Trang chủ

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn Sở Đồng Tháp

Xuất bản: 23/05/2023 - Tác giả:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn Sở Đồng Tháp với bài NLXH về điều bản thân cần làm khi gây ra lỗi lầm để ngày một hoàn thiện hơn.

Chào các em học sinh lớp 12 thân mến!

Để giúp các em ôn tập thật tốt các kiến thức trong môn Ngữ văn 12 đã học bằng việc luyện tập giải các đề thi thử môn văn 2023. Thì dưới đây, Đọc tài liệu gửi tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn Sở Đồng Tháp để các em dễ dàng đối chiếu để bổ sung kiến thức.

Cập nhật: Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2023

(Đề thi được xây dựng mang tính chất tham khảo và giúp các em nâng cao khả năng luyện tập làm đề thi mỗi ngày!)

Cùng đi vào tìm hiểu đề thi thử thpt quốc gia này nhé:

Đề thi thử Văn 2023 Sở GD Đồng Tháp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Người ta rất dễ tự hành hạ mình vì những lỗi lầm từng gây ra... Có người lúc nào cũng loay hoay với những gì đã làm hoặc với những thất bại đã qua trong nhiều năm tháng. Thật đáng tiếc. Cuộc sống lãng phi quả là khủng khiếp.

Xin hỏi bạn câu này: Có điều gì thực sự là một lỗi lầm? Trước tiên, chẳng ai muốn thất bại hoặc làm đảo lộn mọi chuyện. Mọi người chúng ta thức dậy mỗi buổi sáng, bước vào thế giới và làm thật tốt những gì có thể dựa vào kiến thức, vào khả năng mình có và chỗ đứng hiện nay trên hành trình cuộc đời. Nhưng quan trọng hơn nữa, điều mà ta gọi là lỗi lầm thực ra ẩn chứa nguồn học hỏi phong phủ. Đó là cơ hội nhận thức và hiểu biết hơn để có được những kinh nghiệm quý giá. Kinh nghiệm giúp ta hành động, với cảm xúc ngày một hoàn thiện hơn. Tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời – tốt đẹp hay khó khăn – đều cần thiết để giúp bạn trở nên con người hôm nay. Tại sao gọi là lỗi lầm? Vậy có lẽ không có lỗi lầm.

Có lẽ điều chúng ta gọi là thất bại thực sự lại là những bài học trưởng thành dưới lớp da chó sói. Và có lẽ người nhiều kinh nghiệm nhất sẽ là người chiến thắng.

(Theo Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, tr.29-30)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra hạn chế mà nhiều người mắc phải khi gây ra những lỗi lầm được nêu trong đoạn trích.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng “điều mà ta gọi là lỗi lầm thực ra ẩn chứa nguồn học hỏi phong phú”

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: Tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời tốt đẹp hay khó khăn – đều cần thiết để giúp bạn trở nên con người hôm nay ?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: người nhiều kinh nghiệm nhất sẽ là người chiến thắng”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm khi gây ra lỗi lầm để ngày một hoàn thiện hơn.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò:

Khi chiến đấu với con sông Đà dữ tợn, hung bạo: “Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông Đà. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cuống lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía của đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân của ải nước bờ bên trái liền liền xô ra định níu con thuyền vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng tiếng reo hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đả tướng đứng chắn ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy.

Và sau cuộc chiến: “Đêm ấy nhà đỏ đất lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cả dầm xanh về những cái hầm cả hang cả mùa khô nổ những tiếng ta như mìn bộc phủ rồi cả tủa ra đẩy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước thủ tướng dữ quân tìm vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cải thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.”

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.189, 190)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong hai đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn về vẻ đẹp người lao động của nhà văn Nguyễn Tuân.

-HẾT-

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn Sở Đồng Tháp sẽ sớm được cập nhật.

-/-

Chúc các bạn làm bài tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới! Đừng quên còn thật nhiều mẫu đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các em thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM