Trang chủ

Đề thi thử THPTQG môn Văn chuyên Nguyễn Quang Diệu 2019

Xuất bản: 26/04/2019 - Cập nhật: 25/06/2019 - Tác giả:

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn 2019 trường chuyên Nguyễn Quang Diệu - Đồng Tháp để các em học sinh lớp 12 có thể tham khảo một hướng ra đề mới

Mục lục nội dung

>>> CẬP NHẬT: Đáp án Văn THPTQG 2019

Để ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới cho môn Ngữ Văn thì Đọc tài liệu gửi tới các em học sinh tham khảo đề thi thử môn văn THPTQG của trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu - tỉnh Đồng Tháp và đáp án chi tiết của đề thi này.

Đề thi thử THPTQG Văn chuyên Nguyễn Quang Diệu

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIỆU

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA

Môn: Ngữ văn

Thời gian 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày kiểm tra: 25/04/2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Bạn có tạo ra cầu chì ngắt cơn tức giận chưa? Hay bạn thường tranh cãi và đánh nhau? Tức giận là một cảm xúc lành mạnh và bình thường, nhưng khi tức giận bùng nổ và thành thói quen mất kiểm soát, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ, sức khỏe và tâm trí. Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất cuộc sống.

Cảm xúc giận dữ không tốt cũng không xấu. Nó hoàn toàn lành mạnh và bình thường nếu bạn tức giận khi bị đối xử tàn tệ hay người khác làm sai. Vấn đề không phải là cảm xúc – mà bạn làm gì khi tức giận mới đáng kể. Tức giận trở thành vấn đề khi nó hại bạn hay hại người khác.

Là người nóng tính, bạn thấy dường như cảm xúc tuột khỏi tay mình và không thể làm gì để thuần hóa con thú ấy. Tuy nhiên bạn có quyền lực trấn áp tức giận nhiều hơn bạn tưởng. Bạn có thể học cách biểu lộ tức giận mà không hại ai – không những bạn cảm thấy tốt hơn mà còn có khả năng khiến người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Nắm rõ nghệ thuật điều khiển cơn giận là rất khó, nhưng càng thực hành bạn càng dễ dàng thành thạo. Và lợi ích đem lại rất lớn, Học cách kiểm soát giận dit và bộc lộ một cách thích đáng giúp bạn xây dựng quan hệ tốt hơn, đạt tới mục tiêu, sống lành mạnh và thoải mái hơn. .

(Trích Thêm chút khôn khéo cho đời hanh thông, Xuân Nguyễn dịch,.

tr.74-75, Nhà xuất bản Trẻ, 2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận?

Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất Cuộc sống"?

Câu 4. Anh/Chị thường làm gì để kiểm soát cảm xúc tức giận của bản thân? (Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).

 II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ vấn đề được đề cập trong đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã xây dựng đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vật dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mỉ tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhi, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cải hoàn cảnh mà ông buộc phải qui phục! Đâu phải lỗi tại tôi ... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thể nhi? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quỷ, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tối đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tảm, chỉn bát cơm cho tôi ăn chứ!

Hồn Trương Ba: Nhưng ... Nhưng...

Xác hàng thịt: Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông". Nghĩa là: những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hả, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi đây này!

Hồn Trương Ba (một mình) Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta.. (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục này và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!

(Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12,

tr.145-148, Nxb Giáo dục, 2014)

Phân tích bi kịch Trương Ba qua đoạn đối thoại trên. Từ đó bình luận ý kiến: Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi phải thường xuyên thỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường?

- HẾT -

Đáp án đề thi thử THPTQG môn Văn chuyên Nguyễn Quang Diệu 2019

Chi tiết đáp án tham khảo:

I. ĐỌC HIỂU: 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Nghị luận

Câu 2. Điều thực sự đáng quan tâm khi rơi vào cảm xúc tức giận: bạn làm gì khi tức giận

Câu 3. “Hiểu sâu sắc những lí do thực sự làm mình tức giận và các công cụ để quản lí cơn giận sẽ giúp bạn không bị những cơn cáu kỉnh cướp mất Cuộc sống"

Nêu ý kiến của em đồng tình hoặc không

Câu 4. 

Tham khảo đoạn văn sau:

Để kiểm soát cảm xúc tức giận của bản thân thì dù bạn đang tức giận đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ về những gì bạn định nói ra, xem liệu bạn có hối hận về nó sau này hay không. Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không. Thế nên, việc bạn cần là hãy chia sẻ với người khác, như vậy thì cảm xúc của bạn cũng dần được bình tĩnh và có thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn cơn giận dữ của mình.Việc bàn cần làm là hãy tìm niềm vui của chính mình, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ của bạn, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

 II. LÀM VĂN: 

Câu 1. Suy nghĩ về tác hại của mất kiểm soát giận dữ.

- Giải thích vấn đề:

Giận dữ là gì? là những cảm xúc tiêu cực được hình thành khi con người bị xúc phạm, lừa dối hay thất bại….

- Bàn luận vấn đề: Tác hại của mất kiểm soát giận dữ.

+ Tác hại đối với sức khỏe bản thân

Gây tổn thương cho gan

  • Khiến não bạn nhanh chóng “già” đi
  • Tổn thương dạ dày
  • Tổn thương phổi
  • Hệ thống miễn dịch bị tổn thương
  • Thiếu oxy cho cơ tim

+ Tác hại đối với các mối quan hệ xung quanh bạn

- Giải pháp:

  • Bình tĩnh hít thở đều một lúc
  • Nghĩ thật kĩ trước khi nói ra để bạn không hối hận
  • Hỏi lại chắc chắn những lại những lời họ nói (liệu họ nói ra lời đó trong lúc giận dữ hay không?)
  • Chia sẽ với người khác để xoa dịu cơn giận dữ của bạn.

- Kết thúc vấn đề: Cho dù nguyên nhân của cơn giận xuất phát từ đâu thì nếu bạn mấy kiểm soát giận dữ sẽ chính là việc bạn đang tự trừng phạt bản thân mình. Tác hại này là không nên có và bạn cần phải khắc phục vấn đề này.

Câu 2.

- Để phân tích bi kịch Trương Ba qua đoạn đối thoại trên, các em hãy tham khảo bài văn mẫu 12 sau: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

- Nêu nhận định của em về: "Con người liệu có thể giữ cho mình những giá trị tinh thần cao quý khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, có tránh được sự tha hóa khi phải thường xuyên thỏa mãn những ham muốn vật chất tầm thường?"

Trên đây là đáp án đề thi thử môn văn 2019 của trường chuyên Nguyễn Quang Diệu, các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều đề thi thử thpt khác để ôn luyện các dạng đề thi khác nhau nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM