Đề thi thử môn hóa bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm diễn ra trong thời gian 50 phút. Các câu hỏi, bài tập đa dạng nhưng vẫn theo chuẩn cấu trúc của Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT các năm trước và đề tham khảo của Bộ GD vừa công bố.
Chi tiết đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Hóa của trường Hàn Thuyên, Bắc Ninh (lần 2) như sau:
ĐỀ THI
Câu 41: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,04 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 7,84.
B. 8,56.
C. 14,16.
D. 11,52.
Câu 42: Nhựa PS – polistiren đang được sử dụng để sản xuất đồ nhựa như cốc, chén dùng một lần hoặc hộp đựng thức ăn mang về. Ở nhiệt độ cao, nhựa PS bị phân hủy sinh ra các chất có hại cho sức khỏe. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nhựa PS được sử dụng đựng thực phẩm hoặc đồ uống ở nhiệt độ thường.
B. Polistiren thuộc loại polime thiên nhiên.
C. Polistiren được tạo ra từ phản ứng trùng hợp stiren.
D. Nhựa PS được khuyến cáo không nên dùng trong lò vi sóng.
Câu 43: Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở sau: X (C2H6O), Y (C2H4O), Z (C2H4O2) và T (C2H7N). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X và Z đều có hai đồng phân cấu tạo.
B. T có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn X.
C. Tổng số đồng phân cấu tạo của Z và T là 5.
D. Tổng số đồng phân cấu tạo của X và Y là 2.
Câu 44: Công thức của Fe(II) oxit là
A. FeO.
B. Fe(OH)2.
C. Fe2O3.
D. Fe(OH)3.
Câu 45: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
B. Trong công nghiệp, glucozơ được dùng tráng gương, tráng ruột phích.
C. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
D. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín được được gọi là đường nho.
Câu 46: Cho 5,31 gam amin đơn chức tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 9,617 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C3H7NH2.
B. C4H9NH2.
C. CH3NH2.
D. C2H5NH2.
Câu 47: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic
B. Axit oxalic.
C. Axit stearic.
D. Axit glutamic
Câu 48: Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Tính cứng.
B. Tính dẫn điện.
C. Ánh kim.
D. Tính dẻo.
Câu 49: Natri hiđrocacbonat được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày) và công nghiệp thực phẩm (làm bột nở). Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. NaCl.
B. NaNO3.
C. NaHCO3.
D. Na2CO3.
Câu 50: Ngày 20/3, BV Bạch Mai cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cặp vợ chồng nhập viện trong tình trạng hôn mê, ngộ độc khí CO do đốt than củi cùng lá cúc tần để chữa đau lưng trong phòng kín. Tên của CO là
A. cacbon monoxit.
B. cacbon tetraclorua.
C. cacbon đioxit.
D. cacbon đisunfua.
Câu 51: Cho 31,5 gam glucozơ tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 28,35.
B. 56,70.
C. 18,90.
D. 37,80.
Câu 52: Bánh mỳ là thực phẩm chứa nhiều
A. fructozơ.
B. xenlulozơ.
C. tinh bột.
D. glucozơ.
Câu 53: Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Giấm ăn
B. Ancol etylic
C. Nước
D. Dầu hỏa
Câu 54: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng đolomit.
B. quặng manhetit
C. quặng pirit.
D. quặng boxit.
Câu 55: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 3,70.
B. 4,35.
C. 4,85.
D. 6,95.
Câu 56: Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+ và HCO3- được gọi là
A. nước mềm.
B. nước có tính cứng vĩnh cửu.
C. nước có tính cứng toàn phần.
D. nước có tính cứng tạm thời.
Câu 57: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Fe(III) oxit?
A. NaNO3.
B. HCl.
C. NaCl.
D. NaOH.
Câu 58: Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn metanol. Công thức phân tử của metanol là
A. CH3OH
B. C2H4(OH)2
C. C2H5OH
D. C3H7OH
Câu 59: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Gang và thép đều là hợp kim.
B. Sắt có trong hemolobin (huyết cầu tố).
C. Sắt là kim loại có tính nhiễm từ.
D. Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Câu 60: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao nung.
B. thạch cao sống.
C. đá vôi.
D. vôi tôi.
Câu 61: Kim loại nhôm không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. HNO3 đặc, nguội.
C. NaOH loãng.
D. H2SO4 loãng, nguội.
Câu 62: Hiđro hóa hoàn toàn m gam triolein cần dùng tối đa 0,15 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của m là
A. 44,2.
B. 44,5.
C. 42,1.
D. 42,9.
Câu 63: Insulin là hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insulin thu được heptapeptit (X). Khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các peptit trong đó có các peptit sau: Ser-His-Leu; Val-Glu-Ala; His-Leu-Val; Gly-Ser-His. Nếu đánh số amino axit đầu N trong X là số 1 thì amino axit ở vị trí số 2 và số 6 lần lượt là:
A. Ser và Glu.
B. His và Ser.
C. Val và His.
D. Glu và Leu.
Câu 64: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X + HCl → X1 + X2 + X3↑
(b) X + Ba(OH)2 → X4↓ + X2
(c) X + H2SO4 → X5↓ + X2 + X3↑
Trong đó X, X1, X2, X3, X4, X5 biểu diễn các chất khác nhau. Cho các phát biểu:
(1) Dung dịch chỉ chứa chất tan X được gọi là nước cứng tạm thời.
(2) Chất X1 là thành phần chính của muối ăn.
(3) Chất X4 tan được trong axit HCl loãng.
(4) Nước chứa bão hòa X3 hoà tan được X4.
(5) Chất X5 tan được trong axit HCl loãng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 65: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hoá cần gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm trong nước biển) những khối kim loại nào sau đây?
A. Ag
B. Zn
C. Cu
D. Pb
Câu 66: Cafein – chất kích thích tự nhiên thường được nhắc đến nhiều trong cà phê, trong lá trà – còn có mặt trong hạt ca cao và trong cả những thanh chocolate. Cafein có công thức cấu tạo như hình bên.
Số nguyên tử cacbon trong một phân tử cafein là
A. 7.
B. 6.
C. 9.
D. 8.
Câu 67: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa?
A. Na2SO4.
B. KOH.
C. NaNO3.
D. KHCO3.
Câu 68: Theo quy ước, một đơn vị độ cứng ứng với 0,5 milimol Ca2+ hoặc Mg2+ trong 1,0 lít nước. Một loại nước cứng chứa đồng thời các ion Ca2+, HCO3- và Cl-. Để làm mềm 10 lít nước cứng đó cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Na3PO4 0,2M, thu được nước mềm (không chứa Ca2+). Số đơn vị độ cứng có trong nước cứng đó là
A. 12,0.
B. 10,0.
C. 8,0.
D. 6,0.
Câu 69: Tơ nào sau đây thuộc loại thiên nhiên?
A. Tơ lapsan.
B. Tơ nitron.
C. Tơ visco.
D. Tơ tằm.
Câu 70: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khi H2 (đktc). Kim loại M là
A. Fe
B. Al
C. Mg
D. Ca
Câu 71: Nhôm cuộn giấy thân thiện với môi trường, không độc hại, dễ dàng vệ sinh. Trong tất cả các loại bọc thực phẩm, nó tạo thành hàng rào mạnh nhất chống lại nhiệt, độ ẩm, không khí…Một cuộn giấy tráng nhôm 2 bề mặt có chiều rộng 25 cm; độ dài 5 m; độ dày 10^-3 mm; khối lượng riêng của nhôm 2,7 g/cm³. Để sản xuất được 100 nghìn cuộn giấy bọc nhôm như trên thì khối lượng quặng boxit chứa 60% Al2O3 cần dùng để sản xuất ra kim loại nhôm (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%) dùng tráng lên giấy bọc nhôm gần nhất với
A. 2,656 tấn.
B. 1,328 tấn.
C. 5,312 tấn.
D. 0,159 tấn.
Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Peptit (C8H15O4N3) cho được phản ứng màu biurê.
(b) Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quì tím.
(c) Nhiệt độ sôi của metyl axetat thấp hơn ancol propylic.
(d) Etylmetylamin và trimetylamin là đồng phân của nhau.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ.
(g) Mỡ động vật chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
(h) Poli(metyl metacrylat) là vật liệu polime có tính dẻo.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 73: Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Rót vào hai ống nghiệm đã được đánh số (1) và (2), mỗi ống nghiệm 6 ml dung dịch H2SO4 5%.
• Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một thanh Zn.
• Bước 3: Nhỏ thêm 2–3 giọt dung dịch CuSO4 trong H2SO4 loãng vào ống nghiệm (2).
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bước 2, cả hai ống nghiệm đều xuất hiện bọt khí.
(b) Trong bước 2, Zn bị khử thành ion Zn2+ ở cả hai ống nghiệm.
(c) Trong bước 3, bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (2) nhanh hơn ở ống nghiệm (1).
(d) Trong bước 3, ở ống nghiệm (2) có một lượng nhỏ kim loại Cu bám vào thanh Zn.
(đ) Trong bước 3, Zn bị ăn mòn điện hóa học ở cả hai ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 74: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ ổn định) dung dịch chứa CuSO4 và NaCl có tỉ lệ mol 1 : 1 cho đến khi catot có khí thoát ra thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho các phát biểu sau về bài toán:
(1) Ở anot có khí O2 và Cl2 thoát ra.
(2) Dung dịch X có 2 chất tan.
(3) Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4, khối lượng điện cực catot tăng.
(4) Trong số các chất sau: NaOH, Na2CO3, MgCl2, BaCl2, H2SO4, Al2O3, CO2; số chất tác dụng được với dung dịch X là 5.
(5) Dung dịch X làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 75: Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) được sử dụng nhiều trong công nghiệp nhuộm, giấy hoặc sử dụng làm trong nước,… Có nhiều cách điều chế phèn chua, một trong số đó được tiến hành như sau:
• Bước 1: Hòa tan vừa đủ quặng boxit (Al2O3.2H2O) trong dung dịch KOH 16,8%.
• Bước 2: Cho từ từ dung dịch H2SO4 50% vào dung dịch thu được sau bước 1 cho đến khi kết tủa tan vừa hết.
• Bước 3: Đun nóng để nước bay hơi cho đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 30% so với ban đầu.
• Bước 4: Hạ nhiệt độ dung dịch về 20°C để phèn chua tách ra.
Biết các phản ứng xảy ra vừa đủ và độ tan của phèn chua tại 20°C là 14 gam/100 gam H2O. Ban đầu sử dụng 100 kg dung dịch KOH, sau khi kết thúc các bước trên thu được m kg phèn chua. Giá trị gần nhất của m là
A. 138,8.
B. 135,2.
C. 118,9.
D. 116,8.
Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn 13,02 gam P trong khí oxi dư, sau đó cho sản phẩm phản ứng đó tác dụng với V lít dung dịch chứa NaOH 1M và Na3PO4 1M, thu được dung dịch X chứa hai muối NaH2PO4 và Na2HPO4 có tỉ lệ mol 1 : 2. Giá trị của V là
A. 0,30.
B. 0,35.
C. 0,20.
D. 0,25.
Câu 77: Cho sơ đồ phản ứng sau đối với X (CH6O3N2) và Y (C2H7O3N):
(1) X + NaOH → X1 + Z + H2O
(2) Y + 2NaOH → Y1 + Z + 2H2O
Cho các nhận định sau:
(a) X, Y đều tan tốt trong nước.
(b) Z có tên thay thế là metylamin.
(c) X1, Y1 đều là hợp chất vô cơ.
(d) X, Y đều có tính lưỡng tính.
(e) Có thể dùng Y1 làm mền nước cứng.
Số khẳng định sai là?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 78: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o- CH3COO- C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 0,72.
B. 0,48.
C. 0,96.
D. 0,24.
Câu 79: Cho axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Tiến hành các thí nghiệm với hỗn hợp E gồm X, Y, Z (nX • Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 0,15 mol khí CO2.
• Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
• Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol E, thu được 7,3 mol khí CO2 và 5,7 mol H2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Số nguyên tử hiđro có trong Z là
A. 18.
B. 20.
C. 14.
D. 16.
Câu 80: Nung nóng 16,72 gam chất rắn X gồm Al, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, thu được một khí duy nhất có thể tích là 4,032 lít (đktc) và hỗn hợp rắn gồm Al2O3, MgO, Fe2O3 và CuO. Nếu hòa tan hết 16,72 gam X trên trong dung dịch chứa a mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 25,8 gam và khí Z gồm NO và N2O, tỉ khối của Z so với He bằng 8,2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 14,6 gam . Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,4 gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 0,24.
B. 0,18.
C. 0,16.
D. 0,20.
ĐÁP ÁN
41A | 51D | 61B | 71A |
42B | 52C | 62A | 72C |
43C | 53D | 63A | 73C |
44A | 54D | 64B | 74A |
45C | 55C | 65B | 75A |
46D | 56D | 66D | 76A |
47C | 57B | 67A | 77B |
48A | 58A | 68B | 78A |
49C | 59D | 69D | 79B |
50A | 60B | 70D | 80B |
-/-
Mong rằng với những câu hỏi độc đáo trong đề thi thử môn hóa 2024 của trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (lần 2) ở trên, các em sẽ rút ra cho mình thêm nhiều kinh nghiệm cho các đề thi chính thức.