Trang chủ

Đề thi thử Văn tốt nghiệp THPT 2024 mẫu số 68 có đáp án

Xuất bản: 17/04/2024 - Tác giả:

Đề thi thử Văn tốt nghiệp THPT 2024 mẫu số 68 có đáp án với bài đọc hiểu Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp

Gửi các em học sinh lớp 12 thân mến,

Nhằm hỗ trợ các em hoàn thiện hơn trong việc nâng cao kỹ năng làm đề thi, chúng tôi đã bổ sung thêm một mẫu đề thi thử tốt nghiệp môn văn năm học 2023 - 2024 mới.

Dưới đây là đề thi thử môn văn năm 2024 mẫu đề số 68 với đoạn trích: Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mười bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ ... (Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu).

Cùng đi vào tham khảo chi tiết nội dung đề thi:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn văn 2024 mẫu số 68

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích dưới đây:

Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn phản ánh cách chúng ta cứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình.

Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác. Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn. Trang Huffington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn”.

Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác- trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống cũng khẳng định.

Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình.

(Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn, kenh14.vn, 13/3/2018)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin có giá trị gi?

Câu 3. Chỉ ra một số biểu hiện khác của tự tin trong cuộc sống?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công”? Vì sao?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) 

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự tự tin.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau đây:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, dần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ Văn 12, Tập 1, tr 118)

Từ đó rút ra nhận xét về cách nhìn Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Hết

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn mẫu 68

I. Đọc Hiểu

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận

Câu 2

Thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếmkhuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác.

Câu 3

Một số biểu hiện khác của tự tin trong cuộc sống:

+ Chủ động khẳng định năng lực bản thân

+ Tích cực tham gia các công việc bản thân có thể đảm nhiệm

+ Mạnh dạn sáng tạo đem lại hiệu quả cao trong công việc...

Câu 4

Thí sinh bộc lộ quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc không đồngý nhưng có lí giải hợp lí không vi phạm đạo đức, pháp luật.Gợi ý :

+ Đồng ý: vì tự tin  giúp ta suy nghĩ tích cực, lạc quan, nhìn nhậnnhững mặt tốt đẹp của cuộc sông; phát huy năng lực, sở trường bản thân; khẳng định khả năng trong các lĩnh vực...

+ Không đồng ý: vì chỉ tự tin thì chưa đủ. Để thành công cần cónăng lực, tri thức, kĩ năng sống; cần có ý chí, nghị lực, chăm chỉ, nỗlực; cần có cơ hội và sự gúp đỡ của người khác...

II.Làm Văn

Câu 1

a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày  đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng– phân – hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tự tin giúp chúng ta theođuổi mục tiêu và giấc mơ của mình

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đềnghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ thái độ sống tự tin giúp chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình

Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của chính mình

- Ý nghĩa của sự tự tin:

+ Giúp ta có động lực phấn đấu, cố gắng đạt được điều mong muốn

+ Lạc quan, tích cực hành động để vươn tới ước mơ

+ Khẳng định năng lực bản thân, giúp ích cho cộng đồng xã hội.

- Phân biệt tự tin và tự cao tự đại; phê phán người tự tin, mặc cảmtrong cuộc sống

- Cần bồi dưỡng thái độ sống tự tin, biết đặt ra mục tiêu và vươn tới mục tiêu.

Câu 2

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không  mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

I. Giới thiệu chung

- Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm  chất triết lí, giàu chất suy tưởng.

- Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ.  Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Cảm nhận đoạn thơ trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm từ đó rút ra cách nhìn Đất Nước  của Nguyễn Khoa Điềm.

II. Phân tích

1. Cảm nhận về nội dung đoạn trích.

- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn cội xa xưa và quá trình sinh  thành lâu dài của Đất Nước: Đất nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này  sang đời khác. Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa, từ khi dân mình biết làm ra cái nhà để ở, hạt  gạo để ăn...

- Đất Nước dung dị, gần gũi trong muôn mặt đời thường. Đất Nước không phải là những gì xa xôi trừu tượng  mà ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất Nước hiện hình qua câu chuyện của mẹ, miếng  trầu của bà, rặng tre bên đường, căn nhà mái rạ, cái kèo cái cột, hạt gạo

- Đất Nước có chiều sâu lịch sử và bề dày văn hóa: Gắn với những thuần phong mỹ tục (tục ăn trầu, tục người  phụ nữ bới tóc sau đầu), lối sống ân nghĩa thủy chung, giàu truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao  động cần cù, chịu thương chịu khó, một năng hai sương.

- Suy tư, chiêm nghiệm về Đất Nước, tác giả đã bày tỏ tình yêu nồng nàn đối với Đất Nước. Từ đó khơi thức  ở người đọc niềm tự hào về một Đất Nước vừa thân thương gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, một Đất Nước  bao dung hiền hậu, thủy chung nghĩa tình nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược.

+ Khái quát nghệ thuật: Thể thơ tự do; giọng điệu trò chuyện thủ thỉ, nhẹ nhàng, ngọt ngào, tha thiết, lắng sâu;  vận dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị; đậm chất trữ tình chính luận.

2. Cách nhìn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Nhận xét cách nhìn về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: Đoạn thơ thể hiện cách nhìn riêng của Nguyễn  Khoa Điềm về Đất Nước. Nhà thơ nhìn Đất Nước ở một tầm nhìn gần, trong mối quan hệ ruột rà thân thiết,  trong cái nhìn toàn vẹn tổng hợp ở nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa

III. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

- Giá trị nội dung, nghệ thuật.

Nguồn tài liêu: Sưu tầm và tổng hợp.

Đừng quên tìm hiểu chi tiết các nội dung đề thi thử tốt nghiệp thpt 2024 mới nhất và luyện tập với các mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các em thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM