Đọc tài liệu thử sức các mẫu đề thi thử vào lớp 10 tất cả các môn có hướng dẫn giải chi tiết để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 thật tốt!
Xem thêm: