Trang chủ

Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn 2024: Tâm sự của thầy

Xuất bản: 14/06/2024 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn 2024: Tâm sự của thầy: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên.

Mục lục nội dung

Gửi các em học sinh lớp 12 thân mến,

Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn mẫu với yêu cầu: "Cảm nhận về nhân vật Phùng khi người nghệ sĩ đối diện với những phát hiện đầy những bất ngờ trên bãi biển buổi sớm mai, trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu."

Cùng đi vào tham khảo chi tiết nội dung đề thi:

Đề thi thử tốt nghiệp môn văn 2024 mẫu 105

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) 

Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu:

TÂM SỰ CỦA THẦY

Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thấy thì đúng rồi, nhưng nữa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xe đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng).

Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cùng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây?

Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thấy cả không ăn muối cả trơn, chưa chắc thể đầu thấy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ!

Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thắc mắc, thưa thấy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thấy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiểng bốn chân.

Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng để ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luồn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới.

Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký tức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại.

Buổi sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em.

Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thống, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đắp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em!

(Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo dvs.daivietedu.org) 

Câu 1. Theo lý giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ xé đội chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao cần hiểu mới khái niệm sách, vở?

Câu 3. Lý giải: “Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực”.

Câu 4.  Anh/Chị bàn luận về quan niệm: “Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thống, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tinh thần xây đắp chung một mái trường” trong một đoạn văn ngắn (5-7 dòng).

II. LÀM VĂN (7 điểm) 

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn "Bàn về chữ Lễ".

Câu 2. Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã hai lần miêu tả hình ảnh người lái đò. Đó là

“Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục lách của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.

Và:

Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh [...] Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.

Phân tích hình ảnh ông lái đò trong hai lần miêu tả trên. Từ đó, hãy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật này và làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

Hết

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn văn 2024 mẫu 105

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. 

Trong văn tự cổ, “chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đội chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng)”.

Câu 2. 

Khái niệm sách vở cần được hiểu mới vì: nếu theo quan điểm từ trước: sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng để ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách.

Câu 3. 

Cuộc sống không ngừng thay đổi, xã hội ngày một tiến bộ với rất nhiều những điều mới, những chân lí mới. Bởi vậy, tiếp cận cái mới là điều rất cần thiết, là một kỹ năng sống tích cực giúp ta hòa nhập dễ hơn, hiệu quả hơn vào cuộc sống văn minh.

Câu 4. 

Học sinh chủ động trình bày quan điểm của bản thân, đảm bảo được yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

- Nội dung: trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân rút ra từ văn bản và bàn luận ngắn gọn quan điểm của mình.

- Hình thức: đoạn văn ngắn, khoảng 8 – 10 dòng, diễn đạt mạch lạc.

II. LÀM VĂN 

Câu 1.

1. Dẫn dắt

- Nêu từ khóa: chữ Lễ

2. Giải thích

- Lễ được hiểu theo nghĩa hẹp giống như cách hiếu của Khổng Tử là “lễ giúp người ta nắm được quy tắc cư xử” (Luận ngữ).

- Ngày nay, khái niệm lễ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ có phép tắc lễ nghi mà còn bao hàm cả đạo đức làm người.

3. Phân tích

- Chữ Lễ trong xã hội hiện đại như thế nào?

+ Tiên học lễ, hậu học văn. “Tiên học lễ” đã đề cao đạo đức là điều cần | học trước, cần phải trau dồi, dạy dỗ, tự rèn trước khi học chữ, học thành tài.

+ Thực tế ngày nay, ta đang nhìn thấy chữ lễ bị xem nhẹ, nếu không muốn nói là đã không còn được đề cao, còn tôn nghiêm như xưa. (dẫn chứng).

- Vì sao cần có “lễ”?

+ Vì “lễ” thể hiện sự tôn trọng bản thân và mọi người trong xã hội.

+ Vì “lễ” là những quy tắc ứng xử phù hợp, khiến xã hội có lề lối, không loạn lạc.

4. Phản biện

- Xã hội hiện đại không thể mãi lệ thuộc vào những quy tắc rườm rà.

+ Có những quy tắc ứng xử là văn hóa, không thể chối bỏ.

+ Tuy vậy, cũng nên giản lược những lễ nghi rườm rà.

5. Liên hệ

- Bài học/Liên hệ + Từ khóa.

Rèn đức luyện tài luôn là hai phương diện quan trọng, không cái nào hơn, mỗi học sinh cần tự học, tự làm chủ.

Câu 2.

1. Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, ông có  nhiều những thành tựu nghệ thuật xuất sắc. Đặc biệt, ông tạo lập được cho mình được một phong cách nghệ thuật độc đáo: văn chương tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa, thẩm mỹ, luôn miêu tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ. Người lái đò Sông Đà - tùy bút xuất sắc được in trong tập Sông Đà 1960. Là thành quả của một chuyến đi gian khổ nhưng rất hứng thú của nhà văn vào những năm 1958 - 1960. Chuyến đi đã thỏa mãn niềm khát khao xe dịch, đi để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên, miền đất Tây Bắc, tìm ra thứ “vàng mười” đã qua thử lửa trong vẻ đẹp của con người miền Tây Bắc.

- Vị trí 2 trích đoạn nằm ở các phẩm khác nhau của tác phẩm, trích đoạn một đã miêu tả hình ảnh ông lái đò vượt trùng vi thạch trận số hai trên thác đá Sông Đà, và đoạn hai là hình ảnh khi ông đò đã vượt qua cửa ải nước, họ nhóm lửa trong hang đá và bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ.

2.Phân tích

Giới thiệu:

+ Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhân lực nhìn xa vời vợi.

+ Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” - một “thứ Huân chương lao động siêu hạng”.

Hình ảnh vượt thác:

+ Ở trùng vây thứ nhất, sông Đà đã tung ra những cú đánh tới tấp, phủ đầu, bao gồm luôn cả những đòn hiểm, và những kẻ “non tay” sẽ gục ngã ngay từ tuyến đầu này. Phải bằng chữ “Dũng”, sự quả cảm, người lái đò mặc dù đau đớn và thương tích, ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.

+ Ở trùng vây thứ 2, chữ “Trí” chính là vũ khí mà ông đồ dùng để khắc chế con thuỷ quái.

+ Ở trùng vây thứ 3, thạch trận ít cửa tử hơn nhưng bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đó không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ 3. Ông bằng đôi bàn tay tài hoa đã vượt qua cửa ải nước hiểm độc.

Hình ảnh ông lái đò trong đêm hang đá trữ tình:

+ Ông lái đò hiện lên giản dị đời thường như bao người lao động giản dị trên miền Tây Bắc, âm thầm làm việc và cống hiến, đó là vẻ đẹp của những con người khiêm nhường, xem vượt thác sinh tử như một phần trong đời sống, nên không có gì mà phải đáng bàn.

3. So sánh và bình luận

- So sánh : Hình ảnh ông lái đò trong hai đoạn, tương đương với hai cảnh tưởng chừng như là hai con người hoàn toàn khác nhau. Khi vượt thác, ông hiện lên như một anh hùng, một kỵ sĩ mà năm mọi bờm sóng sông Đà, vẻ đẹp của ông ánh lên chất sử thi, truyền thuyết. Còn trong đêm hang đá, ông dung dị, khiêm nhường như bao người lao động vô danh lặng lẽ.

- Bàn luận:

+ Quan niệm của Nguyễn Tuân về người tài hoa rất khác so với quan niệm trong văn học trung đại. Trong văn học trung đại, người tài phải làm người lập nên đại công phi thường, chiến tích lừng lẫy. Với nhà văn hiện đại, ông quan niệm, là người bình thường, làm những công việc bình thường, nhung trong công việc, họ đạt được những kỹ năng, kỹ xảo mà khó ai theo kịp, đạt đến độ tinh xảo, nghệ thuật thì là người tài hoa.

+ Người lái đò Sông Đà chính hình ảnh đáng tài hoa mà nhà văn đã được diện kiến trong chuyến thực tế vùng Tây Bắc. Nếu ví lái đò là một bộ môn nghệ thuật thì người lái đò chính là người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh, là tay lái ra hoa trên dòng sông Đà hùng vĩ.

Nguồn tài liêu: Sưu tầm và tổng hợp.

Đừng quên tìm hiểu chi tiết các nội dung đề thi thử tốt nghiệp thpt 2024 mới nhất và luyện tập với các mẫu đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các em thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM