Đề thi thử tốt nghiệp môn THPT 2024 môn Văn tỉnh Gia Lai

Xuất bản: 24/05/2024 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp môn THPT 2024 môn Văn tỉnh Gia Lai với đề đọc hiểu về bài thơ Chim ngói và nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc nỗ lực tạo ra thành của cho cộng đồng.

Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp môn Văn năm 2024 của Sở GD tỉnh Tiền Giang vừa diễn ra, với cấu trúc tương tự đề minh họa mà Bộ đã công bố.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

Không hiểu từ đâu
Cứ mùa thu
Chúng bay về khắp cánh đồng,
siêng năng nhặt đỗ,
Những đàn chim ngói,
mặc áo màu nâu,
đeo cườm ở cổ,
chân đất hồng hồng,
như nung qua lửa.
Mang theo ngọn gió mùa đông bắc đầu tiên
Mùa màng bỗng rực rỡ lên,
những sắc màu đẹp nhất.

Chúng đem những tinh chất xa xôi từ những khoảng trời
Về hoà với sức mỡ màu của đất.

Hương đồng, hi vọng tràn trong mắt,
những tiếng cười bay dọc xóm vui.

Sao tôi thấy chúng giống những cô gái làng tôi,
Những cô gái báo hiệu những mùa màng bát ngát.

(Chim ngói, Ngô Văn Phú, Thơ văn Việt Nam 1945-1985, NXB giáo dục, 1985, tr.152-153)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả đàn chim ngói trong những dòng thơ sau:

Những đàn chim ngói,
mặc áo màu nâu,
đeo cườm ở cổ,
chân đất hồng hồng,
nhữ nung qua lửa.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ sau:

Sao tôi thấy chúng giống những cô gái làng tôi,
Những cô gái báo hiệu những mùa màng bát ngát.

Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả về những đàn chim ngói tỏng văn bản trên, anh/chị hãy rút ra bài học về cuộc sống cho bản thân.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nỗ lực tạo ra thành của cho cộng đồng.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết:

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr.186-187)

Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích.

-HẾT-

Đáp án đang được cập nhật.

-/-

Xem thêm nhiều đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn văn của các trường THPT trên cả nước đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục giúp các em ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop