Cùng Đọc tài liệu làm quen mới đề kiểm tra kiến thức môn Vật lý 9 lần 2 năm học 2019/2020 của trường THPT Chuyên KHTN để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 chuyên sắp tới của Hà Nội.
Chi tiết đề thi như sau:
Đề thi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN | ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LỚP 9 LẦN 2 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút |
Bài 1. Cho mạch điện như Hình 1. Trong đó, nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi, các điện trở có cùng giá trị điện trở là R, ampe kế có điện trở không đáng kể, cường độ dòng điện qua các nhánh được ký hiệu như trên hình vẽ.
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện theo R.
b) Tính I₁, I₂, I₃, I₄ và IA theo I.
c) Cho R= 20 Ω; IA = 0,4 A. Tính I₁, I₂, I₃, I₄, I và U.
Bài 2. Ba điện trở có giá trị như nhau được mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế không đổi (Hình 2). Người ta thấy rằng, khi dùng một vôn kế mắc giữa hai điểm A và B thì số chỉ của vôn kế không bằng 3 lần số chỉ của vôn kế khi mắc nó giữa hai điểm A và M.
a) Tỉ số giữa số chỉ của vôn kế khi mắc giữa hai điểm A-B và số chỉ của vôn kế khi mắc giữa hai điểm A-M lớn hơn hay nhỏ hơn 3? Tại sao?
b) Tìm tỉ số giữa số chỉ của vôn kế khi mắc giữa hai điểm A-N và số chỉ của vôn kế khi mắc giữa hai điểm A-M theo R và điện trở Rv của vôn kế.
Bài 3. Một bình chứa hình trụ được đặt thẳng đứng, đáy của hình trụ nằm ngang, bên trong bình đang chứa nước ở nhiệt độ t1 = 60°C. Người ta rót thêm vào bình một lượng dầu thực vật ở nhiệt độ t2 = 20°C cho đến khi tổng độ cao của cột nước và cột dầu bên trong bình là h= 50 cm. Xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nước và dầu dẫn đến sự cân bằng nhiệt ở nhiệt độ t = 45°C. Cho khối lượng riêng của nước là D1 = 1000 kg/m3, của dầu là D2 = 800kg/m3, của nước đá là D3 = 900 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200 J/kg.K, của dầu là c2 = 2100 J/kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là A = 336 kJ/kg. Biết đầu nối hoàn toàn trên nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với bình và môi trường.
a) Tính áp suất do khối chất lỏng gây ra tại đáy bình.
b) Thả nhẹ một số viên nước đá ở nhiệt độ 0°C vào bình. Khi vừa thả vào bình thì mực dầu dâng thêm một đoạn có độ cao △h và các viên nước đá không bị chạm vào đáy bình. Hỏi △h phải có giá trị nào để nước đá tan hết? Khi nước đá tan hết thì mực dầu trong bình dâng lên hay hạ xuống bao nhiêu so với lúc mới thả chúng vào và chưa tan?
Bài 4. Hai quả cầu đồng chất được đặt trong một cái bình hình trụ như Hình 3. Bán kính các quả cầu có độ lớn quan hệ với nhau theo quy luật R1: R2 = 1:2. Khi rót một chất lỏng có khối lượng riêng ρo = 900kg/m3 đến chính giữa quả cầu lớn thì quả cầu phía dưới bắt đầu bị nhấc lên khỏi đáy bình. Ma sát giữa các quả cầu với nhau và giữa các quả cầu với thành hình không đáng kể. Đường nối tâm hai quả cầu khi đó hợp với phương ngang một góc bằng 30°.
a) Hãy tìm khối lượng riêng của vật liệu làm các quả cầu.
b) Cho R1 = 5cm. Tính lực tương tác giữa hai quả cầu và lực mà chúng tì vào thành bình.
Bài 5. Đặt một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f, A nằm trên trục chính. Người ta thấy rằng, có hai vị trí trên trục chính cách nhau 30cm mà khi đặt A ở đó thì ảnh của vật là ảnh thật và đều cách vật một khoảng như nhau, nhưng hai ảnh trong hai trường hợp đó có các độ cao khác nhau, bằng 1cm và 4cm.
a) Nhờ tính chất đường truyền của tia sáng qua thấu kính, hãy lập biểu thức liên hệ giữa d, d’ và f (với d là khoảng cách từ vật tới thấu kính và d’ là khoảng cách từ thấu kính đến ảnh thật của vật). Tính tỉ số k giữa chiều cao của ảnh và chiều cao của vật theo d và f.
b) Tính tiêu cự của thấu kính và độ cao của vật.
Hết
Còn rất nhiều tài liệu đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 khác đang đợi các em thử sức đó!
Đáp án
Cũng đừng quên xem thêm đề thi vào 10 chuyên Lý của Chuyên KHTN năm 2019 nhé!