Trang chủ

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn có đáp án mẫu số 9

Xuất bản: 14/03/2023 - Tác giả:

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn có đáp án mẫu số 9 với nội dung đọc hiểu về Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Mục lục nội dung

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn mẫu số 9 là một trong những đề thi thử được sử dụng để ôn tập và luyện tập cho các thí sinh sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Bao gồm những câu hỏi về các dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi THPT quốc gia như: đọc hiểu văn bản,viết văn nghị luận,...

Cùng Đọc tài liệu xem đề thi thử thpt quốc gia 2023 này:

Đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn mẫu số 9

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

“…Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Huống đường đi còn lắm bước gian truân

Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!

Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:

Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây!

Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai

Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.

Thua ván này, ta đem bày ván khác,

Có can chi, miễn được cuộc sau cùng

Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công

Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:

Một lần ngã là một lần bớt dại

Để thêm khôn một chút nữa trong người…”

Tháng 5 - 1941

(Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm). Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?

Câu 3 (1.0 điểm).Theo tác giả, vì sao phải “đứng lên” khi thất bại?

Câu 4 (0.5 điểm).Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với anh chị?Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu quan điểm về thắng - bại, dại - khôn trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm

Rải rác biên cương, mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng.

- HẾT-

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn mẫu số 9

Để giúp các bạn học sinh luyện tập tốt hơn, chúng tôi đã có sẵn đáp án mẫu số 9 cho đề thi thử THPT quốc gia 2023 môn Văn. Chi tiết như sau:

I. ĐỌC – HIỂU 

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 2. 

- Điệp từ (Ai, mà). Điệp cấu trúc (Ai... mà ...).

- Đối lập (Chiến thắng – chiến bại; khôn – dại).

Câu hỏi tu từ (Ai chiến thắng mà không hề chiến bại; Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?)

Câu 3. Theo tác giả, phải “đứng lên”khi thất bại vì:

- Cuộc sống còn nhiều gian truân, nếu từ bỏ sẽ không bao giờ đi đến thành công.

- Đây chưa phải là cái đích cuối cùng (chưa phải trận sau cùng chiến đấu)

- Chúng ta còn có nhiều sức lực, niềm tin và ý chí để vượt qua thử thách.

Câu 4. HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau và lí giải hợp lí và thuyết phục. Sau đây là gợi ý câu trả lời:

- Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những vấp ngã, thất bại.

- Mỗi lần thất bại,vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được bài học cho bản thân, có như thế mới “bớt dại”và “thêm khôn”.

II. LÀM VĂN 

Câu 1.

*Giới thiệu vấn đề

- Trong cuộc sống, ai cũng muốn trở thành một người chiến thắng, khôn ngoan

- Thế nhưng, có ai hiểu được ý nghĩa thực sự của thằng - bại, dại - khôn?

*Bàn luận vấn đề

- Giải thích ý nghĩa:

+ Thắng: vượt qua cản trở, thử thách, đối thủ để đạt tới mục đích, khẳng định bản lĩnh, sức mạnh bản thân.

+ Khôn: khôn khéo, khôn ngoan, hiểu biết trong suy nghĩ, hành động.

+ Dại, bại: trái ngược với thắng khôn, sự thua thiệt, thiếu khôn ngoan.

→ Thắng - bại, dại - khôn: Luôn đi kèm với nhau, là quy luật của cuộc sống. Có bại mới có thắng, có dại mới có khôn.

→ Để chiến thắng, con người cần phải trải qua quá trình dài học tập, chịu thử thách, tích lũy kinh nghiệm.

→ Khôn dại: Biểu hiện thường thấy trong cuộc sống. Mỗi lần dại dột sẽ cho ta kinh nghiệm để trưởng thành (khôn ngoan) hơn.

→ Trong cuộc sống con người thường xuyên gặp phải những vấn đề này, quan trọng là phải luôn biết hướng tới mục tiêu của cuộc đời mình, biết rút ra những bài học kinh nghiệm để trưởng thành, khôn ngoan hơn.

- Bàn luận: Mối quan hệ giữa thắng - bại, dại - khôn

+ Thắng - bại: Trong cuộc sống, ai cũng đã từng trải qua, như Tố Hữu từng nói "Ai chiến thắng mà không hề chiến bại"

+ Dẫn chứng:

  • Edison thất bại hơn hai ngàn lần trước khi tạo ra bóng đèn điện
  • Walt Disney: bị từ chối ba trăm hai mươi lần mới thành lập được công ty Walt Disney.
  • Học sinh không hiểu bài không hỏi giáo viên thì sẽ mãi vẫn không hiểu.

- Hiện tại: Xã hội phát triển, nhiều cơ hội mở ra, phải cố gắng rèn luyện dù thất bại, bị coi là dại dột để tìm ra con đường chiến thắng, khôn ngoan để thành công. Đặc biệt là các bạn trẻ.

*Kết thúc vấn đề

- Khẳng định lại vấn đề.

- Thắng - bại, dại - khôn là quy luật tất yếu của con người, hãy tận dụng nó cũng như dám tiến lên.

Câu 2. 

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng người lính trong đoạn thơ và nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách,nhưng vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và lập luận và dẫn chứng.Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

* Cảm nhận về đoạn thơ

- Về nội dung

+ Diện mạo oai phong, dữ dội của người lính

+ Người lính với tâm hồn hào hoa, lãng mạn

+ Ý chí, quyết tâm và sự hi sinh anh dũng của người lính Tây Tiến

- Về nghệ thuật:

Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ tài hoa và xúc cảm mãnh liệt; hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp từ Hán Việt và thuần Việt; nhiều biện pháp tu từ đã làm nên sức sống của hình tượng nghệ thuật.

*  m hưởng bi tráng về hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng.

- Bi : người lính hiện lên  từ bút pháp hiện thực với:

+ Gian khổ, vất vả, thiếu thốn .

+ Hi sinh, mất mát, đau thương song không bi lụy…

- Tráng: người lính hiện lên từ bút pháp lãng mạn với:

+ Tâm hồn hào hoa,mơ mộng, lạc quan, yêu đời.

+ Tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường…

+ Giọng thơ cổ kính…

* Đánh giá chung:

- Hình tượng người lính qua khổ thơ vừa mang nét lãng mạn, hào hoa rất riêng của những chàng trai trẻ hà thành vừa hào hùng với lí tưởng và sự hi sinh cao cả của người lính cụ Hồ trong kháng chiến nói chung.

- Hình tượng đó thể hiện đậm nét phong cách của tác giả Quang Dũng và tấm lòng đồng cảm, trân trọng đồng chí đồng đội của nhà thơ.

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Mời các bạn học sinh tham khảo và luyện tập thật tốt để có được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Các em có thể tham khảo thêm nhiều mẫu đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn văn của các tỉnh/thành phố trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục. Chúc các bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM