>>> CẬP NHẬT: Đáp án Văn THPTQG 2019
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''
(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, vào buổi chiều tối hôm ấy, khi nhân vật Tràng đưa thị về nhà, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng bà cụ Tứ: ''Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa, dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài''. Và sáng hôm sau, nhà văn Kim Lân miêu tả: ''Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa''.
(Trích Vợ nhặt của Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 29 và trang 30-31).
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
Đáp án đề thi thử THPTQG môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm 2019
Câu 1. Tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích: xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta
Câu 2. Theo tác giả, để "phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải:
- lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai
- kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”
- bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên.
- ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện
- lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế
- đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử
Câu 3. Việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn để thể hiện rõ bản thân mỗi chúng ta cần làm gì để phá bỏ được thói quen im lặng.
Câu 4. Với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” là hoàn toàn đúng. Bởi vì: im lặng trước cái sai không chỉ là chỉ mang tính cá nhân mà nó còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Im lặng trước cái sai chính là sự tàn nhẫn với sự thật, với điều đúng, khiến nó bị chôn vùi và có thể nó sẽ tiếp diễn thành những cái sai lớn khác nữa, và rồi nó không chỉnh ảnh hưởng với cả vận mệnh của chính bản thân, gia đình và thậm chí cả một dân tộc.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống.
+ Nêu vấn đề: Nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống.
+ Phân tích vấn đề
- Cá nhân là gì? Là một cá thể tách biệt không có sự liên kết chỉ một là riêng là duy nhất
- Sai trái là gì? Là không đúng, không phù hợp với lẽ phải
- Sai trái trong cuộc sống như thế nào?
+ Không nhận ra sai lầm của mình
+ Bao che cho sai lầ của người khác
+ Ghen tị với người khác
+ Đổ lỗi cho ai đó về rắc rối của bạn........
- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống: Luôn nâng cao kiến thức về mọi mặt: ý thức tự giác, tích cực đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống.
+ Kết đoạn
– Mỗi cá nhân có ý thức và trách nhiệm trong đấu tranh với những sai trái trong cuộc sống.
– Là một học sinh bạn cần làm tốt vai trò của mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
- Ở lần miêu tả 1: Tâm trạng bà cụ Tứ lẫn lộn buồn vui, lo lắng. Niềm vui của bà mẹ nghèo khổ, già nua trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp bởi không sao thoát khỏi nỗi ám ảnh của sự buồn tủi, xót thương.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình, vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ?
- Ở lần miêu tả 2: Con trai tự nhiên có được vợ, bà lão mừng lắm: Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đểu có ý nghĩ ràng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khả hơn. Bà không vui sao được khi con trai bà đã thành gia thất?! Bà cũng vơi đi một mối lo âu bấy lâu nay cứ canh cánh bên lòng và trong bữa ăn đầu tiên của ba mẹ con, dẫu chỉ có rau chuối, cháo loãng với muối nhưng bà toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này.
Suy nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy chính bà lão gần đất xa trời này lại là người nói đến tương lai nhiều hơn cả. Không đơn thuần chỉ là tâm lí lạc quan mà đó là niềm ao ước thiết tha về một ngày mai sáng sủa hơn của con cháu. Có thể bà lão chẳng sống được bao lâu nữa, nhưng bà vẫn tìm thấy ý nghĩa đời mình trong sự chăm lo vun vén cho con. Những ước muốn, hi vọng đâu chỉ dành cho tuổi trẻ, mà trở nên sâu sắc hơn, da diết hơn trong tấm lòng của những người mẹ nghèo như bà cụ Tứ.
Các em có thể tham khảo văn mẫu Phân tích bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt để có cho mình câu trả lời nhé!